Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Tỉnh ĐắK LắK (full) (Trang 86)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế

Về cơ chế, chính sách

Luật thuế GTGT hiện nay chƣa bao quát hết đối tƣợng chịu thuế, đối tƣợng nộp thuế. Trong quá trình thực hiện chƣa sâu sát thực tế, chƣa phát hiện và đề xuất kịp thời các biện pháp để thu các khoản thu nhập mới phát sinh.

Hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, có nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập, không đảm bảo công bằng giữa các đối tƣợng nộp thuế, dễ phát sinh tiêu cực làm phức tạp công tác quản lý thuế.

Có quá nhiều đối tƣợng không thuộc diện chịu thuế (gồm 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ) vừa không khai thác hết nguồn thu ngân sách vừa làm cho việc tính thuế, khấu trừ thuế không đƣợc liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT nên không đƣợc hoàn thuế GTGT đầu vào làm giảm khả năng cạnh tranh của các loại dịch vụ này. Về thuế suất, vẫn còn 3 mức thuế suất : thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, thuế suất 5%, 10% áp dụng đối với từng nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ lƣu thông và tiêu dùng nội địa do đó chƣa thúc đẩy sản suất và gây phức tạp trong công tác quản lý thuế.

Quy định khấu trừ thuế theo tỷ lệ % cho hàng hóa, dịch vụ là sản phẩm nông, lâm, thủy sản, cơ sở chế biến mua trực tiếp của ngƣời sản xuất không có hóa đơn (chỉ có bản kê) là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho ngƣời sản xuất nhƣng đã bị một số doanh nghiệp lợi dụng để khai khống hàng hóa đầu vào, khai khống hàng hóa xuất khẩu để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của Nhà nƣớc.

Về phía Cục thuế

- Quy trình quản lý thuế chƣa hiệu quả, vẫn còn nhiều hạn chế do chƣa bao quát hết các chức năng cũng nhƣ việc phát huy tối đa hóa công việc ở các khâu. Đa phần công việc trong trong quy trình quản lý thuế vẫn còn làm thủ công, đặc biệt là quy trình kiểm tra thuế, từ đó dẫn đến năng suất thấp, hạn chế khả năng quản lý thuế GTGT của cơ quan thuế. Việc thực hiện các biện pháp quản lý ở một số bộ phận chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, chƣa quản lý hết ĐTNT.

- Công tác quản lý thu nợ chƣa thực hiện hết chức năng nhiệm vụ, công tác đôn đốc thu nợ chƣa thực hiện đầy đủ theo quy trình, thực hiện công tác cƣỡng chế chƣa đến nơi đến chốn, cán bộ thực hiện công tác quản lý thu nợ chƣa chủ động đôn đốc và đôn đốc chƣa kịp thời thƣờng tập trung đôn đốc thu nợ vào cuối năm, các tháng đầu năm có thực hiện nhƣng chƣa tích cực, việc xử lý nợ kéo dài, chƣa có biện pháp xử lý vi phạm hành chính đúng theo quy định và áp dụng các biện pháp chế tài còn hạn chế, dẫn đến không đạt theo chỉ tiêu kế hoạch giảm nợ của Cục Thuế và Tổng Cục Thuế. Luật Quản lý thuế quy định 7 biện pháp cƣỡng chế thuế và phải thực hiện trình tự từng biện pháp nên áp dụng cƣỡng chế theo trình tự các biện pháp mất nhiều thời gian và mất cơ hội xử lý kịp thời biện pháp phù hợp nhất với tình huống. Công tác phối kết hợp thu nợ với các ngành, các cấp, các bộ phận chƣa đƣợc chặt chẽ, chƣa đồng bộ, trong một số biện pháp cƣỡng chế nhƣ trích tiền từ tài

khoản tại ngân hàng thì sự hợp tác của ngân hàng đối với Chi cục Thuế chƣa cao.

- Công tác thanh tra, kiểm tra thuế Lựa chọn ĐTNT để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra chủ yếu theo cảm tính, còn đặt nặng tiêu chí về thời hiệu truy, chƣa thực hiện đƣợc phân tích, đánh giá rủi ro. Tỷ lệ các DNTN đƣợc kiểm tra và chất lƣợng, hiệu quả một cuộc kiểm tra thấp, nhiều sai phạm của các DNTN chƣa đƣợc phát hiện hoặc không đƣợc xử lý kịp thời, nghiêm minh. Các biện pháp xử lý vi phạm ít có tác dụng răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm, tạo tâm lý coi thƣờng pháp luật thuế ở một số DNTN.

