Định hướng thị trường khách du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Đảo Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi (Trang 83)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2.3.Định hướng thị trường khách du lịch

Mỗi thị trường khách có các nhu cầu, thị hiếu khác nhau. Tùy theo mỗi khu vực, khách du lịch có những sở thích về sản phẩm khác nhau. Đây là những căn cứ để xây dựng mối quan hệ thị trường và sản phẩm du lịch cho Lý Sơn. Khách du lịch quốc tế với thị hiếu là tham quan thắng cảnh, di tích, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, ẩm thực, khám phá… Khách du lịch nội địa lại thiên về các loại hình du lịch văn hóa, tâm linh, nghỉ dưỡng cuối tuần, công vụ…

Căn cứ vào thực tế phát triển thị trường khách du lịch đến Lý Sơn, xu thế phát triển thị trường khách du lịch Việt Nam và khu vực, khả năng phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, định hướng thị trường khách du lịch đến Quảng Ngãi và Lý Sơn theo các thị trường: Thị trường khách quốc tế gồm các phân đoạn: Thị trường gần, thị trường truyền thống và thị trường khách nội địa.

- Thị trường gần: Mặc dù khách quốc tế đến Quảng Ngãi nói chung và Lý Sơn nói riêng thời gian qua còn ít, nhưng căn cứ vào xu thế phát triển chung việc thu hút khách thị trường này vẫn là hướng ưu tiên, đặc biệt khi Lý Sơn xây dựng được các sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao. Khách du lịch đến chủ yếu từ các thị trường: Các nước trong khu vực Đông Nam Á, các nước và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

- Thị trường truyền thống: Gồm thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc… Đây là những thị trường khách du lịch đã có truyền thống đến Quảng Ngãi từ lâu và đang được tiếp tục hướng đến khai thác.

- Thị trường nội địa: Được định hướng là thị trường chú trọng phát triển của du lịch Lý Sơn, do xu hướng đi du lịch trong nước tăng nhờ kinh tế phát triển, mức sống cải thiện, thời gian rỗi nhiều hơn, nhận thức về du lịch được nâng cao, thông tin du lịch được cập nhật thường xuyên hơn. Đặc biệt khi Lý Sơn có tiềm năng du lịch biển và du lịch văn hóa lịch sử.

3.2.4. Định hướng đầu tư phát triển du lịch

Trong thời gian đến, UBND huyện cần dựa vào Chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, tình hình kinh tế xã hội, hiện trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch tại Lý Sơn để lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Từ đó, tạo cơ sở để hình thành các đề án phát triển du lịch tại các điểm tài nguyên cụ thể cho phù hợp với quy hoạch ban đầu. Và dựa quy hoạch tổng thể đó, các nhà quản lý sẽ dùng làm căn cứ để kêu gọi, thu hút đầu tư từ các nguồn bên ngoài vào việc khai thác các tài nguyên du lịch.

Trong quá trình lập quy hoạch các dự án du lịch, các nhà quản lí phải tích cực tham khảo ý kiến của các chuyên gia ở các lĩnh vực khác, các doanh nghiệp lữ hành, các nhà đầu tư chuyên nghiệp trong và ngoài nước và cộng đồng dân cư địa phương, để từ đó có những quyết định phù hợp, những dự án đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia, không phá vỡ môi trường cảnh quan, ít ảnh hưởng đến đời sống cư dân trên đảo… Việc triển khai các dự án sau này sẽ được tiến hành thuận lợi vì đã có sự thống nhất giữa các bên.

Khi lập và thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch, cần thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trường và có cơ chế giám sát chặt chẽ. UBND huyện Lý Sơn phải công bố công khai bản đồ quy hoạch, mốc giới thực địa và danh mục các dự án đầu tư, các giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, để lấy ý kiến của nhân dân và các tổ chức, nhằm tạo sự đồng thuận khi thực hiện. Cần định kỳ sơ, tổng kết đánh giá việc tổ chức thực hiện quy hoạch, có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và đáp ứng được nhu cầu du lịch trong tương lai. Các dự án quy hoạch khu du lịch, điểm tham quan di tích, danh thắng, làng nghề... phải được gắn kết chặt chẽ, tạo nên tính liên hoàn tránh bị trùng lắp sản phẩm và phải xác định được thị trường khách du lịch mà mình nhắm đến.

