8. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.9. Kết luận chương 3
Sau khi thực hiện các biện pháp làm tăng độ tin cậy của bộ công cụ, luận văn đã xác lập được hai năng lực, 9 tiêu chuẩn, 36 tiêu chí. Bộ công cụ xây dựng có độ tin cậy cao, có thể dùng để đánh giá chất lượng hoạt động học thực hành tại bệnh
80
viện của sinh viên điều dưỡng tại trường đại học Điều dưỡng Nam Định. Tác giả cũng chỉ ra cách thức sử dụng bộ công cụ và các biện pháp để chuẩn hóa bộ công cụ.
81 KẾT LUẬN.
Phần này tóm tắt những kết quả của nghiên cứu, đóng góp cũng như các hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
1. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của chúng.
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu liên quan và các cơ sở lý luận như bộ tiêu chuẩn của AUN, mô hình CIPP của Ủy ban Nghiên cứu Quốc Gia về đánh giá Phi Delta Kappa, mô hình Kirkpatrick của Donald L. Kirkpatrick, quy trình điều dưỡng Việt Nam, bộ chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam, bộ chuẩn đạo đức điều dưỡng Việt Nam và chuẩn đầu ra của điều dưỡng trình độ đại học, tác giả đã đạt được một số kết quả như sau:
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng, nhưng trong đào tạo điều dưỡng, do sinh viên khi học thực hành cần phải rèn luyện để đạt được các mục tiêu đào tạo nêu trong chuẩn đầu ra. Do vậy, luận văn chấp nhận quan điểm: “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích (mục tiêu)”. Hoạt động học thực hành tại bệnh viện của sinh viên điều dưỡng gồm nhiều hoạt động thực hành trong giờ hành chính và trực bệnh viện, tất cả nhằm mục đích rèn luyện năng lực nghề nghiệp. Ngoài ra, cách đánh giá tổng kết không thể chỉ ra toàn bộ năng lực của sinh viên. Do vậy luận văn đưa ra cách thức đánh giá quá trình và đánh giá theo năng lực để thấy được chất lượng hoạt động học thực hành tại bệnh viện của sinh viên điều dưỡng. Kết quả nghiên cứu đưa ra bộ công cụ gồm 2 năng lực, 9 tiêu chuẩn, 36 tiêu chí. Bộ công cụ được xây dựng thành thang đo 5 mức độ. Điểm năng lực là tổng điểm đánh giá bởi giảng viên đánh giá sinh viên và sinh viên tự đánh giá. Tổng điểm cho bởi giảng viên và sinh viên được cộng với nhau theo tỷ lệ 1:1 để tạo thành tổng chung. Tổng chung được coi là điểm để đánh giá năng lực của sinh viên điều dưỡng.
Độ tin cậy của bộ công cụ được đánh giá hệ số Cronbach Alpha, phương pháp phân tích nhân tố và mô hình Rasch để loại bỏ các tiêu chí không cần thiết và đánh giá lại bộ công cụ sau khi loại bỏ. Kết quả đánh giá lần hai cho thấy các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị. Bộ công cụ sau khi hoàn thành có thể sử dụng
82
trong việc đánh giá chất lượng hoạt động học thực hành tại bệnh viện của sinh viên điều dưỡng.
Tóm lại, luận văn đã tổng hợp được một số vấn đề lý luận trọng tâm liên quan đến việc đánh giá chất lượng hoạt động học thực hành tại bệnh viện của sinh viên điều dưỡng. Đặc biệt việc xác lập các tiêu chuẩn, tiêu chí dùng để đánh giá năng lực thực hành nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định về cơ bản đã hoàn tất. Bộ công cụ được đưa ra có độ tin cậy cao và có thể áp dụng để đánh giá chất lượng hoạt động học thực hành tại bệnh viện của sinh viên điều dưỡng tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
2. Hạn chế của luận văn.
Nghiên cứu chỉ được thực hiện tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định nên chỉ có tính đại diện cho sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Trên thực tế có rất nhiều trường đào tạo điều dưỡng như Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân y, Đại học Y Thái Bình… mỗi trường có một đặc trưng đào tạo riêng cũng như môi trường bệnh viện khác nhau.
