Hạn chế
Khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh của công ty tuy không phải là yếu nhưng lại rất thấp tính đến thời điểm hiện tại.
Mặc dù có tổng tài sản tăng qua các năm nhưng hiệu quả hoạt động của công ty lại tương đối thấp.
Lượng tiền mặt của công ty còn thấp. Các khoản phải thu lại chiếm tỷ trọng khá cao trong tài sản ngắn hạn. Lượng hàng tồn kho tuy không ứđọng vốn và làm hạn chế khả năng thanh toán của công ty nhưng tổng lượng hàng còn hạn chế so với những công ty cùng ngành khác.
Do yêu cầu ngành nghề nên tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng cao và tăng mạnh trong năm 2013 nhưng tỷ trọng nợ dài hạn của công ty lại không có. Công ty sử dụng nợ ngắn hạn để mua sắm tài sản cố định, tình hình này sẽ gây tình trạng tài chính khó khăn và khả năng thanh toán yếu.
Doanh thu của công ty cao và tăng đều qua các năm, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại không cao, tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều thấp, dẫn đến ROA, ROE của công ty không cao.
Nguyên nhân
• Nguyên nhân chủ quan
Công ty có công tác quản dự trữ còn chưa tốt. Tiền và các khoản tương đương tiền được công ty duy trì ở mức thấp.
Sinh viên: Trần Thị Mỹ Diệu Trang 58 bối cảnh khó khăn, lạm phát tăng cao, giá nhiên liệu đầu vào tăng cao dẫn đến giá thành sản xuất tăng cao. Tổng công ty chưa có biện pháp giảm thiểu được chi phí dẫn đến giá vốn hàng bán tăng với tốc độ cao hơn doanh thu, lợi nhuận sau thuế
thấp và lỗ.
Công ty chưa có chính sách tín dụng chặt chẽ dẫn tới khả năng thu hồi các khoản phải thu là chưa cao.
• Nguyên nhân khách quan
Hiện nay, hầu hết các ngành nghề nói chung và ngành vận chuyển nói riêng
đang đứng trước thách thức vô cùng to lớn đó là quá trình khắc phục sau cuộc khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu và tình hình chính trị bất ổn tại nhiều nước. KaNa là một trong những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển nên sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp về lượng hàng hóa vận chuyển, bốc xếp vì chuyến bay ra nước ngoài, đặc biệt là các nước đang bất ổn bị trì hoãn, việc ký kết hợp đồng không thành công giữa khách hàng và đối tác của họ, làm giảm lượng hàng mẫu, thư từ
vận chuyển qua lại.
Hiện nay, với xu hướng phát triển lâu dài, hợp tác ra quốc tế được mở rộng dịch vụ vận chuyển, ngày càng nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Điều này tạo nên sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt và KaNa cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh đó.
Sinh viên: Trần Thị Mỹ Diệu Trang 59
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TM – DV KHANG NAM
3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH TM – DV Khang Nam
Vận chuyển hàng hóa đường hàng không là phương thức vận chuyển hàng hóa an toàn, phổ biến, thuận tiện và nhanh chóng, đóng góp tích cực vào công nghiệp, công nghiệp hóa – hiện đại hóa và phát triển đất nước.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của các nước đang phát triển sẽ
gặp nhiều thách thức khi Hoa Kỳ và các nước EU kiểm tra 100% hàng hóa nhập khẩu vì vấn đề an ninh. Trong khi đó, nhu cầu vận chuyển hàng hóa đòi hỏi giảm giá thành vận chuyển và thời gian. Việc vận chuyển hàng không ngày càng phát triển có thể nói đó là quy luật phát triển của một nền kinh tế, với việc chi phí cũng như yêu cầu về vấn để an toàn trong vận tải đường sắt cũng như vận tải đường bộ,
đường thủy thì vận tải hàng không đáp ứng được cao yêu cầu vận chuyển hàng hóa khắt khe nhất. Để giảm thiểu được rủi ro vì vậy các hãng hàng không đã đầu tư
mạnh vào ngành hàng không, đầu tư vốn đồng thời xây dựng thương hiệu phát triển một cách rõ nét đó là tiền đề cho khách hàng lựa chọn vận chuyển hàng không mà không phải là những loại hình vận chuyển khác.
