Lượng khách và tổng thu du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Đảo Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi (Trang 64)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.1. Lượng khách và tổng thu du lịch

Trong năm 2013 số du khách đến Lý Sơn đạt 36.120 lượt khách, trong đó có 42 khách quốc tế. Tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 34.624 triệu đồng. Cụ thể, số lượng khách du lịch trong các năm được phản ánh ở bảng sau:

Bảng 2.3: Báo cáo tình hình hoạt động du lịch tại Lý Sơn từ 2009-2013 2009 2010 2011 2012 2013 1. Tổng số du khách (lượt khách) 26.000 27.380 30.450 28.230 36.120 Khách Nội địa 25.984 27.360 30.427 28.199 36.078 Khách Quốc tế 16 20 23 31 42 2. Tổng thu (triệu đồng) 7.800 8.208 9.135 8.469 34.624

[Nguồn : Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lý Sơn]

Nhận xét:

Qua bảng số liệu, ta thấy lượng du khách đều tăng hằng năm, đó là kết quả của sự quảng bá các giá trị của tài nguyên du lịch và thương hiệu tỏi Lý Sơn được công nhận. Tuy nhiên, lượng du khách đến đảo năm 2009 không tăng vì lí do thời tiết thất thường, Lý Sơn phải gánh chịu hậu quả nặng nề của cơn bão số 9 vào tháng 9/2009, nhiều công trình bị phá hủy, trong đó cảng Lý Sơn bị hư hại nặng, ảnh hưởng rất lớn đến giao thông đường thủy. Riêng năm 2013, lượng khách và tổng thu từ du lịch tăng đột biến so với 2012 vì tỉnh tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa với quy mô lớn bao gồm nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc, cùng với đó là thời tiết tốt nên thu hút được một lượng lớn khách du lịch.

2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Tuy đã mở tuyến du lịch Tp.Quảng Ngãi – Lý Sơn từ 28/4/2007, nhưng đến nay, trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch đều còn ở dạng tự phát, quy mô nhỏ. Nhìn chung, ngành du lịch của huyện có chiều hướng phát triển, hiện nay trên địa bàn số lượng cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch đang tăng lên đột biến (sau khi Lý Sơn hòa lưới điện quốc gia) nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu ăn, nghỉ cho du khách đến tham quan du lịch nhất là trong mùa cao điểm. Hiện nay, du khách đến với Lý Sơn bằng hai loại phương tiện là tàu cao tốc (tàu sắt), và tàu vận tải (tàu gỗ). Có 05 tàu cao tốc và 02 tàu vận tải với tổng sức chuyên chở trên 1.000 người, hoạt động trong điều kiện đến gió cấp 6, xuất phát 1 chuyến vào 07 giờ hàng ngày tại cảng Sa Kỳ và Lý Sơn. Cảng Sa Kỳ đang trong quá trình sửa chữa nâng cấp nên không đảm bảo về vệ sinh môi trường, nhếch nhác, gây mất mĩ quan. Độ chênh cao giữa bến cảng và thân tàu quá lớn, các tàu chưa trạng bị đủ hệ thống cầu thang, đường dẫn nên

gây khó khăn và nguy hiểm cho du khách khi lên và xuống tàu. Mỗi ngày có 01 chuyến tàu từ đảo lớn đi đảo An Bình vào 08 giờ và chuyến ngược lại vào 14 giờ 30.

Về cơ sở lưu trú: Toàn huyện có 12 cơ sở lưu trú do người dân kinh doanh, diện tích cũng như các trang thiết bị trong phòng đều ở mức bình dân, chưa đủ tiêu chuẩn, nhất là thiếu điện sinh hoạt; và 01 nhà công vụ của UBND huyện dùng để tiếp khách. Công suất phục vụ tối đa chỉ có thể phục vụ khoảng 500 khách lưu trú.

Cụ thể:

Bảng 2.2 : Tổng hợp cơ sở lưu trú trên địa bàn Lý Sơn (tháng 6/2014)

TT Tên cơ sở lƣu trú Số lƣợng phòng

1 Nhà nghỉ Thủy Thạch 07 2 Nhà nghỉ Hoa Biển 05 3 Nhà nghỉ Bình Yên 04 4 Khu nghỉ mát Hoàng Sa 05 5 Nhà nghỉ Đại Dương 10 6 Khách sạn Lý Sơn 15 7 Nhà nghỉ Thành Phát 10 8 Nhà nghỉ Thành Lợi 10 9 Khách sạn Song Bình 12 10 Nhà nghỉ Hưng Long 07 11 Nhà nghỉ Mỹ Phụng 06 12 Nhà nghỉ Viễn Đông 08 TỔNG SỐ 99

