KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Tỉnh ĐắK LắK (full) (Trang 45)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong nƣớc

Cục thuế Phú Yên

Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mô hình chức năng. 5 năm trở lại đây (2009 - 2013), công tác quản lý nợ và CCNT đã đƣợc Cục Thuế Phú Yên đặc biệt quan tâm không chỉ để đáp ứng đƣợc nguồn thu cho NSNN, mà quan trọng hơn là để

chấn chỉnh và làm chuyển biến nhận thức về việc chấp hành chế độ chính sách pháp luật của ngƣời nộp thuế trên địa bàn, hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu thu nợ thuế hàng năm.

Ngay từ đầu năm Cục tiến hành triển khai ngay đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, tổ chức quán triệt tới tất cả công chức phải bám sát, nắm chắc nội dung qui trình quản lý nợ, phân loại nợ thuế, giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể cho từng Chi Cục, từng Đội, từng công chức thuế liên quan. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế, Cục không ngừng tăng cƣờng chất lƣợng về sự phối hợp đồng bộ của tất cả các khâu, các bộ phận trong quá trình quản lý thuế theo mô hình chức năng nhằm hạn chế tối đa nợ mới phát sinh. Tôn trọng và tuân thủ nguyên tắc: Mỗi công chức thuế đƣợc phân công thực hiện từ đầu đến cuối công việc phân tích, đôn đốc theo phần việc đã đƣợc giao, nhằm ràng buộc và xác định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của công chức đó. Đối với các trƣờng hợp xử lý nợ phức tạp thì Đội Thuế kịp thời báo cáo và đề xuất biện pháp thu hồi nợ xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục, chính quyền địa phƣơng.

Đối với khoản nợ thuế khó thu và khoản nợ thuế chờ xử lý thì áp dụng biện pháp quản lý nợ phù hợp. Rà soát, phân loại và củng cố hồ sơ pháp lý để xử lý dứt điểm nợ khó thu, có những biện pháp kiên quyết hơn đối với các khoản nợ khó thu, đảm bảo đủ cơ sở cho việc phân loại thuế và xử lý khi có quy định cụ thể của cấp trên.

Về nợ thuế của các doanh nghiệp: Tập trung rà soát nắm chắc số nợ tiền thuế của từng DN, phân tích rõ tuổi nợ của các khoản nợ, nguyên nhân chủ yếu của việc nợ thuế và chây ỳ tiền thuế để có biện pháp đôn đốc thu nợ phù hợp. Xem xét, đánh giá về khả năng tài chính của từng DN, nhất là các DN có số nợ lớn để có những biện pháp chế tài cụ thể.

Với mục tiêu tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho ngƣời nộp thuế, tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả và hiện đại hoá công tác quản lý thuế, đặc biệt là công tác quản lý thu thuế GTGT, bên cạnh việc tiếp tục triển khai có hiệu quả bộ phận giao dịch “một cửa” tại văn phòng và các chi cục, từ tháng 8 năm 2010, Cục Thuế Nghệ An đã thực hiện “một cửa liên thông” với Sở kế hoạch đầu tƣ - Công an tỉnh; đƣợc ngƣời dân và doanh nghiệp đánh giá cao.

Đặc biệt là triển khai ứng dụng phần mềm trao đổi thông tin qua cơ chế “một cửa”, hợp nhất việc cấp mã số thuế, mã số đăng ký kinh doanh: Một bộ hồ sơ, một nơi tiếp nhận, một mã số thuế duy nhất, một giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tại văn phòng Cục và các Chi cục đều áp dụng phần mềm quản lý hồ sơ để xử lý hồ sơ về thuế và phần mềm quản lý văn bản để theo dõi, xử lý các loại Công văn khác. Vì thế nên kết quả xử lý hồ sơ thuế đƣợc cập nhật và theo dõi chặt chẽ hàng tháng, từ đó, làm rõ nguyên nhân xử lý chậm hoặc những vƣớng mắc, khó khăn trong thực tiễn triển khai các chính sách thuế mà Nhà nƣớc đã ban hành.

