Mục tiêu phát triển của du lịch Khánh Hoà

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU TỈNH BÌNH PHƢỚC (GIAI ĐOẠN 2011 – 2015) (Trang 48)

3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Đảm bảo phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, qua đó đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững về kinh tế của tỉnh; duy trì tốc độ phát triển bình quân hàng năm 16% trong giai đoạn từ nay đến năm 2015. Tăng cường đầu tư theo chiều sâu, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch ngang tầm quốc tế, thu hút nhiều đối tượng khách du lịch quốc tế có mức chi tiêu cao đến Khánh Hoà. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; nâng cao mức sống và trình độ dân trí, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ cảnh quan môi trường, đảm bảo cân đối giữa mục tiêu phát triển kinh tế và giữ gìn, bảo vệ an ninh quốc gia.

3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể chủ yếu

Căn cứ vào số liệu thực hiện của ngành du lịch tỉnh giai đoạn 2001-2005, xu hướng phát triển chung của ngành du lịch tỉnh và quốc gia trong những năm tới, dự báo một số chỉ tiêu cụ thể của ngành du lịch tỉnh Khánh Hoà như sau :

Bảng 7 : dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch Khánh Hoà đến năm 2015 Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2005 Dự báo năm 2010 Dự báo năm 2015 1. Tổng số khách du lịch Lượt người 900.289 1.500.000 2.300.000

1.1 Khách quốc tế Lượt người 249.055 500.000 880.000

1.2 Khách nội địa Lượt người 651.234 1.000.000 1.420.000

2. Tổng số phòng phòng 6.714 8.500 11.300

3. Doanh thu du lịch Triệu đồng 643.136 1.300.000 3.000.000

4. Lao động trong ngành người 5.200 8.500 12.000

Nguồn : Sở Du lịch -Thương mại Khánh Hoà

3.2 CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGAÌNH DU LỊCH KHÁNH HOAÌ TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015

3.2.1 Nhóm giải pháp tận dụng ưu điểm 3.2.1.1 Giải pháp xâm nhập thị trường 3.2.1.1 Giải pháp xâm nhập thị trường

Mục tiêu chính của giải pháp xâm nhập thị trường là tìm các biện pháp gia tăng số lượng du khách đến Khánh Hoà tiêu dùng sản phẩm du lịch hiện có của địa phương bằng những nỗ lực tiếp thị mạnh mẽ .

Từ thực trạng phát triển ngành du lịch Khánh Hòa được phân tích ở trên cho thấy Khánh Hòa có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, đặc sắc để phát triển đầy đủ các loại hình du lịch: du lịch biển đảo, du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh, du lịch sinh thái, du lịch bơi lặn, du lịch thể thao trên biển, du lịch văn hóa lễ hội, du lịch săn bắn, leo núi. Trên địa bàn Khánh Hòa đã xây dựng nên các khu du lịch có tầm cỡ quốc gia, khu vực và thế giới: Khu giải trí cao cấp 5 sao Hòn Ngọc Việt, Khu du lịch sinh thái Ninh Vân, khu du lịch tham quan nghỉ dưỡng, bơi lặn Vịnh Vân Phong, khu du lịch Dốc Lết, Đại Lãnh, Hòn Tằm. Những thế mạnh trên đã làm nên thương hiệu Du lịch Khánh Hòa và đã thu hút được lượng lớn khách du

lịch trong và ngoài nước trong thời gian vừa qua.

Trong thời gian tới, để thu hút được nhiều du khách hơn nữa, chính quyền tỉnh và ngành du lịch Khánh Hoà cần lập kế hoạch quảng bá, tiếp thị thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế ở quy mô lớn hơn và sâu rộng hơn.

