Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giớ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 29)

Hiện nay, toàn bộ quỹđất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu hecta, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền.

Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt trên toàn thế giới mới chỉ chiếm 10,8% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu hecta), trong

đó chỉ có 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Kết quả đánh giá đất nông nghiệp của thế giới cho thấy: chỉ có 14% đất có năng suất cao, 28% đất có năng suất trung bình, nhưng có tới 58% đất có năng suất thấp (Trung tâm thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia, 2002).

Hàng năm, trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Không chỉ đối mặt với sự sụt giảm về diện tích, cả

thế giới cũng đang lo ngại trước sự suy giảm chất lượng đất trồng. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số. Sự gia tăng sử dụng thuốc BVTV cũng tạo ra nguy cơ ô nhiễm đất nông nghiệp. Thuốc hóa học trừ sâu, phân bón hóa học trên thế giới ngày càng được sử dụng nhiều. Trong thập niên 80, thuốc BVTV được sử

dụng ở các nước như: Indonexia, Pakistan, Philipin, Srilanka đã tăng hơn 10%/năm. Thuốc BVTV gây hại nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người. Theo

ước lượng của Tổ chức WHO, mỗi năm có 3% lao động trong nông nghiệp ở các nước đang phát triển (25 triệu người) bị nhiễm độc thuốc trừ sâu. Thập niên 90, ở

Châu Phi mỗi năm 11 triệu người bị nhiễm độc. Tại Malayxia, 7% nông dân bị ngộ độc hàng năm và 15 % bị ngộđộc ít nhất 1 lần trong đời.

Hiện tượng mất rừng cũng gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đất nông nghiệp. Toàn thế giới có khoảng 3,8 tỷ hecta rừng. Hàng năm mất đi khoảng trên 15 triệu hecta. Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2% /năm. Diện tích rừng bị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

mất nhiều nhất ở vùng châu Mỹ - Latinh và châu Á. Tại Braxin hàng năm mất 1,7 triệu hecta rừng, tại Ấn Độ con số này là 1,5 triệu ha. Tại các nước như: Campuchia và Lào, nạn phá rừng làm củi đun, làm nương rẫy, xuất khẩu gỗ, chế

biến các sản phẩm từ gỗ phục vụ cho cuộc sống của cư dân đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng vốn phong phú (Trung tâm thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ quốc gia, 2002).

Hoang mạc hoá hiện đang đe dọa 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang đứng trước nguy cơ hoang mạc hóa. Hàng năm có khoảng 6 triệu hecta đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người.

Xói mòn rửa trôi cũng là một nguyên nhân khác gây suy thoái đất. Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân thoái hoá đất. Trung bình đất đai trên thế

giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/hecta/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực. Sự xói mòn đất dẫn tới hậu quả là làm giảm năng suất đất, tạo ra nguy cơ mất an ninh lương thực, phá hoại nguồn tài nguyên, làm mất đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái và nhiều nguy cơ khác.

Tỷ trọng các nguyên nhân gây thoái đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%, khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,...) 7%, chăn thả gia súc quá mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hoá gây ô nhiễm 1%. Mức độ

tác động của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục không giống nhau: ở

Châu Âu, châu Á và Nam Mỹ, mất rừng là nguyên nhân hàng đầu trong khi ở châu

Đại Dương và châu Phi chăn thả gia súc quá mức có ảnh hưởng nhiều nhất; ở Bắc và Trung Mỹ thì nguyên nhân chủ yếu lại do hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thoái hóa

đất làm nghèo dinh dưỡng, phá hủy cân bằng chu trình nước và tạo nguy cơ mất an ninh lương thực, tỷ lệ nghèo đói gia tăng.

Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp đã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000 hecta đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi trường đất có nguy cơ

làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới.

Tốc độ đô thị quá nhanh dẫn tới sự hình thành các siêu đô thị, hiện nay trên thế giới đã có khoảng 20 siêu đô thị với dân số trên 10 triệu người. Sự hình thành siêu đô thị gây khó khăn cho giao thông vận tải, nhà ở, nguyên vật liệu, xử lý chất thải và cũng làm giảm bớt diện tích đất nông nghiệp.

Bước vào thế kỷ 21, với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường sinh thái, nông nghiệp - một ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cơ bản nuôi sống con người phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nhu cầu của con người ngày càng tăng đó gây sức ép nặng nề lên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp.

Đất nông nghiệp bị suy thoái, biến chất đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông sản và khả năng đảm bảo an ninh lương thực. Thực tế cho thấy, khi đất nông nghiệp bị thoái hóa thì cuộc sống của con người bị đe dọa. Theo FAO, tình trạng thoái hóa đất gia tăng đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe dọa tới tình hình an ninh lương thực đối với khoảng ¼ dân số trên thế giới. Năng suất cây trồng giảm, giá lương thực tăng cao, nguồn dự trữ thấp, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng tăng và thiên tai ngày càng nhiều đang là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu đói của hàng triệu người ở các nước đang phát triển.

Bên cạnh hiện tượng thu hẹp về diện tích đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do sa mạc hóa, xói mòn, rửa trôi, mất rừng, việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp không bền vững sẽ làm tình trạng sản xuất nông nghiệp rơi vào tình trạng trầm trọng hơn trong vòng luẩn quẩn: suy thoái đất – mất đa dạng sinh học – biến đổi khí hậu – hiệu quả sử dụng đất thấp – tăng cường khai thác đất – suy thoái đất.

Cùng với mức tăng dân số và sự gia tăng hàng loạt nhu cầu của con người về các sản phẩm nông nghiệp thì cách tiếp cận quản lý đất đai không bền vững đã đem lại nhiều thất bại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

nhiên, lại bị sử dụng kém hiệu quả và kém bền vững dẫn tới nhiều hệ luỵ xấu cho hiện tại và tương lai. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do con người. Nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới, chúng tôi nhận thấy rằng tăng cường quản lý và sử dụng đất theo hướng nâng cao hiệu quả là một việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)