Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 32)

Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên trên người là 0,45 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135 trên thế giới, xếp thứ 9/10 nước Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người sẽ tiếp tục giảm. Tốc độ tăng dân số bình quân trên năm là 2,0%. Theo dự kiến nếu tốc độ tăng dân số là 1,0 -1,2% năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015 (Vũ Thị Phương Thụy, 2000). Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp có chiều hướng giảm nhanh do chuyển mục đích sử dụng phục vụ cho công cuộc CNH - HĐH đất nước. Do vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới (Đào Thế Tuấn, 1987)].Vùng ĐBSH có tổng diện tích đất nông nghiệp là 903.650 ha, chiếm 44%, diện tích tự nhiên trong vùng. Trong đó, gần 90% đất nông nghiệp dùng để trồng trọt . Đây là trung tâm sản xuất lương thực lớn thứ 2 của cả nước, là nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học, góp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3-4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, tưới tiêu chủ động. Đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, trong việc bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế như: hoa, cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp (Dự án quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Hồng,1994).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 Đất nông nghiệp ở Việt Nam chưa được sử dụng một cách có hiệu quả, thực tếđó được thể hiện qua những khía cạnh sau:

Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá, hệ số sử dụng đất thấp, chỉ đạt 1,6 vụ/năm; năng suất cây trồng thấp, chỉ có năng suất lúa, cà phê, ngô đã đạt và vượt mức trung bình thế giới. Năng suất trung bình của thế giới đối với từng loại cây trồng này là: lúa: 4 tấn/hecta, ngô: 5,5 tấn/hecta và cà phê đạt 7 tạ nhân/hecta còn ở

Việt Nam là 2,1 tấn nhân/hecta. Đất SXNN của Việt Nam chỉ chiếm 28,38% tổng diện tích đất nông nghiệp và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. Tỷ lệ này cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể

khai thác được diện tích đất nói trên phục vụ cho các mục đích khác nhau. Bên cạnh

đó, thu nhập từ SXNN còn ở mức thấp, năm 2010 thu nhập bình quân của nông dân cả nước chỉ đạt khoảng 3,5 triệu/hộ/năm tức là khoảng gần 300 ngàn đồng/hộ/tháng (Nguyễn Đình Bồng, 2005).

Chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa cao. Những con số dự báo chưa

được tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường bất động sản. Thực tế này đã dẫn đến hậu quả là vừa thiếu, vừa thừa quỹđất và thường phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hơn nữa, trách nhiệm của từng cấp trong việc quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất chưa được xác định rõ.

Theo tác giả Lê Quốc Dung (2010), đất lúa là loại đất đặc biệt quan trọng

đối với một đất nước có tới hơn 70% dân số làm nông nghiệp như Việt Nam. Thực tế, quy hoạch sử dụng đất những năm qua cho thấy vẫn còn tình trạng lấy đất phục vụ mục đích phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất cao, thậm chí trên

đất chuyên trồng lúa nước, trong khi ởđịa phương vẫn còn các loại đất khác. Nhiều "bờ xôi, ruộng mật" đã bị các KCN chiếm mất. Quy hoạch cho phép giảm đất lúa quá dễ dãi so với nhu cầu, trong khi đó đất các KCN chỉ lấp đầy 46% gây nhiều lãng phí và bức xúc trong nhân dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

hoạch định chính sách đang lo lắng chính đáng về viễn cảnh chuyển đổi đất lúa bừa bãi và không được giám sát đầy đủ các mục đích sử dụng. Ở ngoại ô các thành phố, có áp lực ngày càng lớn đối với việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục

đích công nghiệp và đô thị. Đất lúa chuyển đổi để xây dựng một khu công nghiệp sẽ bị mất đi mãi mãi đối với nông nghiệp.

Sự kém hiệu quả còn thể hiện ở sự phối hợp chưa tốt giữa các Bộ, ngành, các địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhất là giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch sử

dụng đất cho sản xuất nông nghiệp với quy hoạch sử dụng đất cho nuôi trồng thuỷ

sản. Phần lớn các địa phương, nhất là các thành phố còn lúng túng trong việc gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Nhiều quy hoạch ngành được xây dựng sau khi quy hoạch sử dụng đất được xét duyệt nên không được cập nhật đầy đủ dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện (Nguyễn Duy Tính, 1995).

Từ chất lượng quy hoạch này, theo tác giảĐặng Kim Sơn (2011), một thực tế

dễ thấy là: “Một trong những chỉ tiêu không đạt của quy hoạch là chưa đảm bảo

đất cư trú cho cư dân nông thôn. Dù đô thị có nhiều khu bỏ trống nhưng nông thôn thì đất ở rất chật, mất vệ sinh và không đảm bảo văn hoá, môi trường”.

Kết quả kiểm kê cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều không theo quy hoạch sử

dụng đất, hoặc là không hoàn thành, hoặc là thực hiện quá chỉ tiêu quy hoạch sử

dụng đất đã được Chính phủ xét duyệt. Trong đó, đất trồng lúa nước vượt 10,3%, đất trồng cây lâu năm vượt 10,87% và đất ở vượt 2%; các loại đất không đạt chỉ tiêu quy hoạch gồm đất nuôi trồng thủy sản chỉđạt 84,72%, đất lâm nghiệp 96,27%, đất chuyên dùng đạt 94,28% (Nguyễn Duy Tính, 1995).

Lãng phí đất nông nghiệp: Việc phát triển các khu đô thị mới ở một số

thành phố lớn còn phân tán, tạo nên nhiều khu đất nông nghiệp xen kẹt giữa các khu

đô thị bị bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí rất lớn như ở Hà Nội, thành phố Hồ

Chí Minh và Hải Phòng. Luật Đất đai quy định mỗi xã chỉ để lại không quá 5%

đất nông nghiệp dành cho công ích, song kết quả kiểm kê cho thấy hiện còn 21 tỉnh, thành phốđể lại quỹđất này quá tỷ lệ cho phép.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

còn dàn trải, có không ít địa phương tỷ lệ lấp đầy còn dưới 60% song vẫn đề nghị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác mà quỹđất phần lớn lại là lấy từđất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng đất ở nhiều lĩnh vực hiện nay chưa hợp lý. Bằng chứng về cơ cấu đất ở nông thôn: đất dành cho giao thông nông thôn và đất dành cho các công trình công cộng còn thiếu, nhất là tại các tỉnh TD - MNPB. Quỹ đất dành cho các nhu y tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo,… chưa đáp ứng được nhu cầu, vị trí quy hoạch chưa hợp lý trong khi vẫn còn nhiều diện tích đất và đất nông nghiệp bỏ

hoang (Nguyễn Duy Tính, 1995)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 32)