Đối với thị trường trong nước : ngành du lịch cần có chiến lược và kế hoạch cụ thể cho từng năm về tổ chức các sự kiện, lễ hội đa dạng và phong phú để thu hút khách du lịch. Việc tổ chức các sự kiện, lễ hội phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chương trình, thời gian tránh sự lãng phí các nguồn lực. Việc tổ chức Festival Biển định kỳ đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong sự cảm nhận của du khách về Khánh Hoà, trong thời gian tới Tỉnh cần chủ động triển khai tốt hơn công tác chuẩn bị về kịch bản, quảng bá nhằm tạo sự hấp dẫn, mới mẽ, thu hút và đem lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh đó, ngành du lịch Khánh Hoà cần phối hợp chặt chẽ với các công ty lữ hành, các trung tâm du lịch lớn trong nước để nối tuyến du lịch Khánh Hoà với các điểm du lịch khác trên toàn quốc, để Khánh Hoà là điểm dừng chân mong đợi của du khách trong tất cả các tour du lịch. Ngoài ra, ngành du lịch cũng cần xây dựng các trung tâm cung cấp thông tin du lịch miễn phí tại các ga đường sắt và hàng không để du khách dễ dàng tiếp cận với các thông tin chính xác về du lịch, tránh nạn cò mồi, chèn ép du khách làm xấu đi hình ảnh du lịch Khánh Hoà. Tỉnh cũng cần tập trung tổ chức thành công các hội nghị cao cấp tại Khánh Hoà để làm tiền đề thu hút các hội nghị quốc tế sau này, đồng thời là cơ hội để quảng bá tạo điều kiện thu hút mạnh mẽ hơn nữa loại hình du lịch MICE.

Đối với thị trường nước ngoài : ngành du lịch Khánh Hoà cần tham gia hoặc chủ trì mở các đợt xúc tiến quảng bá hội chợ, triển lãm, hội thảo quốc tế, tuyên truyền trên thông tin đại chúng về những nét đẹp của Xứ sở Trầm Hương, về những lợi thế du lịch mà du khách chỉ thưởng ngoạn được ở Khánh Hoà. Xây dựng kênh trao đổi thông tin, cập nhật thông tin thường xuyên giữa Trung tâm xúc tiến du lịch của Tỉnh

với văn phòng đại diện Du lịch Việt Nam ở các nước là đầu mối giao lưu quốc tế và thị trường trọng điểm như Nhật, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan.

3.2.1.2 Giải pháp phát triển thị trường

Mục tiêu của giải pháp phát triển thị trường của ngành du lịch Khánh Hoà là thu hút lượng khách du lịch từ các địa phương, khu vực mà trước đến nay chưa phải là thị trường du lịch chính của tỉnh.

Từ thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa trong những năm qua thấy lượng du khách nội địa của Khánh Hòa chủ yếu đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Theo dự báo thì lượng khách du lịch của khu vực này sẽ tiếp tục tăng trong những năm đến nhưng do Bình Thuận là tỉnh có các loại hình du lịch gần giống Khánh Hòa, mặc dù không đa dạng và phong phú bằng nhưng có vị trí địa lý gần hơn nên đã thu hút phần lớn lượng khách du lịch ngắn ngày vào cuối tuần. Do vậy, Khánh Hòa phải thực hiện chiến lược thu hút khách du lịch từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ đây là đối tượng du khách thường đi du lịch dài ngày. Một thị trường tiềm năng khác là du khách từ các tỉnh Tây Nguyên do hiện nay thu nhập của người dân ở đây được nâng cao, đời sống cải thiện, nên nhu cầu đi du lịch của người dân Tây Nguyên cũng tăng theo, mặt khác đặc điểm tâm lý của người dân cao nguyên thì thường có sở thích du lịch biển, đảo. Để làm được điều này Khánh Hòa phải thực hiện quảng bá du lịch mạnh mẽ hơn, hỗ trợ các công ty lữ hành quảng bá và thu hút du khách bằng cách liên kết các công ty lữ hành, khách sạn, hãng vận tải thực hiện những tour du lịch với giá rẻ vào những thời điểm không phải là mùa du lịch. Chiến lược phát triển thị trường các tỉnh Tây Nguyên hết sức khả thi bởi hiện nay nhu cầu du lịch của người dân các tỉnh Tây Nguyên đang tăng nhanh , Khánh Hòa lại có vị trí địa lý rất gần và có sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú nhất vùng Nam Trung Bộ.

