Những đặc điểm về dân cư, xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Đảo Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi (Trang 61)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.4.Những đặc điểm về dân cư, xã hội

2.1.4.1. Dân số

Theo thống kê đến 31/12/2013, dân số của toàn huyện có 21.158 người. Mật độ dân số của huyện là 2.022 người/km2. Mật độ dân số các xã trong huyện có sự chênh lệch khá lớn. Cao nhất là ở xã An Vĩnh 2.732 người/km2; An Hải 1.623 người/km2

và An Bình 690 người/km2. Dân số ở huyện phân bố ở các xã như sau:

- Xã An Vĩnh có: 11.422 người chiếm 56,66% - Xã An Hải có: 8.260 người chiếm 40,98% - Xã An Bình có: 476 người chiếm 2,36%

Toàn huyện hiện có 4.420 hộ gia đình (quy mô hộ là 4,56 người/hộ), trong đó có 3.792 hộ nông lâm nghiệp, chiếm 85,79%; 628 hộ phi nông nghiệp, chiếm 14.21%. Cơ cấu dân số, số hộ theo thành phần kinh tế của huyện được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu dân số theo thành phần kinh tế năm 2013

Đơn vị hành chính

Dân số

Tổng số Dân số Nông nghiệp Tỷ lệ(%) Dân số Phi nông nghiệp Tỷ lệ(%)

Tổng số 21.158 17.231 85,48 2.927 14,52

An Vĩnh 11.422 9.693 84,86 1.729 15,14

An Hải 8.260 7.210 87,29 1.050 12,71

An Bình 476 328 68,91 148 31,09

[Nguồn: UBND huyện Lý Sơn]

2.1.4.2. Các thành phần kinh tế

Từ ngày thành lập đến nay, kinh tế xã hội của huyện tăng trưởng liên tục với tốc độ khá, năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn tăng bình quân hằng năm giai đoạn (2009 - 2013), là 16,03%. Sáu

tháng đầu năm 2014 đạt 353.988 triệu đồng, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2013 và bằng 50% kế hoạch năm.

Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ tăng bình quân hàng năm 25%. Sáu tháng đầu năm 2014 đạt 91.732 triệu đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2013 và bằng 52,2% kế hoạch năm.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 7,8 triệu đồng/người/năm. Dự kiến năm 2014 thu nhập bình quân đầu người tăng lên 8,4 triệu đồng/người/năm.

Tỷ trọng các ngành kinh tế chủ yếu của huyện năm 2013: + Ngành nông - ngư nghiệp chiếm 51,7%;

+ Ngành thương mại dịch vụ chiếm 40,6%;

+ Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 7,7%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngư nghiệp, dịch vụ -

thương mại, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Hoạt động Nông nghiệp:

- Trồng trọt: Hành, tỏi, ngô là ba cây trồng chủ lực của huyện nhưng cung cấp ra thị trường dưới dạng hàng thô chưa qua sơ chế. Ngoài ra huyện còn trồng một số loại cây khác như: Đỗ xanh, lạc, dưa hấu, vừng,... Hiện nay, Lý Sơn đã được nhiều người biết đến với tên gọi "Vương quốc tỏi". Hành tỏi Lý Sơn đã được công nhận thương hiệu cấp Quốc gia.

- Chăn nuôi: Chủ yếu là bò, dê, lợn, gà, vịt nhưng chưa hình thành trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô như các huyện khác mà chủ yếu là chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình. Số lượng đàn gia súc, gia cầm hiện nay của huyện trên 6.000 con.

Thủy sản: Là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Sản lượng đánh bắt hải sản tăng bình quân hằng năm khoảng 23.000 tấn. Sáu tháng đầu năm 2014 đạt 15.829 tấn, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2013 và bằng 48,9% kế hoạch năm. Hiện nay, toàn huyện có 408 chiếc tàu thuyền, với tổng công suất 30.878 CV (mã lực). Bình quân hàng năm đóng mới được hơn 16 chiếc tàu thuyền.

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Công nghiệp hầu như chưa phát triển, chủ yếu tập trung phát triển tiểu thủ công nhiệp, với 236 cơ sở sản xuất, chủ yếu tập trung phát triển các ngành nghề: sản xuất đá lạnh, cơ khí nhỏ, khai thác đá xây dựng, may mặc, mộc dân dụng, chế biến nước mắm, nhưng còn nhỏ lẻ mang tính chất hộ gia đình.

Huyện đã Quy hoạch chi tiết điểm Công nghiệp - làng nghề xã An Hải, với quy mô 60ha nhưng đến nay vẫn chưa xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng, nguyên nhân cơ bản vẫn là tình trạng thiếu nguồn điện.