Trong tương lai, để phát triển bền vững và lâu dài cho huyện đảo về kinh tế cũng như hoạt động du lịch, UBND huyện Lý Sơn cần tổng hợp các tài liệu, đánh giá về hoạt động du lịch sinh thái ở hiện tại và xu thế phát triển của nó trong tương lai. Có những đánh giá của chi tiết thị trường khách du lịch sinh thái, về khả năng chi trả, nhu cầu hưởng thụ, tìm hiểu… để tập trung xúc tiến việc quy hoạch chi tiết phát triển các khu du lịch sinh thái, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thỏa mãn thị trường mục tiêu mà ngành du lịch Lý Sơn đã xác định.

Lý Sơn phải tiến hành quy hoạch xây dựng lại toàn bộ diện tích trên đảo. Cần có những định hướng phát triển cho từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với thực trạng kinh tế xã hội và tình hình kinh doanh du lịch của địa phương. Bên cạnh đó, huyện cũng cần phải quy hoạch phát triển rõ ràng cho từng phân khu du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho sự lựa chọn của các nhà đầu tư. Cụ thể :

- Khu vực phía bắc xã An Vĩnh: Gồm núi Giếng Tiền, núi Hòn Sỏi và khu vực giáp biển, dự kiến đầu tư khu du lịch tổng hợp biển có quy mô 70 ha.

- Khu vực bãi tắm phía nam xã An Vĩnh: Xây dựng thành khu du lịch theo mô hình nghỉ dưỡng biển, hệ thống nhà nghỉ và cung cấp dịch vụ với quy mô 4 ha.

- Khu vực hang Câu: Nằm ở phía bắc núi Thới Lới giáp đến biển, dự kiến đầu tư khu nghỉ dưỡng với hệ thống resort quy mô 44 ha.

- Khu vực bến tàu: Nằm ở phía tây nam núi Hòn Tai, tiếp giáp bến tàu hiện tại thuộc địa bàn xã An Vĩnh. Dự kiến đầu tư khu thương mại – dịch vụ phục vụ khách du lịch, quy mô 3 ha.

- Khu vực đảo Bé (xã An Bình): Dự kiến đầu tư khu du lịch sinh thái với quy mô 60 ha.

Phát triển nhanh và bền vững du lịch tại đảo, gắn kết với các Trung tâm đô thị của tỉnh như thành phố Vạn Tường, Khu kinh tế Dung Quất, Tp.Quảng Ngãi…, các khu du lịch như: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Thiên Đàng, sớm đưa du lịch tại đảo Lý Sơn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đảo và của tỉnh Quảng Ngãi. Xem phát triển du lịch là hướng trọng điểm mang tính đột phá trong phát triển kinh tế đảo Lý Sơn trong những năm tới.

3.2.5. Định hướng các chỉ tiêu phát triển

Các chỉ tiêu phát triển cho du lịch huyện đảo Lý Sơn được tính toán với tốc độ tăng trưởng cao hơn hiện nay với giả định về sự ổn định tốc độ tăng trưởng và không có những biến động đột biến lớn của các yếu tố ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các yếu tố được tính đến là xu hướng phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa, tác động của đầu tư du lịch đến Quảng Ngãi nói chung và Lý Sơn nói riêng trong thời gian qua, những dự án lớn về cơ sở hạ tầng, các khu du lịch ra đời đã được đăng ký đầu tư, hiệu ứng tích lũy của công tác xúc tiến quảng bá du lịch…

Các chỉ tiêu được tính toán cũng phù hợp với các chỉ tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh, mục tiêu và quan điểm phát triển trong các lĩnh vực dịch vụ

đồng thời nằm trong khoảng dự báo các chỉ tiêu phát triển trong Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, đảm bảo các yêu cầu về xu hướng phát triển hiện đại của vùng lân cận và trong nước.