Cục Thuế Nghệ An đã thực hiện tin học hóa toàn bộ công tác quản lý thuế và quản lý hoạt động nội bộ. Hiện nay, tại văn phòng cục Thuế đang triển khai 10 ứng dụng công nghệ thông tin quản lý thuế và tự xây dựng 12 phần mềm. Từ năm 2010, 100% đơn vị thu thuế qua ngân hàng thƣơng mại. Từ tháng 6 năm 2012, đã thực hiện giao ban trực tuyến trong toàn ngành. Với hình thức giao ban này không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại mà còn tạo ra sự tƣơng tác giữa lãnh đạo Cục với các chi cục và giữa các chi cục với nhau.

Đồng thời, Cục thuế Nghệ An cũng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thuế có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức nghề nghiệp cao, có kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao để đáp ứng đƣợc yêu cầu của công cuộc cải cách. Để thực hiện mục tiêu này, công tác đào tạo, bồi

dƣỡng luôn đƣợc ngành Thuế Nghệ An quan tâm thực hiện tốt. Năm 2012 và 7 tháng đầu năm 2013, có hơn 10.000 lƣợt cán bộ đƣợc cử đi đào tạo bồi dƣỡng; năm 2011 tổ chức thi kiểm tra trình độ cho 969 cán bộ, công chức. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế và chuyển đổi vị trí công tác, năm 2013, Cục Thuế Nghệ An đã giảm biên chế 12 công chức và chuyển đổi công việc luân phiên cho 98 ngƣời.

Cục Thuế Nghệ An đã triển khai tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế; thông qua các hội nghị đối thoại, hội nghị tập huấn chính sách thuế; hƣớng dẫn, giải đáp các vƣớng mắc về thuế cho ngƣời nộp thuế; xây dựng trang thông tin điện tử của ngành Thuế để giúp các tổ chức, cá nhân và nhân dân hiểu rõ các quy định mới ban hành, từ đó chấp hành tốt pháp luật về thuế.

Cục thuế tỉnh Hải Dương

Năm 2011, nền kinh tế thế giới và trong nƣớc tiếp tục gặp nhiều khó khăn, lạm phát gia tăng đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, ảnh hƣởng lớn đến hoạt động thu, nộp ngân sách của đối tƣợng nộp thuế. Để hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách Cục thuế đã phải đối mặt với không ít khó khăn. Ngay từ đầu năm, Cục thuế tỉnh Hải Dƣơng đã triển khai đồng bộ các biện pháp, có kế hoạch khai thác tốt các nguồn thu, thực hiện nhiều biện pháp thu hợp lý, hiệu quả. Cục luôn coi trọng công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế để các tổ chức, cá nhân hiểu, chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế. Thƣờng xuyên rà soát các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để bổ sung vào sổ bộ thuế. Công khai các khoản thu đến từng đối tƣợng nộp thuế, quản lý theo đúng quy trình đăng ký, cấp mã số thuế. Đối với các hộ sản xuất, kinh doanh có doanh số lớn, chi cục yêu cầu mở sổ sách kế toán, niêm yết công khai giá bán từng loại sản phẩm hàng hóa, khi bán hàng phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ cho ngƣời mua. Nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh ghi giá bán trên hoá đơn thấp hơn giá thực tế. Thành lập tổ thanh tra,

kiểm tra, giám sát các hộ sản xuất, kinh doanh. Hằng năm, Cục thuế tổ chức ít nhất 2 cuộc gặp gỡ, đối thoại với ngƣời nộp thuế, góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp về các chính sách thuế.

Bên cạnh đó, Cục thuế kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trƣờng hợp gian lận, trốn thuế GTGT. Đẩy mạnh công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, xác minh các thông tin có liên quan đến doanh nghiệp nhằm phục vụ công tác quản lý thuế. Kiểm tra tại trụ sở của ngƣời nộp thuế. Tập trung kiểm tra các đơn vị có số thuế âm lớn, kéo dài. Phối hợp khai thác thông tin trên tài khoản giao dịch và phát lệnh thu qua ngân hàng đối với một số đơn vị nợ đọng thuế kéo dài. Tăng cƣờng xác minh hóa đơn đầu vào, đầu ra của các tổ chức, cá nhân nộp thuế. Kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất việc tuân thủ các quy định về thuế của cán bộ, công chức thuế tại các đội thuế để quản lý tốt về hộ kinh doanh, doanh số, đối tƣợng nộp thuế và đối tƣợng nghỉ, bỏ kinh doanh... Nhờ đó, tình trạng thất thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh đã đƣợc hạn chế nhiều.