- Cơ quan thuế chƣa phát hiện và xử lý triệt để các trƣờng hợp vi phạm. Tình trạng gian lận, trốn lậu thuế vẫn còn xảy ra và ngày càng nghiêm trọng, tinh vi hơn, mà nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế của hệ thống thuế, sự non kém trong lĩnh vực quản lý và sự phức tạp trong các hoạt động KT-XH. Trong khi đó, công tác kiểm tra, thanh tra cũng còn những mặt yếu kém, hạn chế, chƣa thể phát hiện một cách đầy đủ, kịp thời các trƣờng hợp vi phạm. Có những trƣờng hợp khi phát hiện ra thì doanh nghiệp đã không còn tồn tại nữa, các đối tƣợng chịu trách nhiệm đã cao chạy xa bay.

- Trình độ tin học chƣa cao, việc áp dụng công tác quản lý thuế trên máy tính chƣa đồng bộ. Công tác quản lý thuế GTGT trên máy tính đạt hiệu quả chƣa cao, các chƣơng trình quản lý trên máy tính chƣa hoàn chỉnh, trình độ kỹ năng về máy tính còn hạn chế.

- Năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thuế còn hạn chế, trách nhiệm của một số cán bộ chƣa cao, vẫn đƣờng mòn lối cũ, không thích nghi với sự thay đổi, trong khi hoạt động tội phạm hết sức tinh vi. Trong khi đó thái độ xử lý của Cục chƣa kiên quyết, còn nƣơng nhẹ, do đó công tác quản lý chƣa phát huy tối đa năng lực của mỗi cán bộ.

- Công tác phối hợp với các cơ quan ban ngành không đƣợc thƣờng xuyên liên tục, sự phối kết hợp giữa các bộ phận chức năng trong đơn vị chƣa chặt chẽ và đồng bộ.

Về phía DNTN

Do đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp tƣ nhân là khu vực kinh tế có số lƣợng kinh doanh nhiều, quy mô kinh doanh đa số nhỏ và vừa trải rộng trên địa bàn, thiếu vốn nên hạn chế việc mở rộng sản xuấ

độ về văn hoá, quản lý và công nghệ còn thấp so với khu vực kinh tế Nhà nƣớc và khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài, chƣa đi sâu tìm hiểu luật thuế để thực hiện, còn trong chờ để đƣợc phổ biến nên khi áp dụng không tránh khỏi lúng túng dẫn đến thực hiện sai luật và vi phạm.

Đa số các DNTN chƣa có ý thức chấp hành tốt Luật thuế, nhận thức việc đóng thuế có nhiều sai lệch nęn cố těnh vi phạm, khai man, trốn thuế với nhiều hěnh thức.

Đội ngũ kế toán tại các doanh nghiệp tƣ nhân chƣa đƣợc đào tạo tốt, việc hạch toán, kế toán vẫn còn chƣa đúng quy định, sản xuất, kinh doanh còn mang tính gia đình. Có trƣờng hợp chồng làm chủ doanh nghiệp, vợ vừa làm kế toán vừa làm thủ quỹ, thậm chí chƣa đƣợc đào tạo qua trƣờng lớp nào, do đó công tác hạch toán, kế toán dễ xảy ra sai sót, gây khó khăn cho công tác quản lý thuế.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Công tác quản lý thuế GTGT đối với DNTN tại Cục thuế tỉnh Đắk Lắk đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Đặc biệt là đã tạo ra môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các DN trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện công tác tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thực sự chƣa đạt hiệu quả nhƣ yêu cầu, chƣa bao quát hết các hoạt động kinh tế của các DNTN. Việc quản lý còn bị hạn chế nhiều mặt, chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuế để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra tại DN. Chính sách thuế còn nhiều vƣớng mắc, khi sửa đổi bổ sung chủ yếu là tháo gỡ cho ĐTNT, do đó trở ngại cho kiểm soát thuế, thực tế đã có nhiều trƣờng hợp ĐTNT và cán bộ thuế lợi dụng và không thể xử lý truy thu cho NSNN. Mặt khác các quy định về xử phạt các hành vi vi phạm về thuế, về hóa đơn chƣa phù hợp thực tế, chƣa bao quát hết các hành vi, do vậy phải điều chỉnh nhiều bằng hình thức công văn.

Từ những thực trạng đã đƣợc nêu ở trên cần đƣợc nghiên cứu kỹ để đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Tỉnh ĐắK LắK (full) (Trang 86)