Phương pháp đàm thoại phát hiện (vấn đáp tìm tòi)

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học phần Hidrocacbon - Hóa học 11 nâng cao (Trang 27)

1.4.2.1. Khái niệm

“Vấn đáp tìm tòi (hay đàm thoại phát hiện, đàm thoại ơrixtic, đàm thoại gợi mở) là PP trao đổi giữa GV với HS, trong đó GV nêu ra hệ thống câu hỏi “dẫn dắt” gắn bó logic với nhau để HS suy lí, phán đoán, quan sát, tự đi đến kết luận và qua đó lĩnh hội kiến thức”.

Trong PPĐT phát hiện, hệ thống câu hỏi do GV đặt ra có vai trò chủ đạo, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giờ học. Nó từng bước, từng bước dẫn dắt HS đi tới chân lí, phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng.

Trong PPĐT phát hiện, hệ thống câu hỏi do GV đặt ra có vai trò quyết định đến chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS. Hệ thống câu hỏi do GV đặt ra có vai trò định hướng tư duy của người học, GV hướng dẫn quá trình phát triển tư duy của HS theo hướng hợp lí, kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo, ham muốn tìm ra cái mới.

Như vậy, trong PPĐT phát hiện, GV giống như người tổ chức sự tìm tòi còn HS giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Khi kết thúc cuộc đàm thoại, HS có được niềm vui của sự khám phá, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy.

1.4.2.2. Đặc điểm

-Thầy tổ chức, sự trao đổi giữa giáo viên và cả lớp, có khi giữa trò với nhau, qua đó học sinh tự khám phá, lĩnh hội kiến thức.

- Trong phương pháp đàm thoại phát hiện yếu tố tìm tòi, nghiên cứu của học sinh được coi là mục đích cao nhất. Giáo viên giống như người tổ chức, còn trò có vẻ như người phát hiện. Khi kết thúc đàm thoại, học sinh có vẻ như người tự lực tìm ra chân lý.

- Hệ thống câu hỏi - lời đáp mang tính chất nêu vấn đề để tạo nên nội dung trí dục chủ yếu của bài học, là nguồn kiến thức và là mẫu mực của cách giải quyết một vấn đề nhận thức. Thông qua phương pháp này, học sinh không những lĩnh hội được nội dung trí dục mà còn học được cả phương pháp nhận thức và diễn đạt tư tưởng bằng lời.

1.4.2.3. Ý nghĩa, tác dụng của phương pháp đàm thoại phát hiện

- PPĐT (vấn đáp) nếu được GV vận dụng khéo léo và có hiệu quả sẽ có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập và sáng tạo của HS, bồi dưỡng năng lực diễn đạt các vấn đề khoa học bằng lời nói, tạo ra hứng thú trong học tập, làm cho lớp học thêm sôi nổi.

- Thông qua việc trả lời các câu hỏi trên lớp HS sẽ được làm quen và thành thạo với việc diễn đạt ngôn ngữ bằng lời nói sao cho ngắn gọn, chính xác, rõ ràng,… điều này rất có ý nghĩa đối với những HS vốn nhút nhát, kém tự tin vào khả năng học tập của mình.

- PPĐT sử dụng trong các giờ học góp phần tạo ra không khí học tập sôi nổi. Mỗi câu hỏi của GV có thể là một vấn đề lớn, gây sự chú ý của HS trong lớp, tạo điều kiện cho HS tranh luận. Qua các câu trả lời, HS sẽ cảm thấy như là tự mình tìm ra nguồn tri thức mới, tạo ra hứng thú trong học tập. Bằng việc tham gia các câu trả lời của GV, HS sẽ ghi nhớ lâu hơn các kiến thức đã học, tránh ghi nhớ máy móc. Ngoài ra, HS còn biết cách vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống tương tự.

- Việc sử dụng PPĐT thường xuyên trong các giờ học còn giúp cho GV thường xuyên thu được các tín hiệu ngược từ kết quả học tập của HS để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học nhằm đạt đến kết quả cao nhất.

* Tác dụng với học sinh.

Hầu hết mọi người đều đồng ý với PPĐT phát hiện sẽ tạo được một hoạt động học tập sôi nổi đối với HS. Các em được chủ động tham gia vào các bài học chứ không thụ động ngồi nghe. Cách dạy này kích thích được sự tò mò, gây hứng thú nhận thức cho HS.