Chưa thực hiện được việc lấy ý kiến đánh giá đối với bộ tiêu chuẩn của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực điều dưỡng nói chung và lĩnh vực thực hành lâm sàng trong điều dưỡng nói riêng mà chỉ khảo sát ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Trên thực tế có nhiều đối tượng tham gia trực tiếp vào hoạt động học thực hành tại bệnh viện của sinh viên điều dưỡng như giảng viên lâm sàng, sinh viên điều dưỡng, nhân viên bệnh viện, người bệnh và người nhà người bệnh. Để đánh giá được toàn diện chất lượng hoạt động học thực hành tại bệnh viện của sinh viên điều dưỡng cần thực hiện khảo sát sự đánh giá của tất cả các đối tượng trên trong khi luận văn chỉ khảo sát sự đánh giá của giảng viên lâm sàng đối với sinh viên và tự đánh giá của sinh viên.
Hiện nay, trong ngành điều dưỡng đang có xu thế hội nhập quốc tế với việc hợp tác đào tạo và xuất khẩu lao động sang các thị trường quốc tế như Asian, Nhật, Hoa Kỳ, Ấn Độ. Tuy nhiên luận văn chỉ xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất
83
lượng hoạt động học thực hành tại bệnh viện của sinh viên điều dưỡng trên khía cạnh năng lực và đạo đức theo các chuẩn mực trong nước chứ chưa định hướng theo các chuẩn mực của các thị trường quốc tế.
3. Các hướng nghiên cứu tiếp theo.
Các tiêu chuẩn đưa ra tuy có tính khái quát cao nhưng không đi sâu vào từng đặc trưng chi tiết của từng khoa. Để việc đánh giá được sâu sát hơn, có thể xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá riêng cho từng khoa cũng như tìm hiểu các chuẩn mực riêng để xây dựng các tiêu chuẩn đào tạo phù hợp với các bệnh viện thị trường. Các tiêu chuẩn, tiêu chí của bộ công cụ đưa ra không phải bất biến theo thời gian. Thường xuyên rà soát lại các tiêu chí để điều chỉnh, bổ sung bộ công cụ.
Phối hợp nghiên cứu để xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng hoạt động học thực hành tại bệnh viện của sinh viên điều dưỡng chung cho các trường đào tạo điều dưỡng và bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực của sinh viên theo các chuẩn mực quốc tế.
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO. Tài liệu tham khảo trong nước.
1. Trương Tuấn Anh và cs (2010), Khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp
trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Tạp chí Y học thực hành, (Số 731), tr.213.
2. Nguyễn Hữu Châu (2008), Chất lượng giáo dục - những vấn đề lý luận và thực
tiễn, NXB Giáo dục.
3. Nguyễn Đức Chính, và cs (2002), Kiểm định Chất lượng trong Giáo dục đại
học, NXB đại học Quốc Gia Hà Nội.
4. Lê Vinh Danh (2006), Một số vấn đề lý luận về đảm bảo chất lượng đào tạo
trong giáo dục đại học, Kỷ yếu hội thảo “Đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo
dục đại học”, ĐHQG TP.HCM.
5. ĐHĐD NĐ, Đại học Baylor Hoa Kỳ (2013), Kỷ yếu hội thảo về "Đào tạo điều
dưỡng dựa trên mô phỏng".
6. Nguyễn Kim Dung và Phạm Xuân Thanh (2003), Về một số khái niệm thường
dùng trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, Tạp chí Giáo dục, số 66.
7. Ninh Duy Dự (2007), Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành tại
trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định nhằm nâng cao chất lượng tay nghề cho học sinh sinh viên, Luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục.
8. Mai Thu Hằng và Đỗ Đình Xuân (2007), Thực trạng hứng thú nghề nghiệp của
sinh viên cao đẳng trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Nội san nghiên cứu khoa
học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, tr.100 - 109.
9. Bùi Hiền, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh (2013), Từ điển
Giáo dục học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, tr.43, 72, 186, 188, 272.
10. Châu Ngọc Hoa (2008), Dạy kỹ năng lâm sàng và kỹ năng thực hành, Tạp chí Y
học thực hành, Tập 12, Số 1.
11. Nguyễn Thị Hoa (2009), Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên
trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La, Luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Đo
85
12. Nguyễn Văn Khải (2013), Phương pháp kiểm tra đánh giá lâm sàng đối với sinh
viên ngành y, Tạp chí Quản lý giáo dục (Số 44), tr.43-45.
13. Nguyễn Văn Khải (2013), Quản lý chất lượng dạy học lâm sàng cho điều
dưỡng viên trình độ đại học tại các trường đại học y Việt Nam, Luận văn Tiến sỹ
Quản lý giáo dục, Mã số: 62.14.05.01, Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. 14. Nguyễn Văn Khải (2013), Xây dựng “chuẩn đầu ra” đối với điều dưỡng viên
trình độ đại học, Tạp chí Quản lý giáo dục (Số 303), tr. 46-47.
