Tính kinh tế của phát điện gió

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Cơ sở cơ học thủy khí và khả năng ứng dụng Động cơ gió (Trang 77)

a. Hai máy đo gió đặt cách nhau 20m; b diễn biến vận tốc gió theo ngày tại các điểm cách nhau một vài km.

3.1.4.Tính kinh tế của phát điện gió

Chi phí để xây dựng một trạm phát điện gió gồm:

• Chi phí cho máy phát điện và cỏc cỏnh đún giú chiếm phần chủ yếu. Có nhiều hãng sản xuất các thiết bị này, nhưng với giá bán và chất lượng kỹ thuật rất khác nhau.

• Chi phí cho bộ ổn áp và hòa mạng, tự động đưa dòng điện về điện áp và tần suất với mạng điện quốc gia.

• Chi phí cho ắc-quy, bộ nạp và thiết bị đổi điện từ ắc-quy trở lại điện xoay chiều. Các bộ phận này chỉ cần cho các trạm hoạt động độc lập. • Chi phí cho phần tháp hoặc trụ đỡ tùy thuộc chiều cao trụ, trọng lượng

thiết bị và các điều kiện địa chất công trình. Phần tháp có thể sản xuất tại Việt Nam để giảm chi phí. Với các trạm phong điện đặt trờn nóc nhà cao thì chi phí này hầu như không đáng kể.

• Chi phí cho việc vận chuyển tới nơi xây dựng và công việc lắp đặt trạm. Chi phí này ở Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với các nước khác, đặc biệt nếu xây dựng ở vùng ven biển, ven sông hoặc dọc theo các tuyến đường sắt.

* So sánh chi phí đầu tư giữa điện gió và thủy điện

Toàn bộ chi phí cho một trạm phát điện gió 4800 kW khoảng 3 000 000 Euro.

Với 500 trạm phát điện gió loại 4800 kW sẽ có công suất 2,4 triệu kW, bằng công suất nhà máy thủy điện Sơn La , tổng chi phí sẽ là:

Loan

500 x 3 000 000 € = 1,50 tỷ Euro = 1,875 tỷ USD, chi phí này nhỏ hơn 2,4 tỷ USD, là dự toán xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La.

* Giá thành mỗi kWh

Giá thành một kWh điện trong 10 năm đầu có thể tính như sau

Sản lượng điện của trạm trong 1 năm là: 4800kW x 2200 giờ = 10 560 000 kWh (ở đây tính trạm chỉ đủ gió để hoạt động 2200 giờ - khoảng ẳ thời gian một năm)

Một trạm 4800 kW trong 10 năm có sản lượng điện là 105 600 000 kWh

Chi phí để xây dựng trạm là 3 000 000 € Chi phí duy tu bảo dưỡng trong 10 năm là: 240 000 € Toàn bộ chi phí trong 10 năm đầu là 3 240 000 € Chi phí cho 1 kWh là:

3 240 000 : 105 600 000 = 0,031 €

Tính ra tiền Việt Nam với tỷ giá 20 000 Đồng / 1 €: 0,031 x 20 000 = 620 đồng / kWh

Giá thành 1 kWh điện trong 10 năm tiếp theo:

10 năm tiếp theo chỉ phải chi cho việc duy tu bảo dưỡng, giá thành sẽ là: 240 000 € : 105 600 000kWh = 0,0023 € / 1 kWh

Tính ra tiền Việt Nam : 0,0023 x 20 000 = 46 đồng / 1 kWh

Không công nghệ nào cung cấp điện giá rẻ như phát điện gió.

* Sau bao lâu thì thu hồi được vốn đầu tư ?

Tính với giá điện bình quân ở Việt Nam hiện nay là 1200 đồng / 1 kWh tương đương 0,06 €) sau 5 năm, sản lượng điện của trạm có trị giá là:

5 x 10 560 000 x 0,06 = 3 168 000 €

Giá trị sản lượng này tương đương chi phí xây dựng 1 trạm 4800 kWh cùng với chi phí bảo dưỡng máy trong 5 năm. Như vậy chỉ cần 5 năm đã thu hồi toàn bộ vốn đầu tư xây dựng trạm phát điện gió. Sau khi đã thu hồi đủ vốn, chi phí hàng năm chỉ còn rất nhỏ so với lợi tức do trạm phát điện gió mang lại.

Loan

Thời gian thu hồi vốn còn phụ thuộc các yếu tố khác liên quan tới sản lượng điện thực tế của trạm. Trên đây tính với trạm hoạt động 2200 giờ/năm. Nếu trạm chỉ hoạt động 1100 giờ/năm hoặc ít hơn thì phải trên 10 năm mới thu hồi đủ vốn. Sản lượng của trạm phát điện gió phụ thuộc vào lượng gió tại địa điểm đặt trạm và tính năng thiết bị. Máy phát điện gió của các nhà sản xuất khác nhau có thể cùng công suất danh định như nhau nhưng sản lượng điện rất khác nhau.

