2 lúa Lúa xuâ n– Lúa mùa 554 175,45 89,
3.4.3. Hiệu quả môi trường
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống trồng trọt hiện tại đến môi trường là vấn đề cấp bách đòi hỏi phải có số liệu phân tích kỹ về các mẫu đất, nguồn nước và nông sản trong một thời gian dài, mới định lượng đánh giá độ chính xác. Do vậy trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ đưa ra những đánh giá định tính về mức độảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất đến môi trường.
Phân bón là "thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là:đạm(N), lân(P), và kali(K). Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố
vi lượng...
Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh, với sự khác biệt lớn giữa chúng là nguồn gốc, chứ không phải là những sự
khác biệt trong thành phần dinh dưỡng.
Các phân bón hữu cơ gồm các chất hữu cơ tự nhiên, (ví dụ phân, chất giun
đùn, phân ủ, tảo biển), hay các trầm lắng khoáng chất tự nhiên. Ngoài tác dụng làm gia tăng sản lượng và cung cấp dưỡng chất trực tiếp cho cây, các loại phân bón hữu cơ có thể cải thiện sự đa dạng sinh học (tuổi thọ đất) và khả năng sản xuất lâu dài của đất và có thể là nơi lưu giữ phần lớn lượng carbon dioxide thừa.
Các dưỡng chất hữu cơ làm tăng sự màu mỡ của các cơ cấu đất bằng cách cung cấp chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cho các cơ cấu như nấm mycorrhiza (giúp các loại cây hấp thu dinh dưỡng), và có thể làm giảm đáng kể nhu cầu sử dụng các loại thuốc trừ sâu, năng lượng và phân bón, nhưng làm giảm sản lượng thu hoạch
Các hợp chất vô cơ được sản xuất ra thông qua các quá trình hóa học (điều chế), dùng bón phân ruộng để cung cấp dưỡng chất cho cây trồng là phân vô cơ
(còn gọi là phân khoáng hay phân hóa học). Tùy theo mức độ yêu cầu trong quá trình dinh dưỡng của cây mà phân vô cơ được chia ra phân đa lượng, phân trung lượng và phân vi lượng.
Phân đa lượng là những phân mà trong đó chứa các chất dinh dưỡng mà cây có nhu cầu hút để sinh trưởng phát trien với lượng nhiều. Phân đa lượng phổ biến và cần thường xuyên như là: đạm, lân, kali.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67
Phân trung, trong phân có chứa các nguyên tố dinh dưỡng mà cây mà cây có nhu cầu với mức vừa phải. Ví dụ như các phân chứa lưu huỳnh (S), chứa magie (Mg).
Phân vi lượng là phân chứa các chất dinh dưỡng mà cây cần với lượng rất ít, nhưng không thể thiếu được. Ví dụ các phân chứa Bo, Mo, Zn... Chúng thường có vai trò trong việc quyết đinh đến chất lượng của nông sản. Phân vi lượng chủ yếu là các phân tăng trưởng và phát dục được dùng phun qua lá.
Bón phân hợp lý góp phần tăng thu nhập cho nông dân, tạo điều kiện làm giàu cho nông dân trên cơ sở các ưu điểm sau đây:
- Tạo cơ sở cho việc đa dạng hoá sản xuất trên từng đơn vị diện tích. Một chế độ bón phân hợp lý, có thể với lượng phân không nhiều đảm bảo cho nhiều loại cây trồng phát triển trong một năm sản xuất trên cơ sở các loại cây trồng có thể bù trừ
bổ sung cho nhau về một số chất dinh dưỡng.
- Một chếđộ bón phân hợp lý đảm bảo duy trì độ phì nhiêu của đất. Qua các vụ trồng trọt, đất không bị kiệt quệ, tiêu hao chất dinh dưỡng mà trái lại độ phì nhiêu của đất được thực hiện trên cơ sở sau mỗi vụ trồng trọt các loại cây trồng để lại cho
đất một lượng chất hữu cơđáng kể. Mặt khác, chế độ bón phân hợp lý còn làm giàu thêm và tăng cường khả năng hoạt động của tập đoàn vi sinh vật có ích trong đất. Cùng với sự hoạt động sôi động của tập đoàn vi sinh vật, các chất dinh dưỡng của cây
được giải phóng, chuyển sang dạng dễ tiêu, dễ sử dụng đối với cây trồng.