1.4.2. Những bài học kinh nghiệm về quản lý thu thuế GTGT đối với DNTN với DNTN

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phƣơng về quản lý thu thuế GTGT, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm nhƣ sau:

1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo điều kiện quản lý thu thuế GTGT đạt hiệu quả. Nội dung chính sách thuế GTGT ban hành phải đƣợc nghiên cứu kỹ, qui định cụ thể làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện đƣợc rõ ràng, thống nhất; 2. Cơ quan thuế cần chủ động tạo dựng các mối quan hệ và tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành, địa phƣơng khi triển khai công tác thuế tại địa bàn;

3. Cần làm tốt công tác tuyên truyền và hƣớng dẫn chế độ thuế GTGT để mọi đối tƣợng, mọi ngƣời đều hiểu và thực hiện đúng;

4. Công tác đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý thuế GTGT cho cán bộ thuế phải đƣợc quan tâm và chuẩn bị trƣớc;

5. Phải từng bƣớc hiện đại hoá trang thiết bị công cụ quản lý thuế, trong đó trang bị hệ thống máy vi tính là quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung, và thuế GTGT nói riêng;

6. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và chống nợ đọng thuế góp phần tăng thu Ngân sách nhà nƣớc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Quản lý thu thuế GTGT là một yêu cầu tất yếu của quản lý nhà nƣớc về thuế. Việc quản lý thu thuế GTGT đối với DNTN phải tuân thủ chặt chẽ quy trình quản lý thuế, quy trình thanh tra, kiểm tra thuế cũng nhƣ các quy chế làm việc của từng bộ phận chức năng trong cơ quan thuế. Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT thì Nhà nƣớc cần trang bị cơ sở vật chất cho Ngành thuế, tăng cƣờng đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thuế. Mặt khác, công tác quản lý thu thuế GTGT đối với DNTN chịu nhiều ảnh hƣởng của các nhân tố có thể là tích cực hoặc tiêu cực, do vậy hệ thống luật pháp của Nhà nƣớc cần phải thực sự chặt chẽ và có hiệu lực.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DNTN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đắk Lắk là tỉnh lớn nhất trong 5 tỉnh của vùng Tây Nguyên với diện tích 13.125km2 và dân số gần 1,8 triệu ngƣời thuộc 41 dân tộc (số dân các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 33,3%). Phía bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía nam giáp với 2 tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông, phía đông giáp tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, phía tây có đƣờng biên giới chung với Campuchia. Đắk Lắk có vị trí chiến lƣợc quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của cả nƣớc.

Địa hình của tỉnh Đắk Lắk có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên xen giữa núi cao và núi cao trung bình, có hƣớng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.

Điều kiện khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Có vị trí nằm ở trung tâm vùng đất đỏ Bazan, thích hợp với cây công nghiệp và cây lấy gỗ. Đặc biệt là cây cà phê, cao su, thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày và đây là một thế mạnh của tỉnh.

Đắk Lắk có diện tích rừng và trữ lƣợng gỗ lớn, với nhiều loại gỗ quý và động vật quý hiếm. Tỉnh còn có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản phục vụ cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng. Ngoài ra, du lịch có nhiều tiềm năng phát triển mạnh với các loại hình đa dạng nhƣ du lịch sinh thái, cảnh quan; du lịch vãn hóa, lịch sử; du lịch lễ hội v.v.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông, lâm nghiệp, còn dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp. Đời sống dân cƣ phụ thuộc nhiều vào việc trồng các loại cây công nghiệp nhƣ cà phê, cao su, tiêu, điều và đậu đỗ các loại. Giá bán nông sản không ổn định. Thời tiết diễn biến thất thƣờng, nhiều năm liên tục xảy ra hạn hán, dịch bệnh kéo dài trên diện rộng làm cho năng suất giảm đáng kể. Cơ cấu kinh tế theo thành phần và ngành kinh tế và mức tăng trƣởng của các ngành kinh tế và thể hiện các bảng 2.1 và 2.2 sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2009-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. GDP chia theo thành phần k.tế % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 - Quốc doanh % 22,74 23,33 25,94 30,05 30,39

