7. Bố cục khóa luận
3.4. Giáo án thực nghiệm
Tên bài dạy: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở bài trong văn nghị luận
Số tiết dạy: 1 tiết (45’)
A. Mục tiêu bài học
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 46 - K36A Ng÷ v¨n - Nắm được một số đặc điểm, yêu cầu của phần mở bài cũng như một số cách mở bài thường gặp.
- Có kĩ năng viết mở bài nhanh và đáp ứng đúng các yêu cầu của phần mở bài.
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và khám phá cuộc sống xung quanh cũng như thế giới phong phú trong văn học.
B. Phương pháp dạy học
Kết hợp sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp như: Gợi mở, nêu vấn đề, thuyết trình, hỏi - đáp, thực hiện hướng dẫn luyên tập…
C. Chuẩn bị
Giáo viên:
- Giáo án.
- Giáo viên chuẩn bị cuốn: “Những bài văn nghị luận đặc sắc” Lớp 10 để giới thiệu với các em.
Học sinh:
- Các bài văn nghị luận do HS tìm đọc trong tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình dạy và học
* Ổn định tổ chức :
- Lớp : 10A4, 10A6. - Vắng :
* Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
*HĐ1 : Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu về khái niệm mở bài
? Mở bài nằm ở vị trí nào trong một bài văn.
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 47 - K36A Ng÷ v¨n ?Vậy em hiểu như thế nào là mở bài.
HS trả lời :
Mở bài (hay gọi là nhập đề, dẫn đề, đặt vấn đề) là phần mở đầu của một bài văn chứa đựng vấn đề cần giải quyết một cách khái quát.
*HĐ 2 :Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu về mục đích,chức năng của việc viết mở bài.
? Hãy cho biết mục đích của việc viết mở bài.
? Việc viết đoạn mở bài trong bài văn có chức năng gì.
II. Mục đích, chức năng của đoạn mở bài.
1.Mục đích của đoạn mở bài
- Giới thiệu khái quát với người đọc vấn đề sẽ trao đổi, bàn bạc. - Viết mở bài thực chất là trả lời câu hỏi: Ở bài viết này, cần viết về điều gì, cần trao đổi và làm sáng tỏ vấn đề gì?.
2. Chức năng của đoạn mở bài
- Giúp HS học tập, phát huy cao độ tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS trong việc viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh, đảm bảo đúng yêu cầu và vẫn hay thu hút người đọc.
*HĐ3 : Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu về yêu cầu của đoạn mở bài.
GV: Người ta vẫn có câu kiến thức cơ bản là “bột” và “có bột mới gột nên hồ”. Và để viết một bài văn nghị luận
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 48 - K36A Ng÷ v¨n hay, người viết phải sử dụng nhiều kiến
thức khác nhau, mặt khác không phải bài viết nào cũng đưa vào tất cả những kiến thức mình có. Đoạn mở bài cần những yêu cầu gì thì ta cùng sang phần tiếp theo.
? Theo em để viết được một mở bài đúng và đủ thì ta cần những yêu cầu gì.
? GV đưa ra đề bài với 2 cách mở bài khác nhau. Yêu cầu học sinh đọc và nhận xét 2 cách mở bài ấy.
Đề bài: Nêu suy nghĩ của em về câu nói sau: “Tiền không là tất cả.
Mở bài 1: Tiền bạc là một vật dụng được lưu thông trong xã hội, có tác dụng thúc đẩy và phát triển kinh tế nhưng tiền không hẳn là một thứ tài sản đặc biệt bởi theo tôi: tiền - không là tất cả”.
Mở bài 2: Có một câu nói hài hước rằng:“Có nhiều thứ không thể mua được bằng tiền, nhưng cũng có thể mua được bằng rất nhiều tiền”.
Quan niệm về đồng tiền của mỗi người
- Đoạn mở bài phải trình bày rõ ràng, đúng cấu trúc ngữ pháp, đồng thời nêu nên chủ đề, nội dung cơ bản của bài viết.
