Mô hình lý thuyết của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động học thực hành tại bệnh viện của sinh viên điều dưỡng (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Điều dưỡng Nam Định) (Trang 40)

8. Ý nghĩa của nghiên cứu

1.4. Mô hình lý thuyết của nghiên cứu

Những nghiên cứu về điều dưỡng trong nước thời gian gần đây đều chủ yếu tập trung vào việc lập ra quy trình chung của các kỹ thuật điều dưỡng hoặc đánh giá điều dưỡng hay sinh viên điều dưỡng theo ba mảng riêng biệt là kiến thức, kỹ năng, thái độ và chủ yếu dựa trên đánh giá của giảng viên thông qua các kỳ thi, kiểm tra. Cách đánh giá này chỉ cho thấy một phần hoạt động học thực hành tại bệnh viên của sinh viên điều dưỡng. Để có được cái nhìn tổng quát hơn về chất lượng hoạt động học thực hành của sinh viên điều dưỡng, chúng ta cần có sự đánh giá sâu sắc hơn về năng lực thực hành nghề nghiệp của sinh viên thể hiện và trau dồi trong quá trình học tập tại bệnh viện.

41

Cơ sở lý thuyết của đề tài là các nghiên cứu về lý thuyết đánh giá chương trình học và các lý thuyết về điều dưỡng. Các mô hình đánh giá mà tác giả quan tâm đến là:

Mô hình CIPP của Ủy ban Nghiên cứu Quốc Gia về đánh giá Phi Delta Kappa đã đưa ra bốn loại đánh giá: bối cảnh, đầu vào, quá trình và sản phẩm.

Cơ sở lý thuyết tiếp theo là mô hình đánh giá Kirkpatrick của Donald L. Kirkpatrick (1998). Mô hình này với bốn mức đánh giá hiệu quả đào tạo, những mức này có thể được áp dụng cho việc đào tạo theo hình thức truyền thống hoặc dựa vào công nghệ hiện đại. Mô hình bốn mức đánh giá hiệu quả đào tạo bao gồm: sự phản hồi của người học, nhận thức, hành vi và kết quả.

Quy trình điều dưỡng điều dưỡng Việt Nam. Quy trình điều dưỡng gồm các bước mà người điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh phải trải qua để hướng tới các kết quả mong muốn. Quy trình điều dưỡng ở nước ta gồm 4 bước: nhận định và đưa ra chẩn đoán chăm sóc, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạc chăm sóc, đánh giá.

Câu hỏi đặt ra là đánh giá như thế nào? Đánh giá bằng công cụ gì? Trong đề tài này, tác giả không xây dựng các tiểu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động học thực hành tại bệnh viện của sinh viên điều dưỡng dựa trên ba mảng riêng biệt mà tổng hòa ba mảng đó thành hệ thống các năng lực được sinh viên bộc lộ và rèn luyện trong quá trình học thực hành tại bệnh viện như: năng lực nhận định và theo dõi tình trạng người bệnh, năng lực đưa ra chẩn đoán chăm sóc, năng lực lập kế hoạch chăm sóc, năng lực thực hiện chăm sóc, năng lực giao tiếp và giáo dục sức khỏe..

Sơ đồ 1.2. Mô hình khung lý thuyết của nghiên cứu.

+ Mục tiêu đào tạo: năng lực nghề nghiệp.

+ Các mô hình đánh giá chất lượng. + Các năng lực cốt lõi cần thiết của điều dưỡng viên.

Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động học thực hành tại bệnh viện của sinh viên điều dưỡng.

42

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Phần này trình bày các đặc điểm riêng của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và các cách thức thiết kế và thực hiện nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động học thực hành tại bệnh viện của sinh viên điều dưỡng (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Điều dưỡng Nam Định) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)