2.2.2.1 Lượng khách du lịch đến Khánh Hoà
Việt Nam trong giai đoạn 1990-1995 là giai đoạn bắt đầu đổi mới, là giai đoạn hội nhập với thế giới nên lượng khách du lịch nước ngoài tăng lên, đồng thời nền kinh tế Việt Nam cũng đã có những bước tiến nhanh, thu nhập của người dân tăng nên người dân Việt Nam cũng đã đi du lịch nhiều hơn. Vì vậy trong giai đoạn này lượng khách du lịch đến Khánh Hòa đã tăng mạnh từ năm 1990 là 77.700 lượt khách, năm 1995 là 317.000 lượt khách với tốc độ tăng trưởng bình quân là 32,5%/năm.
Giai đoạn từ năm 1995-2000 là giai đoạn có khủng hoảng tài chính trong toàn khu vực nên lượng khách quốc tế cũng như khách nội địa đến Khánh Hòa tăng không đáng kể. Cụ thể là lượng khách du lịch năm 1995 là 317.000 lượt khách /năm thì năm 2000 là 398.700 lượt khách/năm với tốc độ tăng trưởng bình quân là
4,69%/năm. Trong đó khách nội địa có mức tăng bình quân 4,5%/năm là khách quốc tế có mức tăng bình quân là 5,17%. Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 lượng khách du lịch đến tỉnh Khánh Hòa đã bắt đầu tăng mạnh hơn với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 16,2%/năm trong đó mức tăng bình quân hàng năm của khách nội địa là 16,7%/năm và của khách quốc tế là 15,1%/ năm; đến cuối năm 2005 tổng số khách du lịch đến Khánh Hoà là 902.468 lượt người, trong đó khách du lịch quốc tế là 249.055 lượt người và khách du lịch nội địa là 651.234 lượt người. Bảng 3 : Số lượng khách du lịch đến Khánh Hoà giai đoạn 2001-2005
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Lượt khách lưu trú, trong đó : 495.000 539.827 584.127 699.420 902.468 Khách quốc tế (lượt người) 141.650 194.993 183.471 210.150 249.055 Khách Việt Nam (lượt người) 353.350 344.834 400.656 489.270 651.234 2. Ngày khách lưu trú, trong đó : 983.450 1.023.196 1.115.857 1.352.430 1.810.365 Khách quốc tế (ngày) 341.823 426.679 400.888 475.980 594.157 Khách Việt Nam (ngày) 641.627 596.499 714.969 876.450 1.216.208 Nguồn : Sở Du lịch -Thương mại Khánh Hoà
2.2.2.2. Doanh thu từ du lịch của tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa từ lâu đã là địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam nên doanh thu từ du lịch của tỉnh tương đối cao với tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch bình quân hàng năm cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Nếu như năm 1990 doanh thu du lịch của tỉnh mới chỉ ở mức 6,9 tỷ đồng thì đến năm 2005 con số này đã là 643 tỷ đồng. Với mức tăng trưởng doanh thu cao, ngành du lịch Khánh Hoà đang dần khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Thực tế tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2005 cho thấy đã có bước chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế với tỷ trọng GDP dịch vụ , du lịch chiếm 40,95% GDP toàn tỉnh. Kết quả thực hiện doanh thu từ du lịch đã khẳng định sự đúng đắn của chương
trình phát triển du lịch Khánh Hoà, hiệu quả hoạt động của ngành du lịch tỉnh đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Bảng 4 : Doanh thu du lịch của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2001-2005
ĐVT : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tổng Doanh thu, trong đó : 246.106 297.273 360.202 456.000 643.136 1. Doanh thu du lịch, trong đó: 135.259 162.272 197.502 266.330 367.852
1.1 Thuê phòng 113.472 124.700 137.020 188.665 282.055
1.2 Lữ hành 3.511 4.800 6.942 9.837 10.553