15. Nguyễn Văn Khải, Lê Đức Ngọc (2012), Ứng dụng quản lý chất lượng tổng thể
trong quản lý dạy học lâm sàng cho cử nhân điều dưỡng bậc đại học, Tạp chí Quản
lý giáo dục (Số 42), tr.42-45.
16. Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Thanh Xuân (2011), Thực trạng dạy học lâm sàng
cử nhân điều dưỡng bậc đại học hệ chính quy tại trường Đại học Y Hải Phòng, Tạp
chí Y học thực hành (Số 827-828), tr. 292-296.
17. Nguyễn Công Khanh (2013), Báo cáo Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo
cách tiếp cận năng lực.
18. Nguyễn Kỳ (1994), Phương pháp giáo dục tích cực, NXB Giáo dục.
19. Hoàng Lương và Đỗ Đình Hồ (2000), Xây dựng một mô hình về hệ thống thực
hành nhằm nâng cao chất lượng thực hành của sinh viên điều dưỡng, Nội san
nghiên Nội san nghiên cứu khoa học kỷ niệm 40 năm trường Cao đẳng Y tế Nam Định, tr 5 - 7.
20. Phạm Đức Mục (2004), Điều dưỡng học và các nguyên lý cơ bản về Điều
dưỡng, Thông tin Điều dưỡng, (Số 20), trang 12-15.
21. Nguyễn Phương Nga (2010), Giáo trình “Kiểm định chất lượng giáo dục ở
Việt Nam – Hệ thống các chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật”, NXB đại
học Quốc Gia Hà Nội.
22. Lê Đức Ngọc (2001), Đổi mới tư duy để phát triển giáo dục đại học đáp ứng
nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Báo cáo tại Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo, Đà Lạt.
86
23. Lê Đức Ngọc (2004), Giáo dục đại học - Quan điểm và giải pháp, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
24. Lê Đức Ngọc (2005), Đo lường và Đánh giá thành quả học tập.
25. Nguyễn Ngọc Sáng và cs (2012), Một số yếu tố ảnh hưởng đến học lâm sàng
của sinh viên đa khoa chính quy Trường Đại học Y Hải Phòng, Tạp chí Thông tin y
dược.
26. Phí Thị Nguyệt Thanh, Nghiên cứu về thái độ đối với nghề nghiệp của học sinh,
sinh viên điều dưỡng, đề xuất các giải pháp can thiệp, Luận án Tiến sỹ chuyên
ngành Y tế công cộng, MS: 62727601, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương.
27. Nguyễn Quý Thanh (2007). Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên với
phương pháp học tích cực, Đề tài NCKH cấp ĐHQGHN
28. Nguyễn Văn Thanh (2006), Đào tạo Điều dưỡng ở các nước Đông Nam Á,
Thông tin Điều dưỡng, (Số 31), tr. 49-52.
29. Phạm Xuân Thanh (2005), Hai cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng giáo dục
đại học, Giáo dục đại học: Chất lượng và đánh giá, tr. 337-356.
30. Phạm Xuân Thanh, Quality of Postgraduate Training in Vietnam: Definition,
Criteria and Mesurement scales. Master Thesis. University of Melbourne 2000.
31. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, NXB Hồng Đức.
32. Trần Thị Thuận và cs (2007), Điều dưỡng cơ bản I, NXB Y học, tr. 33 – 43.
33. Nguyễn Dũng Tuấn và cs (2013), Kết quả tự đánh giá so với dự thảo chuẩn đầu
ra của bộy tế của sinh viên y khoa năm thứ 6 khóa 2007-2013 trường Đại học Y
khoa Phạm Ngọc Thạch, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM.
34. Lê Thanh Tùng và cs (2012), Đánh giá kỹ năng thực hành nghề của sinh viên đại học điều dưỡng chính quy được đào tạo tại trường Đại học Điều dưỡng Nam
Định, Tạp chí Y học thực hành (Ssố 818), tr 687 - 690.
35. Đỗ Đình Xuân và cs (2004), Đánh giá thực trạng nhân lực giáo viên của các
trường, các khoa đào tạo điều dưỡng và công tác đào tạo điều dưỡng ở nước ta, Nội
87 Tài liệu tham khảo nước ngoài.
36. Margaret A. Chambers (1998), Some issues in the assessment of clinical
practice: A review of the literature, Journal of Clinical Nursing, (Volume 7, Issue 3), Pg 201–208.
37. Crystal A. Wilkinson (2013), Competency Assessment Tools for Registered
Nurses: An Integrative Review, The Journal of Continuing Education in Nursing,
(Volume 44, Issue 1), Pg 31-37.