- Ngoài quốc doanh % 77,10 76,47 73,95 69,84 69,50

- Có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài % 0,16 0,17 0,11 0,11 0,11

2. Cơ cấu kinh tế: % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

- Nông lâm thủy sản % 52,35 50,23 48,20 46,68 45,29

- Công nghiệp, xây dựng % 14,52 15,75 16,96 17,21 16,97

- Dịch vụ % 33,13 34,02 34,84 36,11 37,74

( Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk)

Bảng 2.2: Mức tăng trƣởng của các ngành kinh tế

Chỉ tiêu (%) 2009 2010 2011 2012 2013 Ngành Nông – Lâm – Thủy

sản 113,13 106,38 105,20 103,81 103,65 Ngành CN - XD 113,52 113,59 123,92 111,78 106,13 Ngành Dịch vụ 93,04 115,79 112,19 110,75 110,09

Dự báo giai đoạn 2014-2020 tốc độ tăng trƣởng bình quân là 7,8%/năm trong đó quốc doanh tăng 8,2%, dân doanh tăng 10,4%, đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 7%; về cơ cấu kinh tế, năm 2015 tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngƣ chiếm khoảng 35%-36%, công nghiệp-xây dựng chiếm khoảng 27%-28%, khu vực dịch vụ 36%-37% và đến năm 2020 sẽ là 25%-26%, 34%-35% và 41%. Cơ cấu này thể hiện sự phát triển cao so với mục tiêu chung của cả nƣớc.

Tình hình chính trị diễn biến bất thƣờng, xảy ra bạo động, bạo loạn của một số phần tử trong cộng đồng đồng bào dân tộc tại chỗ cũng làm ảnh hƣởng xấu đến công tác thu thuế nhƣ phải tập trung cán bộ thuế làm công tác dân vận, môi trƣờng đầu tƣ kém hấp dẫn.

2.1.3. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bàn tỉnh Đắk Lắk

Các DNTN trong thời gian qua cũng đã có những bƣớc chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tƣ của tỉnh, cung cấp một lƣợng lớn sản phẩm dịch vụ, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thu hút một nguồn vốn dồi dào từ khu vực dân cƣ. Hiện nay, số lƣợng DNTN ngày càng tăng, kinh doanh mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực nên nó đóng góp rất lớn vào GDP và tăng trƣởng kinh tế của tỉnh. Tình hình phát triển của DNTN đƣợc thể hiện qua bảng 2.3.

ố lƣợng Doanh nghiệp tƣ nhân giai đoạn năm 2009 - 2013

Năm Tổng số DN Số lƣợng DNTN Tỷ trọng 2009 2078 752 36,19% 2010 2369 771 32,54% 2011 2560 864 33,75% 2012 2861 922 32,22% 2013 3154 1128 36,19%

Qua bảng số liệu 2.3 cho thấy số lƣợng DNTN hàng năm đều tăng, năm 2009 là 752 doanh nghiệp đến năm 2013 là 1128 doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân đƣợc thành lập chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn đăng ký kinh doanh còn thấp, chƣa đủ để đầu tƣ mở rộng, mua sắm trang thiết bị hiện đại, hầu hết trình độ của các chủ doanh nghiệp còn lạc hậu, chƣa đƣợc đào tạo, chủ yếu là tự phát nên việc nắm bắt thị trƣờng còn hạn chế, doanh thu từ hoạt động kinh doanh thấp. Theo số liệu của Cục thống kê

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Tỉnh ĐắK LắK (full) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)