Đối với du khách quốc tế thì thị trường chính của Khánh Hòa chủ yếu từ các nứớc Châu Âu và Châu Á . Theo dự báo thì trong tương lai, thị trường du lịch Châu Á sẽ chỉ bao gồm chủ yếu các du khách nội địa và du khách quốc tế từ các nước trong khu vực. Như vậy các tour mang nặng tính văn hoá vốn là tiêu điểm thu hút du khách Châu Âu và Bắc Mỹ sẽ được thay thế bằng các tour nghỉ dưỡng, chơi golf. Để tiếp cận xu hướng này ngành du lịch Khánh Hoà cần chú trọng hoàn thiện những khu du lịch cao cấp, mở rộng thêm các hoạt động du lịch khác tại đây.

Một thị trường du lịch tiềm năng mà Việt Nam nói chung Khánh Hòa nói riêng còn ít quan tâm đó là Nga và các nước Đông Âu. Hiện nay nền kinh tế các nư- ớc này đã phục hồi và tăng trưởng mạnh, lượng người đi du lịch hàng năm cũng tăng theo. Việt Nam có lợi thế phát triển thị trường này vì trước đây Việt Nam là nước anh em có cùng thể chế chính trị nên gần gũi và hiểu biết lẫn nhau, hơn nữa hiện nay lượng người Việt Nam còn sống trên nước Nga và Đông Âu khá nhiều, đây là điều kiện thuận lợi để quảng bá du lịch thu hút khách du lịch đến Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng so với các nước khác trong khu vực.

3.2.1.3 Giải pháp đa dạng hoá và khác biệt hoá sản phẩm

Mục tiêu của giải pháp là gia tăng số lượng du khách đến Khánh Hoà bằng biện pháp phát triển những sản phẩm du lịch mới thông qua hình thức đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng của các sản phẩm du lịch hiện tại để tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa trong những năm qua cho thấy rằng sản phẩm du lịch Khánh Hòa khá phong phú với nhiều loại hình để hấp dẫn du khách, nhưng nhìn chung các sản phẩm du lịch chủ yếu vẫn dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có để phát triển thành các khu du lịch, các địa điểm tham quan nghỉ dưỡng. Khánh Hòa cũng chưa có sự đầu tư lớn để tạo nên một số khu du lịch với đầy đủ các loại hình du lịch, các dịch vụ vui chơi giải trí mà chủ yếu vẫn là

các sản phẩm đơn lẻ, làm cho khách phải di chuyển nhiều vừa tốn thời gian vừa tốn chi phí. Để khắc phục hạn chế này, tỉnh cần thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm làm phong phú thêm, đa dạng thêm các sản phẩm du lịch nhằm tạo nên tính hấp dẫn, đặc sắc của du lịch tỉnh, có như vậy mới thu hút được khách đồng thời kéo dài thời gian lưu trú của khách.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh và khai thác lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch của tỉnh, các loại hình sản phẩm du lịch của tỉnh cần được phát triển như sau :

Phát triển sản phẩm du lịch gắn với thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển: cùng với việc nâng cao chất lượng du lịch của các loại hình du lịch hiện đang có như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lặn biển, các trò chơi thể thao trên biển, du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu, du lịch thám hiểm,..ngành du lịch Khánh Hòa cần phải đầu tư phát triển các loại hình du lịch mà tỉnh đang có thế mạnh, có đầy đủ các điều kiện để phát triển như du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh bằng liệu pháp tắm nước nóng, nước khoáng, tắm biển. Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng cần phát triển các loại hình vui chơi giải trí gắn với biển như lướt ván, đua thuyền, đặc biệt lưu ý các bãi biển có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế và du khách nghỉ cuối tuần từ các đô thị lớn. Đầu tư phát triển tránh sự trùng lắp và đơn điệu của các khu du lịch biển nghỉ dưỡng. Nâng cấp và quy hoạch chi tiết các bãi tắm có nhiều cảnh đẹp và đã được du khách biết đến như bãi tắm Nha Trang, Đại Lãnh, Dốc Lết, Vân Phong, Bãi Dài.