Theo đó, mức độ tăng trưởng trung bình của khách du lịch quốc tế đạt 10 - 12%/năm, và khách du lịch nội địa 9%/năm cho giai đoạn 2015 – 2020. Trong điều kiện các khu du lịch biển Mỹ Khê, đảo Lý Sơn được định hướng phát triển thành khu du lịch Quốc gia, di tích Trường Lũy và các di tích văn hóa - lịch sử khác phát huy được ý nghĩa của mình với hệ thống di tích quốc gia; các dự án phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển theo định hướng quy hoạch kinh tế xã hội của địa phương thì du lịch Lý Sơn sẽ có những tiền đề thuận lợi phát triển theo các chỉ tiêu này.

3.2.5.1. Về lượt khách và tổng thu du lịch

Khách du lịch quốc tế: Khách du lịch quốc tế có thể đến Lý Sơn bằng nhiều con đường khác nhau: Đường không qua cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, sân bay Chu Lai (Quảng Nam) và sân bay Phù Cát (Bình Định) rồi sau đó đi bằng đường bộ đến Quảng Ngãi hoặc theo tuyến du lịch xuyên Việt (kể cả bằng đường bộ và đường sắt). Trong tương lai, khu kinh tế Dung Quất sẽ xây dựng cảng biển để phục vụ vận tải hàng hóa, có thể kết hợp để vận chuyển khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi bằng đường biển. Ngoài ra, khách du lịch từ các nước Đông Nam Á có thể tiếp cận bằng đường bộ theo hành lang kinh tế Đông - Tây qua cửa khẩu Lao Bảo, đặc biệt trong những năm tới thông qua cửa khẩu Bờ Y và Lệ Thanh từ vùng Tây Nguyên.

Với mục tiêu tăng trưởng 10 - 15%/năm giai đoạn 2015 - 2020, khách quốc tế đến Lý Sơn năm 2015 có thể đón được 60 lượt khách.

Khách du lịch nội địa: Khách du lịch nội địa đến Lý Sơn từ khắp mọi miền của đất nước với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển, thăm thân, công vụ, lễ hội, nghỉ cuối tuần... Theo dự báo về tốc độ tăng trưởng trung bình năm 2015 có thể đón được 42.000 lượt khách. Các dự báo khách du lịch thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Dự báo lượng khách du lịch đến Lý Sơn giai đoạn 2015 - 2020

Loại khách Hạng mục 2014 2015 2020

Khách quốc tế

Tổng số lượt khách (lượt) 53 60 75

Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,5 2,7 2,9 Tổng số ngày khách (ngày) 132,5 162 217,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khách nội địa

Tổng số lượt khách (lượt) 40.000 42.000 50.000 Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,0 2,2 2,5 Tổng số ngày khách (ngày) 80.000 92.400 125.000

Tổng thu du lịch (tỷ đồng) 42 50

[Nguồn: Dự báo của tác giả luận văn]

Tổng thu từ khách du lịch bao gồm tất cả các nguồn thu do khách du lịch chi trả, phụ thuộc vào số lượt khách, ngày lưu trú trung bình và mức chi tiêu trung bình trong ngày của khách du lịch...

3.2.5.2. Về nhu cầu cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Để đảm bảo cơ sở lưu trú cho khách du lịch đến Lý Sơn từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, vấn đề dự báo và đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn là yêu cầu rất quan trọng. Việc dự báo nhu cầu khách sạn có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, với số ngày lưu trú của khách, với công suất sử dụng buồng trung bình. Số lượng buồng khách sạn được tính toán theo công thức sau:

(Số lượt khách) x (Số ngày lưu trú trung bình)

Số buồng cần có = _____________________________________________________________________________

(365 ngày x (Công suất sử dụng x (Số khách nghỉ

trong năm) buồng trung bình năm) trung bình/buồng)

* Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch đến Lý Sơn năm 2013 là 2,7 ngày đối với khách quốc tế và 2,1 ngày đối với khách nội địa. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển đa dạng của các dịch vụ bổ sung, các tour du lịch hấp dẫn, cùng với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, chắc chắn ngày lưu trú trung bình của khách sẽ tăng lên đáng kể. Dự kiến ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế giai đoạn 2015 - 2020 đạt từ 2,7 ngày – 2,9 ngày; Ngày lưu trú trung bình của khách nội địa giai đoạn 2015 - 2020 đạt từ 2,2 ngày – 2,5 ngày.