[Nguồn : Tác giả luận văn]

Ngoài ra, có 30 hộ dân đăng ký loại hình du lịch homestay, trong đó có 09 nhà cổ kiến trúc đẹp có thể lưu trú và tham quan, phục vụ được khoảng 400 khách; hầu hết đều có cảnh quan đẹp, thuận lợi về đường đi; phòng ngủ và các trang thiết bị trong gia đình chỉ đạt mức trung bình, cần nâng cấp và đầu tư; hệ thống nhà vệ sinh và công trình phụ tại hộ gia đình đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch... Hầu hết cán bộ và nhân viên các cơ sở này đều đã qua tập huấn về nghiệp vụ du lịch. Chất lượng trang thiết bị phục vụ du khách đạt mức trung bình.

Về các cơ sở kinh doanh ăn uống, giải trí: Hầu hết các cơ sở kinh doanh ăn uống quy mô nhỏ bé, đa phần phục vụ cho khách địa phương, các đám tiệc

trung tại xã An Vĩnh, sức chứa tối đa lên đến 700 khách, gồm 03 nhà hàng: Lý Sơn, Thủy Thạch và Ngân Thùy. Trên địa bàn huyện chưa có cơ sở bán hàng lưu niệm, chỉ có một số cửa hàng tạp hóa của người dân có bán cùng với những mặt hàng khác.

Về đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch: Tại huyện đảo Lý Sơn vẫn chưa có đơn vị nào kinh doanh du lịch, khách du lịch đến đảo thường theo hình thức tự tổ chức tour, hoặc thông qua các công ty du lịch trong đất liền. Tại Lý Sơn hiện có 14 xe 16 chỗ của hộ kinh doanh cá thể và 01 xe 16 chỗ của UBND huyện. Tuy nhiên, những xe này hầu hết đều đã xuống cấp, không đảm bảo các điều kiện về xe ô tô vận chuyển khách du lịch. Ngoài xe ô tô, trên đảo còn có một lượng lớn xe ôm, xe lôi (gắn máy), và xe máy khách du lịch có thể thuê của người dân.

2.2.3. Nguồn nhân lực du lịch

Trong thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi thường xuyên phối hợp với Tổng cục Du lịch triển khai các chương trình hành động du lịch; phối hợp với các trường nghiệp vụ du lịch mở các lớp đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp và những người làm du lịch trên đảo. Đặc biệt, Sở đã tổ chức tập huấn mô hình du lịch cộng đồng nhằm cung cấp những kiến thức cần thiết để phát triển mô hình du lịch cộng đồng nói chung và hình thức nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê nói riêng, cơ sở lưu trú du lịch nói chung, từ đó hỗ trợ, giúp đỡ người dân tự làm du lịch, biết cách làm du lịch; hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa thực hiện đúng các quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 26/6/2012 giữa Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa. Tuy nhiên, nhận thức của người dân về du lịch còn khá mới mẻ, lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch còn khá ít. Năm 2013, toàn huyện có 300 lao động, trong đó chỉ có 50 lao động trực tiếp, 250 lao động gián tiếp. Số lao động được đào tạo chuyên nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng ít có người quay trở về huyện nhà để làm việc. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch chưa cao. Chưa có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Người dân buôn bán các mặt hàng du lịch còn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa chuyên nghiệp.

2.2.4. Thị trường và sản phẩm

2.2.4.1. Thị trường khách của đảo Lý Sơn

Sau khi tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai trương tuyến du lịch biển, đảo năm 2007, những năm qua huyện Lý Sơn chú trọng đầu tư phát triển du lịch, ngày càng đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh tốt hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2014, huyê ̣n đảo Lý Sơn đã đón hàng trăm đoàn khách du lịch trong và ngoài nước ra tham quan các danh lam thắng cảnh , tìm hiểu các giá trị vă n hóa li ̣ch sử ở huyện đảo . Cùng với đó, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép trong vùng đặt quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thì lượng khách du lịch đến huyê ̣n đảo Lý Sơn luôn tăng cao , trung bình mỗi ngày có từ 150-200 du khách đă ̣t chân đến đảo , nhất là những ngày nghỉ cuối tuần lượng khách tăng lên từ 300-400 người/ngày.

