Mang điện gió đến những vùng khó khăn, biên giới, hải đảo

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Cơ sở cơ học thủy khí và khả năng ứng dụng Động cơ gió (Trang 81)

a. Hai máy đo gió đặt cách nhau 20m; b diễn biến vận tốc gió theo ngày tại các điểm cách nhau một vài km.

3.2.Mang điện gió đến những vùng khó khăn, biên giới, hải đảo

Từ những ưu điểm sẵn có của nguồn năng lượng thiên nhiên này, tại Chợ Thiết bị và Công nghệ Việt Nam 2005, Công ty AIC đã giới thiệu một số loại máy phát điện bằng sức gió, tua-bin sức gió. Ông Vũ Hồng Giang cũng cho biết: định hướng thị trường của Công ty sẽ đưa điện gió đến những vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng cao, vựng sõu, xa... bởi đây là những nơi có nhu cầu về điện nhưng không thuận lợi cho việc phát triển nhiệt điện, thủy điện.

Ông Giang cũng cho biết thêm, mặc dù điện gió có nhiều lợi ích như vậy nhưng từ trước tới nay ở Việt Nam chưa phát triển nhiều, hoặc cũng có những nơi sản xuất điện gió nhưng chưa thành công do lựa chọn công nghệ chưa chuẩn hoặc chọn địa điểm chưa thích hợp. Do hệ thống máy phải sản xuất trong điều kiện khắc nghiệt nên cần lựa chọn công nghệ đặc biệt chống chịu được độ ẩm cao, muối mặn... Bên cạnh đó cũng cần phải khảo sát, lựa

Loan

chọn địa điểm đặt thiết bị nơi có thể tận dụng được sức gió lớn nhất. Dựa trên những điểm này, Công ty đó cú những khảo sát và lựa chọn công nghệ để khắc phục những khó khăn, đưa điện gió đến với những nơi điện lưới quốc gia không đến được.

Qua kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy, nhiều hải đảo, các tỉnh duyên hải từ ven biển Bình Định đến Bình Thuận, Tõy Nguyờn và dãy Trường Sơn thuộc phía Bắc Trung bộ Việt Nam là những khu vực thuận lợi để lắp đặt hệ thống tua-bin gió. Trong tương lai khi các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá, dầu khí cạn kiệt, thủy điện khó kiểm soát thì việc phát triển nguồn năng lượng sạch như năng lượng sức gió cần được khai thác. Qua phân tích các đặc tính kỹ thuật của một số máy phát điện động cơ diezel, năng lượng mặt trời, năng lượng sức gió do cỏc hóng khác nhau trên thế giới sản xuất, đồng thời với việc phân tích lợi ích kinh tế có thể nhận thấy rằng việc sử dụng nguồn điện từ sức gió là một giải pháp tối ưu đối với khu vực gặp khó khăn trong việc kéo đường dây tải điện quốc gia.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Cơ sở cơ học thủy khí và khả năng ứng dụng Động cơ gió (Trang 81)