Phân vùng nông nghiệp huyện Lý Nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 57)

c. Đất nông nghiệp khác

3.3.1.Phân vùng nông nghiệp huyện Lý Nhân

Huyện Lý Nhân có thể phân ra 3 tiểu vùng sản xuất phát triển kinh tế dựa trên các đặc điểm vềđịa hình cũng như tiềm năng phát triển các loại hình sản xuất, đó là:

+ Tiểu vùng 1: gồm các xã Chính Lý, Hợp Lý, Văn Lý, Công Lý, Đạo Lý, Nguyên Lý. Tổng diện tích đất nông nghiệp của vùng là 2642,77 ha chiếm 22,64% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Lợi thế của tiểu vùng 1 là sản xuất cây màu, sản xuất 3 vụ trong đó chủ yếu là 2 vụ lúa. Một phần diện tích đất ven sông Hồng phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng (xã Nguyên Lý).

+ Tiểu vùng 2: gồm các xã Đức Lý, Đồng Lý, TT Vĩnh Trụ, Bắc Lý, Chân Lý, Nhân Đạo, Nhân Khang, Nhân Chính, Nhân Hưng và Nhân Nghĩa. Tổng diện tích đất nông nghiệp của vùng là 4114,59 ha chiếm 35,25% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.Thế mạnh của tiểu vùng 2 là phát triển các loại cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, khoai kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Vùng ven sông Hồng bố trí sản xuất vật liệu xây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

dựng do lợi thế của vùng đất bãi ven sông. Đây là vùng có lợi thế nhiều mặt về du lịch bao gồm du lịch tâm linh do có đền Trần Thương và du lịch ven sông Châu Giang tại xã Nhân Khang. Ngoài ra, tiểu vùng này có thể phát triển đô thị, công nghiệp và tiểu thủ công, công nghiệp chế biến và dịch vụ thương mại.

+ Tiểu vùng 3: gồm các xã Nhân Thịnh, Nhân Mỹ, Nhân Bình, Xuân Khê, Tiến Thắng, Phú Phúc, Hòa Hậu. Đây là vùng có địa hình vàn thấp có lợi thế là thâm canh cây lương thực, rau màu. Đặc biệt là vùng này có lợi thế về phát triển làng nghề với trọng điểm tại xã Hòa Hậu. Khả năng giao lưu hàng hóa của khu vực sẽ được đẩy mạnh khi đường nối hai đền Trần hoàn thành. Tổng diện tích đất nông nghiệp của vùng là 4916,16 ha chiếm 42,11% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 57)