1.3 Vận chuyển hành khách 2.854 2.503 4.500 7.943 16.520
1.4 Thu khác 15.422 30.269 49.040 59.885 58.724
2. Doanh thu bán hàng hoá 27.944 38.297 50.200 42.879 58.031
3. Doanh thu bán hàng ăn uống 70.248 81.632 92.750 122.885 179.316
4. Doanh thu khác 12.655 15.072 19.750 23.906 37.937
Nguồn : Niên giám thống kê Khánh Hoà 2005- Cục Thống kê Khánh Hoà 2.2.2.3 Các dịch vụ hỗ trợ:
Trên địa bàn tỉnh ngoài rất nhiều danh lam thắng cảnh, địa điểm tham quan vui chơi giải trí, di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng còn có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe các khu nghỉ dưỡng, chữa bệnh, các dịch vụ lặn khám phá vẻ đẹp kỳ bí của đáy biển, các trò chơi thể thao trên biển. Nhưng hầu như đều được tổ chức vào ban ngày, còn ban đêm thì hoạt động vui chơi giải trí còn rất đơn điệu nghèo nàn về cả số lượng lẫn chất lượng, chỉ có một vài khách sạn thỉnh thoảng tổ chức chương trình ca múa nhạc trong khuôn viên khách sạn của họ. Đặc biệt là thiếu những trung tâm mua sắm lớn với những sản phẩm đặc trưng, truyền thống của tỉnh để phục vụ cho khách du lịch. Điều này đã phần nào làm giảm sức hấp dẫn của du lịch tỉnh Khánh
Hòa đồng thời cũng hạn chế sức tiêu dùng của khách du lịch dẫn đến doanh thu du lịch tăng chậm.
2.2.2.4 Hoạt động marketing của ngành du lịch Khánh Hoà
Nhìn chung, hoạt động marketing của Du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Khánh Hoà nói riêng còn tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực. Sự phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp, giữa trung ương và địa phương, giữa ngành du lịch và các ngành hữu quan còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ. Cơ chế chính sách cho hoạt động xúc tiến du lịch chưa phù hợp, chưa có văn bản hướng dẫn dưới luật về xúc tiến du lịch.
Trong thời gian qua, ngành du lịch Khánh Hoà đã duy trì việc phát hành Bản tin Du lịch Thương mại, phát hành các ấn phẩm quảng bá về du lịch Khánh Hoà, xây dựng các chương trình chuyên mục du lịch trên sóng phát thanh và truyền hình của địa phương và trung ương. Ngành du lịch cũng đã tổ chức được các hoạt động văn hoá du lịch trong năm theo các chủ đề như : Tháng 4 “Du lịch lễ hội xứ Trầm hương”, Tháng 6 “ Nối kết con đường di sản Miền Trung-Du lịch hè Nha Trang “, định kỳ tổ chức tháng du lịch hàng năm với chủ đề “ Tháng 8 -Nha Trang -Điểm hẹn”. Năm 2003, ngành du lịch cùng với các cơ quan chức năng khác trong tỉnh đã hoàn thành các thủ tục đăng ký để Vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên thứ 29 trong Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Ngành du lịch Khánh Hoà đã giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện chương trình Festival biển định kỳ tổ chức hai năm một lần và gần đây nhất là ngành đã phối hợp tổ chức thành công cuộc thi hoa hậu Việt Nam tại khu giải trí cao cấp Hòn Ngọc Việt.
Tuy nhiên, hoạt động chiêu thị, quảng bá hình ảnh vẫn thiếu một chiến lược bài bản, chuyên nghiệp, chưa tiếp cận được với truyền thông quốc tế. Việc quảng bá hình ảnh Vịnh Nha Trang là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới đến với du khách quốc tế mới dừng lại ở mức độ tiếp thị tại chỗ đối với những du khách đã đến
Việt Nam, ngành du lịch tỉnh chưa có một kế hoạch tiếp thị thương hiệu ra quốc tế. Việc áp dụng các phương tiện công nghệ thông tin để quảng bá du lịch chưa được các đơn vị trong ngành quan tâm ứng dụng.