* Công suất sử dụng buồng trung bình năm hiện nay ở Lý Sơn đạt khoảng 62%. Trong giai đoạn tới, dự kiến công suất sử dụng phòng trung bình năm sẽ đạt 65% vào năm 2015; 68% vào năm 2020.

* Số giường trung bình trong một buồng, theo xu hướng chung hiện nay các khách sạn thường được xây dựng trung bình là 2 giường/ buồng (tương ứng với 4 khách lưu trú).

Theo phân tích và tính toán như trên, dự báo nhu cầu khách sạn của Lý Sơn giai đoạn 2015 - 2020 được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu khách sạn của Lý Sơn giai đoạn 2015 - 2020

Đơn vị tính: Buồng

Nội dung Năm 2015 Năm 2020

Số lượng buồng 110 132

Công suất sử dụng buồng trung bình năm (%) 65 68 [Nguồn: Dự báo của tác giả luận văn]

3.2.5.3. Về nhu cầu lao động

Căn cứ vào nhu cầu lao động tính bình quân cho một phòng khách sạn của cả nước và khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ là 1,5 - 1,6 lao động trực tiếp, cũng như số lao động gián tiếp kèm theo (01 lao động trực tiếp kèm theo 02 lao động gián tiếp), các tính toán về nhu cầu lao động trong du lịch của Lý Sơn giai đoạn 2015 - 2020 được trình bày ở bảng 3.3.

Với nhu cầu lao động như bảng bên dưới, tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Lý Sơn nói riêng cần có chiến lược, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển, thu hút nguồn nhân lực cho các giai đoạn.

Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu lao động du lịch của Lý Sơn giai đoạn 2015 - 2020 Đơn vị tính: Người

Phƣơng án Loại lao động Năm 2015 Năm 2020

Phƣơng án 2

Lao động trực tiếp trong du lịch 176 211 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 352 422

Tổng cộng 528 633

[Nguồn: Dự báo của tác giả luận văn]

3.3. Giải pháp phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1. Về quy hoạch phát triển du lịch và quản lý thực hiện quy hoạch

Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc cùng sự quan tâm của các cấp các ngành, du lịch huyện đảo Lý Sơn trong những năm qua đã có nhiều khởi sắc.

UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán Khu du lịch huyện đảo Lý Sơn. Song song đó, để quy hoạch du lịch Lý Sơn mang tính hiện đại, tránh lạc hậu trong quá trình tổ chức thực hiện, UBND tỉnh đã giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm việc với lãnh đạo tỉnh Jeju (Hàn Quốc) để tư vấn lập quy hoạch và đang chờ trả lời. Trước thực tế hoạt động du lịch Lý Sơn đang diễn ra tự phát, lộn xộn; sản phẩm không có phong cách riêng; thị trường mục tiêu không rõ ràng; không tạo lập được giá trị thụ hưởng cho khách... đặt ra yêu cầu nhanh chóng có một quy hoạch phát triển du lịch hoàn chỉnh, và khi lập quy hoạch cần bám sát quan điểm phát triển theo chiều sâu chất lượng, hiệu quả, bền vững, có thương hiệu và có sức cạnh tranh, theo đó, cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:

- Để có thể khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên, môi trường vào mục đích phát triển du lịch, một trong những giải pháp quan trọng là tăng cường sự quản lý nhà nước về công tác lập quy hoạch phát triển và thực hiện quy hoạch. Trước mắt, cần kiện toàn bộ máy Ban chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh với sự tham gia của các cấp, các ngành để tăng cường năng lực giải quyết những vấn đề mang tính liên ngành trong quy hoạch. Đi đôi với công tác lập quy hoạch, cần thiết phải thành lập Ban quản lý du lịch của huyện đảo Lý Sơn hoặc từng điểm du lịch để quản lý hoạt động du lịch đi vào nề nếp và tăng cường hiệu lực của công tác quản lý theo quy hoạch.

- Cần xác định rõ được thị trường mà du lịch Lý Sơn đang hướng đến để tiến hành xây dựng sản phẩm du lịch có phong cách và giá trị cao dựa trên những giá trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Đảo Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi (Trang 83)