Thương mại, dịch vụ: Do đặc thù của huyện đảo cách xa đất liền, hoạt động thương mại chủ yếu lưu thông bằng đường thủy, nhưng vào mùa biển động đảo bị chia cắt thì việc cung ứng hàng hóa từ đất liền ra đảo và ngược lại hết sức khó khăn. Hơn nữa hệ thống thương mại, dịch vụ của huyện hầu như chưa có gì chủ yếu là các chợ nhỏ và các điểm buôn bán nhỏ lẻ. Hiện nay, toàn huyện có 03 chợ, trong đó, chỉ 01 chợ huyện và 02 chợ xã (An Vĩnh và An Hải), riêng ở xã An Bình chưa có chợ. Huyện chưa hình thành Trung tâm thương mại, chưa có siêu thị nên việc trao đổi, mua bán hàng hóa của người dân còn gặp nhiều khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Du lịch: Tỉnh Quảng Ngãi mở tuyến du lịch đến huyện Lý Sơn vào 28/04/2007, và ngày 13/07/2007, UBND tỉnh đã ra quyết định công nhận “Tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn” gồm các điểm du lịch tại huyện Lý Sơn theo các tuyến: chùa Hang, đình làng An Hải, chùa Đục, miệng núi lửa Giếng Tiền, di tích lịch sử Hải đội Hoàng Sa - Trường Sa, Âm Linh Tự và một số nhà cổ tại huyện Lý Sơn. Cũng từ đó, Lý Sơn ngày càng thu hút nhiều lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan và thưởng ngoạn, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, vấn đề phát triển du lịch ở đảo Lý Sơn còn nhiều bất cập, các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các điểm vui chơi, giải trí… chưa được đầu tư xây dựng, chất lượng dịch vụ còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. Nên du lịch Lý Sơn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

2.1.4.3. Quốc phòng, an ninh

Huyện đảo Lý Sơn có vị trí chiến lược về mặt quốc phòng không chỉ của riêng tỉnh Quảng Ngãi mà còn của cả nước. Là chốt tiền tiêu khống chế, giám sát vùng lãnh hải khu vực miền Trung, nằm án ngữ một trong những con đường lớn nhất vươn ra biển Đông từ khu công nghiệp trọng điểm Dung Quất.

Công tác quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện trong những năm qua luôn được giữ vững, kết hợp chặt chẽ giữa củng cố quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo 2/3 số xã đạt vững mạnh về quốc phòng - an ninh; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đạt độ tin cậy cao, chiếm 2,4% dân số. Tình hình trật tự, an toàn xã hội được ổn định. Công tác đấu tranh trấn áp các loại tội phạm và bảo vệ an toàn

giao thông được đẩy mạnh; các mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện trong dân được tập trung giải quyết.

2.1.4.4. Y tế

Toàn huyện có 01 Trung tâm y tế và 01 Trạm y tế xã. Tổng số giường bệnh trên địa bàn là 50 giường, công suất sử dụng giường bệnh đạt từ 40-50%. Tuy nhiên, trang thiết bị y tế hiện nay còn thiếu thốn, lạc hậu; nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

2.1.4.5. Giáo dục - Đào tạo

Ngành giáo dục của huyện trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp theo chiều hướng kiên cố, hiện đại; phương tiện, thiết bị dạy và học được trang bị cơ bản đáp ứng được mức tối thiểu về đổi mới phương pháp. Trong 05 năm qua, đã tăng thêm 01 trường THCS và tổ chức được 02 nhóm trẻ ở 02 trường mẫu giáo; Xây dựng hoàn thành 44 phòng học (trong đó có 32 phòng học nhà cấp 3).

Kết quả trúng tuyển vào các trường đào tạo trung bình 05 năm qua đạt:

- Trung học chuyên nghiệp đạt 35%;

- Đại học và cao đẳng đạt 17,6% (so với lượng thí sinh dự thi).

Tuy nhiên bên cạnh đó, ngành giáo dục của huyện vẫn còn những hạn chế nhất định: Nhận thức về công tác phát triển giáo dục của một bộ phận nhân dân chưa cao, Hội đồng giáo dục các cấp được thành lập nhưng chưa được củng cố kịp thời, hoạt động chưa đều, hiệu quả chưa cao. Công tác xã hội hoá giáo dục chưa mạnh, tỷ lệ học sinh yếu kém và bỏ học ở bậc trung học cơ sở còn nhiều.

2.2. Thực trạng phát triển du lịch tại huyện đảo Lý Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Đảo Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi (Trang 61)