- Phần mở bài phải đảm bảo có sự liền mạch với bài viết về cả nội dung lẫn phong cách giới thiệu, diễn đạt.
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 49 - K36A Ng÷ v¨n
hoàn toàn khác nhau. Có người xem nó là ông chủ tốt, người khác xem nó là đầy tớ tồi. Nhiều người cho rằng tiền là chiếc chìa khóa vạn năng có thể là được mọi thứ. Có đúng thế không ?.
Còn bạn, bạn có tin tiền là chiếc đũa đầy quyền lực đối với tất cả mọi thứ trên đời này. Riêng đối với tôi tiền - không là tất cả.
HS trả lời:
Cách mở bài 1: Đạt được khá đầy đủ yêu cầu của một mở bài, tuy nhiên thì vẫn chưa có sự sáng tạo.
Cách mở bài 2: Cũng đạt đúng yêu cầu của mở bài, nội dung phù hợp. Nhưng ở cách mở bài này đã có sự liên hệ về câu nói cũng như các quan niệm hài hước, ý nghĩa về giá trị của đồng tiền. Có những khám phá độc đáo, sáng tạo.Gợi cho người đọc cảm thấy thích thú về bài viết.
? Như vậy thông qua việc tìm hiểu, nhận xét về cách mở bài trên, để viết được mở bài hay, lôi cuốn người đọc thì người viết cần đạt những nội dung gì.
* Điều kiện cần và đủ để có một mở bài hay:
- Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn đề một câu.
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 50 - K36A Ng÷ v¨n ? Khi viết mở bài cần lưu ý những gì.
Chuyển ý : Chúng ta thường nghe câu :
“Văn hay không kể văn dài, Chỉ mở đầu bài là biết văn hay”.
Đã nói nên tầm quan trọng của phần mở bài đối với một bài văn hay. Tất nhiên một bài văn hay cần nhiều kĩ năng song mở bài là một kĩ năng quan trọng cho thấy người viết đã định hướng đúng vấn đề, tạo tâm thế cho người đọc tiếp nhận bài viết. Và để giúp các em làm được điều ấy thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu các cách mở bài trong văn nghị luận để các em có thể vận dụng vào bài viết của mình.
- Đầy đủ: Nêu đúng nội dung, yêu cầu của đề bài.
- Độc đáo: Mở bài phải gây được sự chú ý của người đọc với vấn đề mình sẽ viết.
- Ngôn ngữ diễn đạt: Khéo léo, lời văn tự nhiên.
* Những điều cần tránh khi viết mở bài:
- Những lỗi chính tả (lỗi về dùng
từ đặt câu).
- Dẫn ra ý không liên quan gì đến vấn đề trọng tâm.
- Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, vòng vo, chi tiết.
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 51 - K36A Ng÷ v¨n
*HĐ 4 : Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu về các bƣớc rèn luyện xây dựng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận.
? Căn cứ vào nội dung thì văn nghị luận được chia ra làm mấy loại ? kể tên. HS trả lời: Chia làm 2 loại: Nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
GV: Khi căn cứ vào nội dung nghị luận thì văn nghị luận được chia thành 2 loại kể trên. Để viết được mở bài cho 2 loại ấy thì có những kiểu mở bài sau:
- Mở bài trực tiếp
- Mở bài gián tiếp
- Mở bài gián tiếp theo kiểu diễn dịch
- Mở bài gián tiếp theo kiểu quy nạp
- Mở bài gián tiếp theo kiểu tương liên (tương đồng)
- Mở bài gián tiếp theo kiểu tương phản (đối lập)
Và cho dù có những cách mở bài, dẫn vào bài viết như thế nào thì cũng cần phải nắm được những nét cơ bản sau khi xây dựng viết đoạn mở bài:
Bước 1: Đọc kĩ đề bài
Bước 2: Xác lập đề: Đây là bước quan trọng khi làm bài văn.