Tỉnh cũng cần triển khai áp dụng và hoàn thiện loại hình Du lịch hội nghị (MICE), đây là một loại hình du lịch mà lâu nay Khánh Hòa ít quan tâm phát triển; có phát triển được loại hình du lịch này mới thu hút được khách du lịch hạng sang, có mức chi tiêu gấp nhiều lần khách thường, đồng thời đây cũng là một hình thức quảng bá du lịch cho du khách nước ngoài.

Phát triển sản phẩm du lịch gắn với khai thác giá trị văn hoá, tài nguyên nhân văn : Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên ngành du lịch Khánh Hòa còn phải chú trọng phát triển loại hình du lịch văn hóa dựa vào các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của tỉnh như Tháp Bà, chùa Long Sơn, Am Chúa, Thành cổ Diên Khánh, các căn cứ cách mạng, các lễ hội truyền thống đặc biệt của địa phương: Lễ hội Tháp Bà, Lễ hội cầu Ngư, lễ hội Am chúa. Xây dựng các chương trình tham quan làng nghề truyền thống, tìm hiểu đời sống cộng đồng dân cư địa phương. Đối với khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế, việc mua sắm các hàng hoá lưu niệm, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ là một sở thích và nhu cầu thường xuyên. Để khai thác thị hiếu này, ngành du lịch tỉnh đẩy mạnh việc sản xuất , giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ cho du khách. Hàng lưu niệm phục vụ du khách cần phải phong phú, gắn kết với hệ thống các làng nghề truyền thống, mang đặc trưng văn hoá nổi bật của địa phương.

Phát triển sản phẩm du lịch tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái : trong thời gian qua, du lịch Khánh Hòa chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên du lịch vùng ven biển, còn sản phẩm ở vùng nông thôn và miền núi còn ít, chưa được ngành du lịch quan tâm đầu tư đúng mức. Do vậy để tạo ra những sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng và hấp dẫn tỉnh cần đầu tư phát triển các loại hình du lịch sinh thái, leo núi,thám hiểm, tham quan ở miền núi mà Khánh Hòa rất có tiềm năng để phát triển, đặc biệt khu di tích núi Bà có khí hậu giống như Đà Lạt thuận lợi cho phát triển tour du lịch nghỉ dưỡng miền biển và cao nguyên; xây dựng các chương trình du lịch cho du khách tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái biển tại khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang và Rạn Trào-Vân Phong, tìm hiểu hệ sinh thái rừng , thác, hồ tại các địa điểm Diên Khánh, Ninh Hoà, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.

3.2.1.4 Giải pháp thu hút vốn đầu tư

Để thực hiện mục tiêu đón 1.500.000 khách du lịch vào năm 2010 và 2.300.000 khách vào năm 2015 thì nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch vào khoảng 15.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng khoảng 2.000 tỷ đồng. Để có được nguồn vốn đầu tư này, chính quyền Tỉnh và ngành du lịch Khánh Hoà cần thực hiện các chính sách và giải pháp đồng bộ nhằm huy động vốn của các thành phần kinh tế trong nước và kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài; thực hiện xã hội hoá đầu tư phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước làm “vốn mồi” để huy động và sử dụng các nguồn vốn khác.

Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch : việc phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các khu du lịch như hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống nước, xử lý chất thải, bưu chính viễn thông... có tính quyết định trong việc thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch. Nếu không giải quyết sớm sẽ làm chậm việc thực hiện các dự án đăng ký đầu tư, làm mất thời cơ và đối tác đầu tư. Hiện nay, nguồn thu ngân sách của tỉnh còn rất hạn chế không đáp ứng được yêu cầu đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng, để thực hiện được yêu cầu này tỉnh cần thực hiện các giải pháp sau:

- Tranh thủ nguồn vốn đầu tư các chương trình quốc gia về du lịch của trung ương và vốn của các nhà tài trợ trong và ngoài nước; tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ các nguồn trái phiếu chính phủ.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU TỈNH BÌNH PHƢỚC (GIAI ĐOẠN 2011 – 2015) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)