2 lúa Lúa xuâ n– Lúa mùa 554 175,45 89,
3.5. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho huyện
3.5.1. Căn cứ xây dựng định hướng
- Căn cứ vào quỹ đất hiện có năm 2013 và quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch tổng thể và Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Lý Nhân đến năm 2020
- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương, tính chất đất
đai và kinh nghiệm sản xuất của người dân
- Căn cứ vào thực tếđiều tra trên 3 tiểu vùng và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng vùng.
3.5.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp
Đểđáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 24/4/2013 phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm (2011-2015) của huyện Lý Nhân phân bổ lại diện tích đất đai trên
địa bàn huyện theo hướng chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sang đất phi nông nghiệp. Trong nội bộ đất nông nghiệp sẽ có sự chu chuyển giữa đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác.
Theo kết quả của quá trình nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lý Nhân trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy các loại hình sử dụng đất hiện có trên địa bàn có tính ổn định và có thể sử dụng lâu dài. Diện tích đất trồng lúa theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội bị suy giảm ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73
cả 3 tiểu vùng nên việc lựa chọn kiểu sử dụng đất chuyên lúa 2 vụ cần thay đổi theo hướng luân canh 3 vụ lúa, 2 lúa cây vụ đông và chuyển một phần diện tích
đất lúa đồng trũng kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra cần tạo điều kiện phát triển các loại cây trồng ưu thế của từng tiểu vùng để trở thành cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao như khoai tây, đậu tương, ngô, các loại rau như cải thảo, súp lơ, cà chua, bí xanh.. Bảng 3.20. Dự kiến diện tích các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 Đơn vị: ha Loại hình sử dụng đất Kiểu hình sử dụng đất Diện tích năm 2013 Diện tích năm 2020 Tăng, giảm Tiểu vùng 1:
1. 2 lúa Lúa xuân – Lúa mùa 528,78 479,18 - 49,6 2. Chuyên rau, màu Lạc – Ngô – Đậu tương 328,05 333,68 + 5,63 2. Chuyên rau, màu Lạc – Ngô – Đậu tương 328,05 333,68 + 5,63 Ngô – Đậu tương – Dưa chuột 302,83 313,04 + 10,21 Chuyên rau 202,07 206,43 + 4,36 3. 2 vụ lúa – 1 vụ màu Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô Đông 505,17 518,6 + 13,43 Lúa xuân – Lúa mùa – Lạc 458,03 468,8 + 10,77 4. Nuôi trồng thủy sản Chuyên cá thịt 315,73 320,93 + 5,2 Tiểu vùng 2:
1.Chuyên lúa Lúa xuân – Lúa mùa 1.768,03 1.723,53 - 44,5 2. 2 vụ lúa – 1 vụ màu Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang 802,04 812,95 +10,91 Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai tây 818,82 832,40 +13,58 Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông 792,68 801,10 +8,42
3.Cây ăn quả Vải 70,08 77,58 +7,50
4. Nuôi trồng thủy sản Chuyên cá thịt 473,74 477,83 +4,09 Tiểu vùng 3:
1. Chuyên rau, màu Ngô xuân – Ngô mùa – Bí xanh 452,50 458,52 +6,02 Ngô xuân – Đậu tương – Ngô đông 501,68 512,1 +10,42 Chuyên rau 528,02 512,22 - 15,8 2. 2 lúa Lúa xuân – Lúa mùa 937,06 884,36 - 52,70 3. 2 vụ lúa – 1 vụ màu Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai tây 1.035,38 1083,88 +48,50 4. Nuôi trồng thủy sản Chuyên cá thịt 752,83 756,39 +3,56
Dựa trên những căn cứ trên, chúng tôi đưa ra phương án dự kiến các loại hình sử dụng đất nông nghiệp cho 3 tiểu vùng huyện Lý Nhân đến năm 2020 như
bảng 3.20
Về cơ bản đến năm 2020 vẫn giữ nguyên các loại hình sử dụng đất hiện có, do có sự suy giảm về diện tích nên phải tăng cường áp dụng các biện pháp kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả cây trồng. Ngoài ra còn phải chú trọng đầu tư
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74
rộng thị trường tiêu thụ.
Tiểu vùng 1 diện tích đất lúa bị thu hẹp nên để đảm bảo an toàn lương thực phải chuyển đổi đất chuyên lúa từ 2 vụ sang 3 vụ lúa, đưa vào gieo trồng các giống lúa cho năng suất cao.
Tiểu vùng 2 chú trọng phát triển loại hình sử dụng đất 2 lúa 1 màu và nuôi trồng thủy sản.
Tiểu vùng 3 tích cực đầu tư cho loại hình sử dụng đất 2 lúa – 1 màu, chuyên rau, màu và nuôi trồng thủy sản, trồng các loại rau củ có giá trị kinh tế cao.
Đến năm 2020, Lý Nhân chủđộng trong việc xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; khuyến khích người dân xây dựng kho để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.
Tóm lại, phát triển nông nghiệp huyện Lý Nhân giai đoạn 2011 - 2020 phải phù hợp với các mục tiêu lâu dài của việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy cơ cấu nông nghiệp cần đổi mới theo hướng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp
đảm bảo an toàn lương thực thực phẩm và sản xuất nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn. Giải pháp chính là quy hoạch các vùng trồng cây hàng hóa có giá trị kinh tế
cao, mở rộng phát triển các cây thế mạnh của địa phương như các loại rau, đậu, củ, quả sạch đảm bảo chất lượng để cung cấp cho thị trường Hà Nội và các vùng lân cận. Mặt khác cần áp dụng thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích trồng cây vụđông, tăng diện tích gieo trồng và năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả, phát triển chăn nuôi gia đình kết hợp chăn nuôi công nghiệp.
Trong những năm tới tập trung khai thác diện tích đất bằng chưa sử dụng có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp tại các xã. Diện tích đất trồng lúa giảm nên
để đảm bảo nhu cầu về lương thực cần tăng cường chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thâm canh, xen canh tăng vụ, áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào canh tác.
Phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tập trung như cây hoa màu hàng hoá phục vụđô thị, phát triển các vùng nuôi trồng thuỷ sản hợp lý để nâng cao hiệu quả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75