PPĐT phát hiện tạo cơ hội cho GV rèn luyện cho HS những phẩm chất trong giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến của người khác,…

Giúp HS phát triển tư duy. Đây cũng là hoạt động mà HS phải tham gia trong suốt cuộc đời mình.

Khi nghiên cứu về động cơ học tập, ta đã biết rằng HS cần biết được là các em nắm được vấn đề. Không có gì có thể động viên các em bằng tâm trạng thoả mãn có được khi trả lời đúng một câu hỏi mà nhận ngay một lời khen kịp thời của GV. Đó là một phần thưởng tức thì rất có giá trị khuyến khích người học. Khi các em trả lời đúng câu hỏi mà GV đặt ra các em sẽ có được một cảm giác thành công mà cảm giác này bao giờ cũng khích lệ HS giúp các em tích cực tham gia vào việc hỏi và trả lời. Vì thế việc sử dụng PPĐT phát hiện không chỉ là một hoạt động thú vị mà còn là hoạt động mang lại phần thưởng tức thì cho sự cố gắng của HS, nó

giống như một con đường dẫn các em tự khám phá tri thức. * Tác dụng đối với giáo viên

Việc sử dụng PPĐT phát hiện trong dạy học giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ hình thể của GV sôi động hơn, cuốn hút sự tập trung chú ý của HS nhiều hơn.

- Đàm thoại giúp GV khám phá được thái độ học tập của HS, đánh giá được tức thời kiến thức của HS, từ đó có những phương pháp khuyến khích, động viên cũng như nhắc nhở HS chú ý hơn trong học tập.

- Dạy học là con đường truyền đạt tri thức cho HS, với PPĐT phát hiện GV không còn đóng vai trò truyền đạt nữa mà là người kiến tạo, dẫn đường giúp HS tự

mình khám phá tri thức, khơi gợi động cơ học tập cho HS, qua đó HS vừa được lĩnh hội tri thức vừa phát triển được tư duy.

- Dạy học bằng PPĐT phát hiện tạo cơ hội cho GV tiếp xúc trực tiếp với nhiều HS hơn, tạo môi trường thân hiện và gần gũi hơn giữa thầy và trò.

1.4.2.4. Nhược điểm của phương pháp đàm thoại phát hiện

Nhược điểm của PP này là: - Tốn thời gian.

- Thầy dễ bị động khi bị trò hỏi lại.

- Thực tế thì đàm thoại có thể kích thích được phần nào tính tích cực của

học sinh, song chưa phát huy được tính chủ động, tự giác, sáng tạo của người học, bởi người học hoàn toàn lệ thuộc vào câu hỏi của GV. Câu hỏi vụn vặt, nội dung hỏi đáp tủn mủn khiến HS rất khó giải quyết vấn đề ra ‘tấm’ ra ‘miếng’.

- Trong quá trình đàm thoại không phải bao giờ cũng thu hút được toàn bộ HS tham gia vào cuộc trao đổi. Vì vậy với GV ít kinh nghiệm khi sử dụng PP này sẽ dễ biến thành cuộc tranh luận tay đôi giữa GV với một vài HS, còn đa số HS là người đứng ngoài cuộc và làm việc riêng.

Trên đây là những hạn chế của PPĐT nói chung và PPĐT phát hiện nói riêng, GV cần biết để khắc phục.

1.4.2.5. Những yêu cầu sư phạm

Để PPĐT phát hiện phát huy tốt được các ưu điểm trên, trong quá trình dạy học cần đảm bảo những yêu cầu sư phạm sau:

- HS phải có ý thức về mục đích của toàn bộ hay một phần lớn cuộc đàm thoại.

- Hệ thống câu hỏi của GV có tính chất quyết định đến chất lượng lĩnh hội của cả lớp. Do đó, phải hướng tư duy của HS đi theo một logic hợp lí, kích thích hướng tích cực tìm tòi, trí tò mò khoa học và cả sự ham muốn giải đáp.

- Các vấn đề, câu hỏi phải được sắp xếp hợp lí. Câu hỏi nên sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với trình độ HS. Với những câu hỏi quá phức tạp mà HS không thể trả lời được, có thể chia nhỏ nhưng không quá nhỏ và rời rạc. Câu hỏi phải rõ ràng và chính xác.

+ Tính phức tạp của đối tượng nghiên cứu.