2.2.2.5 Hoạt động đầu tư vào ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa
Tình hình đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của tỉnh từ năm 2001 đến nay phát triển khá sôi động so với các giai đoan trước, ngoài các công trình giao thông được đầu tư bằng ngân sách địa phương và trung ương, tỉnh đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một số lớn dự án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí mang tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế đã được triển khai xây dựng, trong đó đáng chú ý là : khu du lịch quần thể khách sạn 5 sao Hòn Ngọc Việt (tổng vốn đầu tư 450 tỷ đồng), hệ thống cáp treo ra đảo Hòn tre (105 tỷ đồng), khu nghỉ dưỡng cao cấp Sunrise (146 tỷ đồng), khu du lịch sinh thái Evason Hideaway (97 tỷ đồng). Trong giai đoạn 2001-2005, toàn tỉnh đã có thêm hơn 100 khách sạn với hơn 2.400 phòng thuộc các thành phần kinh tế ra đời với trang thiết bị hiện đại; phát triển thêm hơn 200 chiếc tàu phục vụ du lịch, mạng lưới taxi với 6 đơn vị kinh doanh hơn 250 đầu xe và mạng lưới xe bus với 50 đầu xe đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của du khách. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang có nhiều dự án du lịch được tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng (phụ lục 3).
Xu thế đầu tư chiều sâu trong xây dựng, trang thiết bị kỹ thuật, đa dạng dịch vụ với phương thức quản lý kinh doanh hiện đại đang chiếm ưu thế trong quá trình phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết loại hình đầu tư tập trung vào các khu du lịch, khách sạn, làng nghỉ dưỡng, các điểm du lịch sinh thái, đầu tư vào lĩnh vực khu vui chơi giải trí chưa nhiều. Hậu quả là đã có một sự thiếu cân đối trong các sản phẩm du lịch của tỉnh. Ngoài ra các dự án triển khai chậm so với tiến độ là độ công tác đền bù giải phóng mặt bằng chậm chạp dẫn đến việc bàn giao đất không đúng tiến độ, ảnh hưởng đến tốc độ thu
hút đầu tư của tỉnh.
2.2.3 Nhận định những điểm mạnh, điểm yếu của du lịch tỉnh Khánh Hòa 2.2.3.1 Những điểm mạnh của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa 2.2.3.1 Những điểm mạnh của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa
- Khánh Hòa có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, đa dạng, hấp dẫn và đặc sắc. Khánh Hòa cũng là nơi giao lưu của nhiều nền văn hóa, có rất nhiều các di tích lịch sử văn hóa, có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc có thể thu hút nhiều du khách tới tham gia, tham quan và nghiên cứu.
- Khánh Hòa có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài, nhất là đầu tư vào các khu du lịch, các cơ sở lưu trú. Các chính sách khuyến khích đầu tư và công cuộc cải cách hành chính đã tạo sự kích thích cho các doanh nghiệp đầu tư và mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và các hoạt động kinh doanh hỗ trợ khác.
- Vịnh Nha Trang đã được công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, đây là điều kiện tốt để quảng bá hình ảnh du lịch Khánh Hoà , thu hút sự quan tâm của các tổ chức và các nhà đầu tư trên thế giới đầu tư vào du lịch Khánh Hoà
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và hệ thống các doanh nghiệp du lịch tăng trưởng tốt cả về số lượng và chất lượng; một số khách sạn, khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể đáp ứng được những đòi hỏi cao của du khách.
- Khánh Hòa có ưu thế rất lớn về vị trí trong không gian phát triển du lịch của vùng Nam Trung Bộ; Khánh Hòa là một trong những địa phương có tốc độ phát triển du lịch nhanh nhất hiện nay.
- Khánh Hòa có môi trường du lịch khá an toàn, cộng đồng dân cư hiền hòa, hiếu khách; ý thức văn minh trong các tầng lớp dân cư được nâng cao; nguồn nhân lực dồi đào đáp ứng được nhu cầu về lao động cho sự phát triển du lịch của tỉnh.
2.2.3.2 Những điểm yếu của du lịch tỉnh Khánh Hòa
- Hoạt động xúc tiến và quảng bá các sản phẩm du lịch của địa phương ra thị trường thế giới đặc biệt là các nước phát triển về kinh tế du lịch vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chưa mang tính chuyên nghiệp.