Vận chuyển hàng không là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đại diện cho phương thức vận tải tiên tiến và hiện đại, ngày càng đóng vai trò to lớn và có
ảnh hưởng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội, an ninh và quốc phòng của đất nước. Ra đời, ngày càng có những bước chuyển biến không ngừng, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, góp phần đưa nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới. Mặt khác, những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà Nước cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành vận chuyển hàng không Việt Nam. Cùng với trào lưu đổi mới của đất nước, ngành vận chuyển hàng không Việt Nam cũng đã chuyển mình từ một ngành kinh tế hoạt động theo cơ
Sinh viên: Trần Thị Mỹ Diệu Trang 60 Xô (cũ) chế tạo, các sân bay được xây dựng từ nhiều năm trước, các trang thiết bị
quản lý bay nghèo nàn, chắp vá, ngày nay hàng không Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể với đội máy bay ngày càng được hiện đại hoá, với cơ sở hạ tầng không ngừng được nâng cấp và hoàn thiện, mô hình tổ chức và quản lý được hợp lý hoá, mạng đường bay nội địa cũng như quốc tế được mở rộng. Công ty hàng không Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được những thành tích đáng kể, khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng lên theo từng năm. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế khu vực nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung đang gặp nhiều khó khăn, hàng không Việt Nam cũng không tránh khỏi những bước thăng trầm. Mặt khác, trong tình hình cạnh tranh trên thị trường hàng không thế giới ngày càng gay gắt, cơ sở vật chất cũng như công nghệ và kỹ thuật của hàng không Việt Nam mặt dù đã có nhiều nỗ lực cải tiến song vẫn còn chậm hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực khiến cho khả năng cạnh tranh của hàng không Việt Nam còn thấp. Với vai trò là một chiếc cầu nối liền Việt Nam với các nước trên thế giới cũng như
giữa các vùng trong cả nước đồng thời là một ngành kinh tế mang lại một nguồn thu
đáng kể cho đất nước, ngành hàng không Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu hơn nữa để tương xứng với yêu cầu phát triển của nền thương mại đất nước.
3.2 Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty Khang Nam
Để cải thiện tình hình tài chính của một doanh nghiệp, theo lý thuyết, các nhà lãnh đạo cần có chính sách thực hiện nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp: khả năng thanh toán, cơ cấu vốn hợp lý, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời. Từ
thực tế kinh tế xã hội trên thế giới, của Việt Nam và xu thế phát triển của ngành vận chuyển hàng không nói chung và KaNa dịch vụ vận chuyển nói riêng, có thểđưa ra một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty:
3.2.1 Giải pháp cải thiện khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của KaNa là khả năng trả được nợ khi đáo hạn của các khoản nợ của KaNa, đây là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài chính và năng lực kinh doanh của KaNa, đánh giá một mặt quan trọng về hiệu quả tài chính.
Đồng thời, thông qua đó có thể thấy rõ được những rủi ro tài chính của KaNa như: không thanh toán được nợ khi đến hạn, có thể dẫn đến phá sản.
Sinh viên: Trần Thị Mỹ Diệu Trang 61 Khả năng thanh toán của KaNa gồm thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Trong
đó, các khoản nợ ngắn hạn chủ yếu là sử dụng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh để thanh toán. Thanh toán nợ ngắn hạn dựa chủ yếu vào vốn lưu động và tài sản ngắn hạn của KaNa làm đảm bảo. Các khoản nợ ngắn hạn được gọi là các khoản nợ lưu động, tức là các khoản nợ có thời hạn trong vòng một năm. Loại nợ
này phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc các tài sản lưu động khác. Các khoản nợ này có rủi ro cao đối với tình hình tài chính của KaNa. Nếu không thanh toán đúng hạn thì sẽ làm cho KaNa phải đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Do đó, trong bảng cân đối tài sản, các nhà quản lý luôn phải quan tâm đến mối quan hệđối ứng của các khoản nợ
và tài sản lưu động, phải dùng tài sản lưu động để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. Như đã phân tích ở chương 2 thì khả năng thanh toán của KaNa chưa thật sự
tốt vì các chỉ số khả năng thanh toán hiện thời của KaNa trong 3 năm có xu hướng giảm dần và đều nhỏ hơn 1. Do vậy, tài sản lưu động của KaNa chưa đủđểđảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, KaNa nên có một cơ chế quản lý tài sản lưu
động một cách hợp lý như:
Như đã phân tích thì tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền của KaNa là chưa cao nên dẫn đến khả năng thanh toán nhanh của KaNa tuy chưa đến mức yếu kém nhưng còn khá thấp. Đảm bảo một lượng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn khi gần đến hạn vì tiền mặt là loại tài sản có tính linh động nhất trong tất cả các loại tài sản. Ngoài ra, cần phải dự trữ một lượng tiền mặt vừa phải cho các khoản nợ ngắn hạn khi chưa đến hạn, để tránh rủi ro từ phía chủ nợ.
Điều này nhằm tránh rủi ro từ phía chủ nợ khi vì một lý do nào đó chủ nợđòi yêu cầu thanh toán ngay. Ngoài ra, KaNa cũng nên dự trữ một số chứng khoán có tính thanh khoản cao như: trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc Nhà nước và các loại chứng khoán của các tổ chức nước ngoài nhằm đảm bảo cho tính thanh khoản cho tài sản lưu động.