- Chếđộ bón phân hợp lý và cân đối đảm bảo không ngừng cải thiện các đặc tính vật lý và sinh học của đất. Đất tốt nói chung, là loại đất giàu các chất dinh dưỡng, có kết cấu vật lý tốt, và có hoạt động sinh học cao. Ba đặc điểm này có liên quan mật thiết với nhau, là tiền đề và điều kiện của nhau. Bón phân hợp lý không những chỉ chú ý đến việc cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho cây mà còn làm tốt thêm các đặc tính vật lý và sinh học của đất.
- Chếđộ bón phân hợp lý góp phần nâng cao khả năng hoạt động và tính hữu ích của tập đoàn vi sinh vật đất. Tập đoàn vi sinh vật đất có vai trò rất to lớn và quan trọng trong chu trình chuyển hoá các chất. Tập đoàn vi sinh vật đất gồm rất nhiều loài thuộc các lớp, bộ sinh vật khác nhau: nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn, tuyến trùng, v.v... Tuỳ thuộc vào hoạt động của tập đoàn sinh vật này mà chất hữu cơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68
trong đất được khoáng hoá nhanh hoặc chậm, cấu trúc của đất tốt hoặc xấu, chất dinh dưỡng cho cây ở trong đất nhiều hoặc ít.
Bón phân hữu cơ, ngoài việc cung cấp nguyên liệu chuyển hoá cho tập đoàn vi sinh vật, còn bổ sung thêm vào đất nhiều loài vi sinh vật mà ở trong đất các loài này có ít vì bị các loài vi sinh vật đối kháng tiêu diệt.
Bón phân vô cơ hợp lý tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho tập đoàn vi sinh vật tăng cường hoạt động.
- Bón phân hợp lý làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Hiệu quả của phân bón không chỉở việc cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho cây mà còn ở nâng cao
đặc tính vật lý của đất, tăng cường hoạt động của tập đoàn sinh vật trong đất. Tất cả
những yếu tố này tạo điều kiện để tiết kiệm lượng phân bón được sử dụng trong sản xuất. Trong điều kiện chi phí cho phân bón chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất, thì việc tiết kiệm trong sử dụng phân bón mang lại cho nông dân khoản tiền không nhỏ.
Với những ưu điểm trình bày trên đây, bón phân hợp lý góp phần không nhỏ
vào việc tăng năng suất cây trồng. Trên cơ sởđa dạng hoá sản xuất, tăng năng suất cây trồng đối với tất cả các loài trong cơ cấu, tạo nên nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân. Nếu như 1 hecta trồng lúa với năng suất 10 tấn/năm, cho thu nhập vào khoảng 15 triệu đồng Việt Nam, thì khi chuyển sang đa dạng hoá trồng trọt thu
được trên 1 ha lên 40 - 50 triệu đồng, gấp 3 - 4 lần trồng lúa. Trong số giá trị gia tăng này, bón phân hợp lý, có đóng góp vào khoảng 30 - 40%, có nghĩa là vào khoảng trên dưới 10 triệu đồng/ha/năm.