38. Carrie B. Lenburg (2011), Implementing the COPA Model in Nursing Education and Practice Settings: Promoting Competence, Quality Care, and Patient
Safety, Nursing Education Perspectives, (Vol. 32, No. 5), Pg 290-296.
39. Pamela Baxter and Geoff Norman (2011), Self-assessment or self deception? A lack of association between nursing students’ self-assessment and performance,
Journal of Advanced Nursing, (Volume 67, Issue 11), Pg 2406–2413.
40. Mary Brosnan (2006), Implementing objective structured clinical skills evaluation (OSCE) in nurse registration programmes in a centre in Ireland: A
utilisation focused evaluation, Nurse Education Today, (Volume 26, Issue 2), Pg 115–122.
41. Linda Cronenwett (2007), Quality and safety education for nurses, Nursing
Outlook, (Volume 55, Issue 3), Pg 122–131.
42. Green D (1994), What is quality in higher education? Concepts, Policy and Practice in Green (ed) What is quality in higher education? London; SRHE/Open
University Press.
43. Helen E. Rushforth (2007), Objective structured clinical examination (OSCE):
Review of literature and implications for nursing education, Nurse Education
Today, (Volume 27, Issue 5), Pg 481–490.
44. Peter F.Oliva (2005), Nguyễn Kim Dung biên dịch, Xây dựng chương trình học
(Xuất bản lần thứ 4), NXB Giáo dục, Tr.664 - 674.
45. Hetty Holfman and Pamela Wright, Lê Thu Hòa và Nguyễn Hữu Cát biên dịch
88
Dự án Việt Nam – Hà Lan: "Tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại học Y Việt Nam".
46. Tracy Levett-Jones (2006), Enhancing nursing students' clinical placement
experiences: A quality improvement project, Contemporary Nurse, (Volume 23, No 1), Pg 58-71.
47. Tracy Levett-Jones (2011), Implementing a clinical competency assessment model that promotes critical reflection and ensures nursing graduates’ readiness for
professional practice, Nurse Education in Practice, (Volume 11, Issue 1), Pg 64–69.
48. Li-Ling Hsua and Suh-Ing Hsiehb (2013), Development and psychometric
evaluation of the competency inventory for nursing students: A learning outcome
perspective, Nurse Education Today, (Volume 33, Issue 5), Pg 492–497.
49. Bernard M. Garrett (2013), Evaluation of an eportfolio for the assessment of clinical competence in a baccalaureate nursing program, Nurse Education Today,
(Volume 33, Issue 10), Pg 1207–1213.
50. Bodil Mannevaara (2011), Advanced practice nurses’ scope of practice: a qualitative study of advanced clinical competencies, Scandinavian Journal of
Caring Sciences, (Volume 25, Issue 4), Pg 661–670.
51. Bridie Mc Carthy and Siobhan Murphy (2008), Assessing undergraduate nursing students in clinical practice: Do preceptors use assessment strategies?,
Nurse Education Today, (Volume 28, Issue 3), Pg 301–313.
52. Mary Pat Butlera (2011), Competency assessment methods – Tool and
processes: A survey of nurse preceptors in Ireland, Nurse Education in Practice,
(Volume 11, Issue 5), Pg 298–303.
53. Anthony Ryan (2010), Using standardized patients to assess communication
skills in medical and nursing students, BMC Medical Education, (Volume 10), p24.
54. M. Saarikoskia (2007), Student nurses’ experience of supervision and
Mentorship in clinical practice: A cross cultural perspective, Nurse Education in
89
55. M. Star Mahara (1998), A perspective on clinical evaluation in nursing
education, Journal of Advanced Nursing, (Volume 28, Issue 6), Pg 1339–1346.
56. Gibbons SW (2002), Clinical evaluation in advanced practice nursing
education: using standardized patients in Health Assessment, The Journal of
Nursing Education, (Volume 41, Issue 5), Pg 215-221.
57. Ton Vroeijenstijnm (2009), AUN – QA Sổ tay thực hiện các hướng dẫn đảm
bảo chất lượng trong mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á, Mai Thị Quỳnh
Lan và cs biên dịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 59 - 60.
58. Roger Watson (2002), Clinical competence assessment in nursing: a systematic review of the literature, Journal of Advanced Nursing, (Volume 39, Issue 5), Pg 421–431.
59. Sok Ying Liaw (2012), Assessment for simulation learning outcomes: A
comparison of knowledge and self-reported confidence with observed clinical
performance, Nurse Education Today, (Volume 32, Issue 6), Pg 35–39.