+ Trình độ HS (nền kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của HS,…).

- Tổng kết vấn đề: GV cần khéo léo kết luận dựa vào ý kiến, ngôn ngữ của HS, thêm kiến thức cho chính xác và kết cấu lại kết luận cho chặt chẽ, súc tích.

- Quản lí lớp: Không trao đổi với từng HS riêng rẽ mà với cả lớp. GV phải chủ động dẫn dắt lớp một cách sáng tạo, theo kế hoạch đã định trước.

1.5. Thực trạng sử dụng PPDH tích cực nói chung và sử dụng PPĐT phát hiện nói riêng ở một số trường THPT hiện nay

Để nắm được thực trạng của việc sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện trong dạy học hóa học ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành điều tra 14 GV của 2 trường THPT Lương Thế Vinh và THPT Hoàng Văn Thụ ở tỉnh Nam Định.

Kết quả điều tra được như sau:. Tên các phương pháp

đàm thoại

Số người sử dụng Số người không sử

dụng Thường xuyên Không thường

xuyên

Đàm thoại tái hiện 13 (93%) 1 (7%) 0

Đàm thoại phát hiện 3 (21%) 11 (79%) 0

Đàm thoại giải thích- minh họa

10 (71%) 4 (29%) 0

Dựa vào kết quả điều tra và những điều trực tiếp trao đổi với các giáo viên chúng tôi có các nhận định sau:

Trong quá trình dạy học, GV có sự kết hợp giữa các phương pháp dạy học. Trong các PPDH thì PP vấn đáp (đàm thoại) được tất cả các GV sử dụng trong QTDH. Kết quả phiếu điều tra các PPĐT cho thấy hầu hết GV sử dụng PPĐT ở phần kiến thức tái hiện và củng cố (93%). PPĐT giải thích- minh họa cũng được GV sử dụng thường xuyên (71%). Chứng tỏ rằng GV tập trung giải thích một cách tỉ mỉ các kiến thức cho HS. Điều này sẽ tiết kiệm được thời gian trong quá trình dạy học nhưng HS sẽ trở nên thụ động hơn trong giờ học, không phát huy được khả năng tư duy ở mức độ cao. Vì thế khả năng tự tìm tòi khám phá của HS không được phát huy. Điều này không có ích cho các em trong tương lai khi mà các em đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin. Việc sử dụng PPĐT phát hiện để nghiên cứu

tài liệu mới còn rất hạn chế (21%). Điều đó cho thấy số GV chú ý nghiên cứu vận dụng PPĐT phát hiện trong dạy học hóa học còn ít được quan tâm.

Đối với GV chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn GV các môn nói chung và GV môn hóa nói riêng về phương pháp dạy học. Một số GV hóa học đã có nhiều nỗ lực đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho riêng mình, các thầy cô đã áp dụng PPDH tích cực vào từng bài dạy học, không chỉ sử dụng đơn thuần một phương pháp truyền thụ kiến thức duy nhất mà có sự phối hợp nhịp nhàng với các PPDH khác, tạo điều kiện để HS tham ra thảo luận, đóng góp ý kiến một cách tích cực và tiếp thu bài hiệu quả. Đa phần GV đều nhận thấy được sự cần thiết của việc đổi mới PPDH hoá học hiện nay

Nhìn chung tất cả các GV đều đã sử dụng PPĐT trong dạy học nhưng chủ yếu việc sử dụng PPĐT ở phần kiến thức tái hiện và củng cố. Việc sử dụng PPĐT phát hiện để nghiên cứu tài liệu mới còn rất hạn chế. Lí do GV ít sử dung phương pháp này là hầu hết GV không hướng dẫn HS tự tìm tòi để tìm ra kiến thức mình cần lĩnh hội một cách chủ động hoặc bản thân GV còn chưa hiểu hết được bản chất của PPĐT phát hiện. Vậy vấn đề được đặt ra là cần phải làm rõ hơn việc tìm ra bản chất PPĐT phát hiện và sử dụng chúng trong dạy học Hóa học sao cho có hiệu quả nhất. Những nội dung trên là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu, xây dựng hệ thống câu hỏi sử dụng PPĐT phát hiện cho các bài học thuộc phần hiđrocacbon - Hóa học 11 nâng cao.