Tuy nhiên nếu bón phân không cân đối không những gây lãng phí phân bón, giảm hiệu quả sử dụng phân bón mà còn có thể làm ô nhiễm nước ngầm (tích lũy nitrat và amon), ô nhiễm nước mặt do phú dưỡng (tích lũy đạm và lân). Bón phân
đạm không đúng cách có thể gây ô nhiễm không khí bởi lượng phát thải khí CO2. Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm do dư lượng thuốc tồn tại trong đất và trong sản phẩm nông nghiệp. Qua kết quả điều tra nông hộ cho thấy các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên địa bàn huyện đều là thuốc trong danh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69
mục cho phép sử dụng. Kết quả điều tra về việc sử dụng phân bón trên địa bàn huyện như sau:
Bảng 3.17 Mức độđầu tư phân bón của một số loại cây trồng trên địa bàn huyện
Cây trồng Phân chuồng (tấn/ha) Đạm urê (kg/ha) Lân phốt phát (kg/ha) Kali clorua (kg/ha) Lúa Xuân 8,3 162,0 405,0 108,0 Lúa Mùa 8,1 135,0 405,0 81,0 Dưa chuột 18,0 130,0 216,0 200,0 Ngô 8,0 189,0 375,0 81,0 Khoai lang 10,0 125,5 243,0 108,0 Khoai Tây 12,0 216,0 297,0 262,0 Đỗ Tương 8 60,0 235,0 108,0 Vải 8,0 135,0 540,0 135,0 Rau các loại 18,0 270,0 486,0 189,0 Lạc 7,0 48,0 205,0 40,0 Bí Xanh 18 216,0 426,0 108,0 - Về hiệu quả hóa học:
Nhìn chung với mức sử dụng phân bón đối với các loại cây trồng trên địa bàn huyện không vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Đối với một số cây trồng như lúa, ngô,
đậu tương, vải do người nông dân chưa bón phân đúng theo khuyến cáo nên năng suất cây trồng không cao. Đặc biệt là lúa mùa, ngô, người dân bón quá ít phân chuồng và phân hóa học cho đất vừa làm giảm năng suất cây trồng vừa làm suy thoái đất. Các loại cây trồng khác được bón phân tương đối đầy đủ và đúng cách nên đạt năng suất cao.
Hình thức xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng cách đốt thành tro cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giảm lượng chất hữu cơ trong đất và cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí do khói bụi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70
Theo kết quảđiều tra nông hộ thì lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng khi canh tác khá lớn, hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 2 lần/vụ, đặc biệt là các loại rau, màu, cây ăn quả có khi phun đến 5-6 lần/vụ. Các thuốc bảo vệ thường dùng là Vidoc 30BTN,ZINcopper 50 WP (trừ
nấm bệnh: thán thư. Phấn trắng, mốc sương, đốm lá); Vinben–C 50BTN (thuốc trị
vàng lá), Pandan,Vitory (thuốc trừ sâu); Ametryn (Gesapax) 50 WP, 80 WP( thuốc trừ cỏ)...Những loại thuốc này tuy giúp phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng nhưng việc lạm dụng quá nhiều thuốc sẽ làm ô nhiễm môi trường đất, nước và tiêu diệt một số loại thiên địch có ích cho cây trồng.
- Về hiệu quả sinh học:
LUT chuyên lúa, cây ăn quả sẽ sử dụng nhiều một loại chất hóa học trong đất làm đất mất chất dinh dưỡng. Việc sử dụng LUT 2 lúa – 1 màu, chuyên rau ít gây
ảnh hưởng đến môi trường đất do có sự luân canh với cây trồng họđậu giúp cải tạo
đất, giảm thiểu sự thoái hóa đất. LUT nuôi trồng thủy sản ít gây ảnh hưởng đến môi trường hơn các LUT khác do người dân được hướng dẫn nuôi trồng đúng kĩ thuật.
- Về hiệu quả vật lý:
Các LUT đều sử dụng tối đa lợi thế vềđiều kiện tự nhiên của mỗi tiểu vùng. Phân cấp hiệu quả môi trường:
A: LUT đạt hiệu quả về môi trường
B: LUT chưa đạt hiệu quả về môi trường Trong đó:
LUT được đánh giá đạt hiệu quả môi trường là LUT được bón phân tương đối theo khuyến cáo, sử dụng ít chất BVTV, có luân canh với cây trồng họ đậu cải tạo đất, sử dụng tối đa điều kiện tự nhiên để cây trồng phát triển.
LUT được đánh giá chưa đạt hiệu quả môi trường là LUT chưa bón phân theo khuyến cáo làm suy thoái đất, lạm dụng thuốc BVTV, không sử dụng các điều kiện tự nhiên để cây trồng phát triển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71
Bảng 3.18 Phân cấp hiệu quả môi trường các LUT huyện Lý Nhân
Loại hình sử dụng đất Môi trường hóa học Môi trường sinh học Môi trường vật lý Hiệu quả môi trường 2 lúa B B A B
2 lúa – 1 cây vụđông B A A A
Chuyên rau, màu B A A A
Cây ăn quả B B A B
Nuôi trồng thủy sản A A A A