IV. Các bƣớc rèn luyện xây dựng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận.
Bước 1: Đọc kĩ đề bài
Bước 2: Xác lập đề: Đối với bước này cần:
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 52 - K36A Ng÷ v¨n Bước3: Lập dàn ý cho bài văn
- Có thể dẫn dắt vào vấn đề chính bằng cách: đặt câu hỏi hay đưa ra vấn đề có liên quan, vấn đề trái ngược nhau làm nổi bật vấn đề chính cần nghị luận. - Nêu rõ vấn đề định bàn luận là gì. - Nêu giới hạn vấn đề.
Bước 4: Viết đoạn văn
Lựa chọn, xây dựng phương tiện ngôn ngữ phù hợp. Nhằm mục đích giúp học sinh tránh được việc trình bày, dẫn dắt lan man rồi mới vào được vấn đề chính. Bước 5: Chữa lỗi
Với bước này GV cần yêu cầu HS kiểm tra lại phần viết đoạn mở bài của mình xem có lỗi về chính tả, ngữ pháp,… hay không rồi sửa lại cho đúng.
? GV đưa ra đề bài yêu cầu học sinh triển khai phần mở bài theo các bước đã
- Xác định kiểu (dạng) đề nghị luận.
- Xác định xem đề bài yêu cầu sử dụng thao tác nghị luận nào. - Định hướng tư liệu: Đây là các dẫn chứng giúp cho người viết có cơ sở khách quan để phân tích, đánh giá tác phẩm.
Bước 3: Lập dàn ý cho bài văn
- Dẫn dắt vào vấn đề chính bằng (bước này có thể có hoặc không tùy từng cách mở bài mà người viết đưa ra).
- Nội dung vấn đề định bàn luận. - Phạm vi dẫn chứng.
Bước 4: Viết đoạn văn. Cần lựa chọn kết hợp cách phương tiện ngôn ngữ nhằm tăng tính hấp dẫn cho đoạn mở bài.
Bước 5: Chữa lỗi
GV cần yêu cầu HS kiểm tra lại phần viết đoạn mở bài của mình xem có lỗi, đúng chưa rồi hoàn thiện lại.
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 53 - K36A Ng÷ v¨n nêu trên.
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thức quý giá khác nữa” (Sách Dám thành công). HS trả lời: Với đề bài trên thì cần thực hiện như sau:
Bước 1: Đọc đề bài
Bước 2: Xác lập đề
- Dạng đề: Đề thuộc nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý
- Thao tác nghị luận: So sánh, giải thích…
- Phạm vi dẫn chứng: Trong cuộc sống Bước 3: Lập dàn ý
-Mở đầu: Có thể dẫn dắt từ vấn đề có liên quan đến nội dung đề bài
- Nội dung chính của bài: Niềm tin trong cuộc sống.
- Dẫn chứng: Trong cuộc sống
Bước 4: Viết đoạn văn theo phần lập dàn ý ở trên
- Mở đầu: Chúng ta vẫn thường nghe câu: Mất tiền còn có thể tìm lại được nhưng mất niềm tin là mất tất cả.
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 54 - K36A Ng÷ v¨n
Đúng vậy! Nói về niềm tin của mỗi người trong cuộc sống đã có rất nhiều ý kiến nói về điều đó: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thức quý giá khác nữa” (Sách Dám thành công). Vậy niềm tin có ý nghĩa như thế nào với mỗi con người trong cuộc sống hiện nay?.
Bước 5: Kiểm tra lại các câu liên kết trong đoạn văn đã đúng chưa, có sai lỗi gì không rồi hoàn thiện lại bài.
*HĐ 5 : Hƣớng dẫn học sinh luyện tập
? Yêu cầu học sinh viết phần mở bài trong bài tâp 1 phần III Luyện tập (T91) bài : “Lập dàn ý bài văn nghị luận”. - HS : Gọi một số học sinh đọc phần mở bài.
- GV Chữa bài của học sinh và nêu nên những ưu nhược điểm của mỗi bài. - GV phát phiếu điều tra, yêu cầu học sinh viết bài và nộp lại cho giáo viên.
V. Thực hành
E. Củng cố, dặn dò.
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ v¨n
§µo ThÞ Ph-¬ng Thóy - 55 - K36A Ng÷ v¨n