- So với nhu cầu phát triển thì nguồn nhân lực du lịch mới chỉ đáp ứng được về mặt số lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, thiếu chuyên gia quản lý giỏi và nhân viên phục vụ có kỹ năng chuyên môn cao.
- Hoạt động du lịch mới chỉ phát triển về bề rộng mà chưa đi vào chiều sâu, trên địa bàn toàn tỉnh còn thiếu các dự án cao cấp để thu hút du khách quốc tế có mức chi tiêu cao, thiếu các dịch vụ nhà hàng cao cấp, khu vui chơi giải trí, khu thể thao sân golf.
- Đời sống một bộ phận dân cư còn thấp, ý thức bảo vệ môi trường cũng như ý thức xây dựng thành phố du lịch trong cộng đồng dân cư chưa cao; quản lý nhà nước về du lịch vẫn để xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa chấp hành tốt quy định kinh doanh của ngành
- Công tác điều chỉnh quy hoạch và quản lý quy hoạch còn bị động, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển du lịch. Vốn đăng ký đầu tư vào các dự án du lịch tuy nhiều, nhưng tiến độ đầu tư triển khai chậm, chưa phát huy hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh.
- Nạn cò mồi, bán hàng rong, ăn xin chưa được chặn đứng. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn phức tạp. Sự phối hợp giữa các sở ngành, địa phương còn thiếu đồng bộ, chưa hiệu quả.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển của ngành tuy đã được đầu tư tương đối nhưng vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch
- Một số khu du lịch, điểm du lịch còn khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được đầu tư tôn tạo đúng mức. Chương trình du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chưa đáp ứng được nhu cầu của từng đối tượng du khách, của mỗi thị trường.
- Thiếu các khu vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch đặc biệt là các hoạt động vui chơi giải trí vào ban đêm để kéo dài ngày lưu trú của khách.
- Các di tích lịch sử văn hóa chưa được bảo tồn, tôn tạo đúng mức dẫn đến một số bị xuống cấp, các lễ hội văn hóa thường được địa phương tự tổ chức chứ chưa được tỉnh quan tâm đầu tư để thu hút khách du lịch.
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGAÌNH DU LỊCH KHÁNH HOAÌ NGAÌNH DU LỊCH KHÁNH HOAÌ
2.3.1 Yếu tố kinh tế
Công cuộc đổi mới đã làm cho đời sống kinh tế nước ta khởi sắc và ngày càng năng động hơn. Kết quả đạt được từ năm 1991 đến nay cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã có nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng liên tục với nhịp độ cao, bình quân mỗi năm tăng gần 8%. Tỷ lệ lạm phát đã giảm đến mức có thể chấp nhận được. Thâm hụt ngân sách được kiểm soát tốt hơn và đã có cơ sở để ổn định kinh tế ở tầm vĩ mô. Những điều kiện thuận lợi trên đã khuyến khích các nhà đầu tư vững tin hơn vào môi trường kinh doanh của Việt Nam. Trong những năm qua, đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam (FDI) ngày càng gia tăng, trong đó có lĩnh vực du lịch.
Chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần cũng đã tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát triển dẫn đến thu nhập của người dân không ngừng nâng cao thúc đẩy nhu cầu đi du lịch của người dân gia tăng. Du khách đòi hỏi phải có những sản phẩm đa dạng, phong phú và đặc sắc hơn, chất lượng du lịch cũng phải được cải tiến, nâng cao để thỏa mãn được nhu cầu của khách, đồng thời vấn đề an toàn trong du lịch cũng phải được quan tâm đúng mức. Đây vừa là thuận lợi vừa là thách thức
cho ngành du lịch Khánh Hòa trong việc đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch.
2.3.2 Yếu tố chính trị và luật pháp
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế cả nước, các cơ chế và chính sách phát triển du lịch đã được hình thành tạo môi trường cho du lịch phát triển. Các chủ trương, chính sách này đã được thể chế hoá bằng các văn bản