Một trong những tài sản lưu động mà KaNa cần phải quan tâm nữa đó là các khoản phải thu. Các khoản phải thu của KaNa bao gồm: các khoản phải thu khách hàng, các khoản trả trước cho người bán, các khoản phải thu nội bộ ngắn hạn, các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi. KaNa nên có chính sách tín dụng không
Sinh viên: Trần Thị Mỹ Diệu Trang 62 quá lỏng để tránh bị chiếm dụng vốn và nguy cơ khó đòi được các khoản phải thu này. Việc nới lỏng chính sách tín dụng đối với các khoản phải thu sẽ là cần thiết trong trường hợp cần thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh với các công ty cùng ngành. Việc này làm tăng chi phí của công ty. Do tỷ trọng các khoản phải thu của công ty trong tổng tài sản ngắn hạn là tương đối lớn nên công ty cần cân nhắc kỹ lưỡng về khoản mục này. Để giúp công ty có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, hạn chế phát sinh các chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, công ty có thể áp dụng các biện pháp sau:
• Mở sổ theo dõi các khoản nợ phải thu trong và ngoài công ty, thường xuyên
đôn đốc thu hồi nợđúng hạn.
• Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán như: giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trịđơn hàng (Hiện nay KaNa đang áp dụng biện pháp này có nghĩa là đối với mỗi khoản phải thu khách hàng, KaNa đều yêu cầu khách hàng phải thế chấp bằng một chứng chỉ có giá trị tín phiếu, trái phiếu hay giấy bảo lãnh của ngân hàng) • Khi ký kết hợp đồng cần phải đề cập đến vấn đề các khoản thanh toán vượt
quá thời hạn. Trong trường hợp đó, KaNa phải được hưởng lãi suất khoản phải thu tương ứng với lãi suất quá hạn của ngân hàng. Sự ràng buộc này sẽ
thúc đẩy khách hàng phải thanh toán nợ cho KaNa.
• KaNa cũng nên áp dụng cho khách hàng hưởng chiết khấu. Đây là một biện pháp mang lại hiệu quả tương đối cao, song các khoản này lại có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm doanh thu, nợ phải áp dụng biện pháp này một cách linh hoạt.
Trong phần nợ ngắn hạn, chỉ tiêu phải trả người bán chiếm tỷ trọng cũng khá cao. Điều này chứng tỏ công ty cũng đã chiếm dụng được một lượng vốn khá lớn từ
các nhà cung cấp. Tuy nhiên, tỷ trọng phải trả người bán cũng nên giữở mức vừa phải vì nếu tỷ trọng này quá cao sẽ làm mất uy tín của công ty đối với các nhà cung cấp. Tỷ trọng này cao dẫn đến nợ ngắn hạn của công ty cao làm giảm khả năng thanh toán của công ty.
Sinh viên: Trần Thị Mỹ Diệu Trang 63
3.2.2 Giải pháp cải thiện khả năng cân đối cơ cấu vốn
Khả năng cân đối cơ cấu vốn chính là khả năng đảm bảo tính tự chủ về mặt tài chính của công ty nhưng vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh được hiệu quả, không gây lãng phí. Điều này không những quan trọng đối với doanh nghiệp mà nó còn là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, ngân hàng, các tổ
chức tín dụng…Nếu khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty lớn sẽ tạo niềm tin cho các đối tượng liên quan, từđó thuận lợi cho công ty về nhiều mặt trong kinh doanh và tăng nguồn vốn kinh doanh cho công ty.
Một trong những giải pháp nâng cao tính tự chủ của công ty đó là tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Đểđạt được điều này thì việc tiến hành cổ phần hóa là cần thiết. Cổ
phần hóa là hướng đi đúng đắn để huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý.
Cổ phần hóa chính là tạo điều kiện để cho những người góp vốn và người lao
động thực sự làm chủ doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng cũng là hướng giải quyết đáng để lãnh đạo công ty suy nghĩ. Công ty sẽ huy động được một số lượng vốn lớn từ nhân viên chứng tỏ người lao động có trách nhiệm và gắn bó với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, năng suất lao động tăng, tăng lợi nhuận.
Sau gần hai năm đi vào hoạt động công ty tiếp tục ổn định và phát triển bền vững, sản lượng, doanh thu tăng trưởng cao, bảo toàn và phát triển được vốn, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Đời sống của nhân viên không ngừng được cải thiện.
3.2.3 Giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm khả năng hoạt động và khả
năng sinh lời.
Công ty KaNa là một doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận chuyển. Công ty có thể áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất
Sinh viên: Trần Thị Mỹ Diệu Trang 64 lượng vận chuyển hàng không. Từđó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Một số giải pháp nhằm cải thiện khả năng hoạt động của công ty
Tổ chức kinh doanh một cách hợp lý, an toàn, quảng bá thương hiệu và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ để giữ uy tín đối với các chủ hàng, tăng năng suất phương tiện để bù đắp chi phí, quyết tâm chỉđạo đạt vượt chỉ tiêu đặt ra.
Ngoài các khách hàng sử dụng các dịch vụ bình thường, cần mở thêm các tuyến dịch vụ mới, các khách hàng tiềm năng phát triển, thiết bị phục vụ cho quá