* Kinh phí, nhân lực và thời gian cho việc xây dựng phát điện gió

Nhiệt điện và thủy điện thường được phát đi từ những nhà máy có công suất lớn, cần có sự đầu tư, xây dựng và quản lý của ngành điện lực Nhà nước. Các trạm phát điện gió có vốn đầu tư nhỏ hơn nhiều, dù xây dựng đơn chiếc hay hàng loạt. Một địa phương, một nhà đầu tư, một doanh nghiệp hoặc cá nhân cũng có thể sở hữu được một hoăc một số trạm phát điện gió, tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Có thể phát động một phong trào

toàn dân làm gió điện. Khi đó chủ trương điện lực đi trước một bước sẽ trở thành hiện thực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể thực hiện phong trào toàn dân làm gió điện theo những cách như sau:

1)Nhà nước cho phép các địa phương, các ngành, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hoặc cá nhân được quyền xây dựng và sở hữu một số trạm phát điện gió, tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Chủ sở hữu được quyền sử dụng sản lượng điện sản xuất ra hoặc bán cho ngành điện lực qua lưới điện quốc gia. Hiện đang còn một khoảng cách lớn giữa cung và cầu về điện năng ở nước ta. Khu vực điện lực do tư nhân sở hữu chỉ góp phần rút ngắn khoảng cách này, nhưng không thể trở thành nhân tố cạnh tranh với ngành điện Nhà nước. Hơn nữa thông qua việc thu mua điện của các trạm phong điện tư nhân và phân phối lại qua mạng điện quốc gia, ngành điện Nhà nước còn thu được một khoản kinh phí đáng kể.

Loan

2) Ngành điện vận động các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hoặc cá nhân đóng trước từ 1 tới 5 năm tiền điện, và cam kết sau này người đóng tiền trước sẽ được giảm giá điện theo một tỷ lệ đáng kể, trong một thời gian tùy theo số tiền đóng trước. Đây là một cách huy động vốn để xây dựng phát điện gió. Chỉ cần số tiền điện 5 năm đã huy động được, có thể đủ kinh phí để xây dựng số trạm phát điện gió có sản lượng tương ứng với nhu cầu của người ứng tiền. Việc cam kết giảm giá điện sẽ làm cho các doanh nghiệp yên tâm khi ứng tiền trước, trong tình hình giá dầu khí và các loại nhiên liệu tăng liên tục từ nhiều năm nay. Sau khi xây dựng xong, ngành điện có thể bán trạm phát điện gió để có vốn làm các trạm khác.

3)Việc xõy dưng các trung tâm phát điện gió lớn với hình thức công ty cổ phần, bán cổ phiếu chứng khoán... chắc chắn sẽ được hưởng ứng mạnh mẽ khi mọi người thấy được hiệu quả rất cao của việc đầu tư vào phát điện gió. Một đội xây lắp từ 30 người có thể cất dựng được một trạm phát điện gió trục ngang, từ 5 người có thể hoàn thành một trạm phát điện gió trục đứng. Việc kiểm tra các thông số kỹ thuật và bảo dưỡng cần thực hiện định kỳ, với trạm phát điện gió trục ngang mỗi tháng một lần, với trạm trục đứng chỉ cần mỗi năm một lần. Không ngành sản xuất nào cần ít nhân công như phát điện gió. Tuy nhiên việc xõy dựng hàng loạt trạm phát điện gió trên cả nước sẽ tạo thêm việc làm cho hàng trăm ngàn lao động.

Toàn bộ việc lắp dựng một trạm phát điện gió trục đứng 40 kW có thể hoàn thành trong 3 ngày, kể từ khi làm móng, dựng cột, lắp máy tới khi nghiệm thu và đưa vào hoạt động. Việc thi công các trạm phát điện gió trục ngang cần từ 15 tới 45 ngày, tùy theo loại trạm phát điện gió, chiều cao tháp và các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn nơi xây dựng.

Không nhà máy điện nào có thể xây dựng nhanh như trạm phát điện gió.

Để xây dựng một nhà máy thủy điện cần có sự chuẩn bị rất lâu từ trước. Riờng cỏc việc điều tra, quy hoạch, chọn phương án... có thể kéo dài hàng chục năm. Đối với phát điện gió cũng cần thực hiện những bước này,

Loan

nhưng nhanh hơn. Sau một thời gian sử dụng, nếu cần có thể rời trạm tới nơi khác. Nếu là trạm phát điện gió công suất nhỏ thì việc di chuyển càng không mấy khó khăn.

Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thử thách lớn. Để vượt qua được những thử thách đó cần có một nền công nghiệp điện năng phát triển. Xây dựng phát điện gió là một giải pháp hiện thực, có hiệu quả cao, có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu điện năng của cả nước. Phát điện gió còn có thể phát huy tác dụng to lớn trong sự nghiệp tăng cường an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào cỏc vựng sõu, vựng xa, công cuộc xóa đói giảm nghèo, và tạo thêm việc làm cho hàng triệu người lao động ở mọi nơi, trong mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước.

Điện gió thực sự là mụt kho báu vô tận ngay trước mắt. Tiền vốn là chìa khóa kho báu đã nằm trong tay các doanh nhân. Kho báu đang chờ người mở.

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm Cơ sở cơ học thủy khí và khả năng ứng dụng Động cơ gió (Trang 77)