Tiểu kết chương 1

Trong chương này chúng tôi đã trình bày một số vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài đó là:

1. Những vấn đề cơ bản về dạy học tích cực. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học tích cực.

2. Cơ sở lí luận về PPĐT phát hiện: Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp đàm thoại, khái niệm, phân loại và các loại câu hỏi sử dụng trong PPĐT. Khái niệm, ý nghĩa và hạn chế của PPĐT phát hiện.

3. Chúng tôi tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng PPĐT phát hiện ở trường THPT thông qua việc phát phiếu điều tra và rút ra những nhận xét và đề xuất khắc phục.

Những nội dung trên là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu, xây dựng hệ thống câu hỏi sử dụng PPĐT phát hiện cho các bài học thuộc phần hiđrocacbon - Hóa học 11 nâng cao.

CHƯƠNG 2

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI PHÁT HIỆN TRONG DẠY HỌC PHẦN HIĐROCACBON – HÓA HỌC 11 NÂNG CAO

2.1. Phân tích nội dung, cấu trúc chương trình hóa học hữu cơ - Hóa học 11

nâng cao ở trường THPT [6], [24], [25], [33]

2.1.1. Hệ thống kiến thức của phần Hóa học hữu cơ 11 nâng cao

2.1.1.1 Chương trình hóa học hữu cơ 11 nâng cao được chia làm 6 chương

+ Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ + Chương 5: Hiđrocacbon no

+ Chương 6: Hiđrocacbon không no

+ Chương 7: Hiđrocacbon thơm – Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên + Chương 8: Dẫn xuất halogen. Ancol - Phenol

+ Chương 9: Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic

2.1.1.2. Phần hiđrocacbon hóa học 11 nâng cao được chia làm 3 chương

+ Chương 5: Hiđrocacbon no + Chương 6: Hiđrocacbon không no

+ Chương 7: Hiđrocacbon thơm – Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên * Nội dung phần hiđrocacbon

+ Chương hiđrocacbon no: Gồm 2 loại ankan và xicloankan, phân thành 6 bài (từ bài 33 – 38).

. Ankan được nghiên cứu khá sâu trong 3 bài: Bài 33 – Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp. Bài 34 – Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí (phần cấu trúc phân tử bao gồm cả mô hình phân tử và cấu dạng). Bài 35 – Ankan: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng.

. Xicloankan ( bài 36): Chỉ giới thiệu về monoxicloankan, phần đồng phân giới hạn ở đồng phân cấu tạo. Ngoài ra ở phần tư liệu có giới thiệu về polixicloankan.

. Bài 37 - Luyện tập ankan và xicloankan

. Bài 38 - Thực hành (Phân tích định tính. Điều chế và tính chất của metan)

. An ken được nghiên cứu kỹ ở các bài 39,40 : Danh pháp, cấu trúc, đồng phân, tính chất, điều chế và ứng dụng.

. Ankađien – Bài 41: Khái niệm, phân loại ankađien, về tính chất chủ yếu là của hai ankađien liên hợp quan trọng buta-1,3-đien và isopren

. Tecpen – Bài 42: dừng lại ở mức độ giới thiệu khái niệm về tecpen

. Ankin – Bài 43: nghiên cứu kĩ đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, cấu trúc phân tử, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng.

. Bài 44 – Luyện tập hiđrocacbon không no.

. Bài 45 – Thực hành tính chất hóa học của hiđrocacbon không no.

+ Chương hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên

. Benzen và ankylbenzen (hay benzen và các chất đồng đẳng) - Bài 46 giới thiệu đầy đủ: Cấu trúc, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất điều chế và ứng dụng.

. Stiren và naphtalen – Bài 47: hai chất đại diện cho hai loại hiđrocacbon thơm khác.

. Nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên - Bài 48: giới thiệu về dầu mỏ - trạng thái tự nhiên, chưng cất dầu mỏ, hóa dầu. Khí mỏ dầu và khí thiên nhiên.

2.1.2. Đặc điểm nội dung kiến thức phần hiđrocacbon

Nội dung kiến thức phần này nghiên cứu các loại HC cụ thể. Các loại HC được nghiên cứu theo trình tự: Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp Cấu trúc phân tử Tính chất vật lí Tính chất hóa học Điều chế và ứng dụng. Các nội dung kiến thức trong từng phần đều được nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học phần Hidrocacbon - Hóa học 11 nâng cao (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)