Hiện nay, Lý Sơn đang thu hút lượng lớn khách du lịch nội địa, đến từ các địa phương trong cả nước, đặc biệt là đối tượng khách trẻ tuổi, học sinh, sinh viên do các công ty lữ hành tổ chức. Mục đích của chuyến đi là để giáo dục tinh thần yêu nước, chủ quyền biển đảo Việt Nam. Ngoài ra, có một lượng nhỏ khách du lịch quốc tế đến Lý Sơn, nhưng chủ yếu là khách công vụ, kiều bào ở nước ngoài, vì thủ tục kiểm soát ra đảo còn nhiều hạn chế, gây phiền hà cho du khách.

2.2.4.2. Sản phẩm du lịch Lý Sơn đang khai thác

Để phục vụ tốt các điều kiện cho du khách đến du lịch tại đảo Lý Sơn, trong những năm gần đây tỉnh Quảng Ngãi và huyện Lý Sơn đã đầu hàng trăm tỷ đồng đóng mới và đưa vào sử dụng 4 tàu vận tải cao tốc chuyên vận chuyển hành khách ra vào đảo hàng ngày; xây dựng mới 9 khách sạn, nhà nghỉ có chỗ nghỉ cho khoảng 350 khách/ngày và nhiều nhà công vụ, 4 nhà hàng qui mô lớn và hàng chục nhà hàng của nhân dân địa phương; có trên 10 chiếc xe ôtô khách loại 12-16 chỗ ngồi và hàng trăm chiếc xe lôi, xe máy chuyên phục vụ khách du lịch hàng ngày… Đến với Lý Sơn ngoài tham quan các danh lam thắng cảnh thiên nhiên, du khách còn được trải nghiệm khám phá , tìm hiểu về các giá trị văn hóa li ̣ch sử gắn liền với đất đảo.

Sản phẩm du lịch của Lý Sơn nhìn chung còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng, chưa đa dạng và hấp dẫn, chưa làm nổi bật các giá trị của tài nguyên

du lịch.. Hiện tại, tuy dồi dào về tài nguyên du lịch, nhưng hoạt động du lịch tại đây chỉ khai thác được một số loại hình du lịch phổ biến, gồm:

- Loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển với các hoạt động tắm biển, tham quan các di tích, cảnh quan trên đảo như: Núi lửa Giếng Tiền, hang Câu, núi Thới Lới, lặn biển, câu cá... Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, địa chất địa mạo, khí hậu trong lành, bãi tắm còn hoang sơ, Lý Sơn là nơi nghỉ dưỡng cho du khách. Tuy nhiên, loại hình du lịch này chịu tác động bởi tính mùa vụ khá rõ rệt.

- Loại hình du lịch tham quan, tìm hiểu văn hóa với các hoạt động tham quan di tích như: Chùa Hang, Âm Linh Tự, chùa Đục, tham gia các lễ Khao lề thế lính Hoàng sa, đua thuyền, khám phá các di sản địa chất… của Lý Sơn.

- Du lịch cộng đồng – một loại hình du lịch khá mới mẻ đang được triển khai tại Lý Sơn. Với những giá trị thiên nhiên và văn hóa độc đáo, loại hình du lịch khám phá bằng hình thức trải nghiệm này chắc chắn sẽ thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

2.2.5. Các điểm du lịch, tuyến du lịch trên đảo

Các điểm du lịch thường xuyên đón các đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan là : Tượng đài và Nhà trưng bày Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải . Du khách đến đây để tìm hiểu về nguồn gốc cũng như hoạt động của đội hùng binh Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn, dưới triều nhà Nguyễn đã có công cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thông qua các tài liệu và hiện vật đang được trưng bày tại đây; Đình làng An Vĩnh, Đình làng An Hải nơi tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa hàng năm; thăm các di tích Chùa Hang, Chùa Đục, Hang Câu, Cổng Tò Vò, khu mộ gió, nhà thờ các Cai, Chánh đội trưởng Đội dân binh Hoàng Sa, cột cờ chủ quyền trên đỉnh núi Thới Lới, giếng Vua…

Các tuyến tham quan được khai thác chủ yếu trên bờ. Việc tổ chức các tuyến tham quan trên biển còn đơn điệu. Các chương trình du lịch mà các công ty ở đất liền thực hiện tại đảo cũng rất đơn giản, không có những chương trình đặc biệt, chỉ gói gọn trong một số hoạt động và các điểm tham quan cố định. Do đó, các tuyến tham quan chưa khai thác toàn diện tiềm năng du lịch đa dạng của Lý Sơn bao gồm cả trên biển, trên bờ và trên miệng núi lửa. Vì thời gian lưu trú

thác tuyến du lịch tổng hợp, đi qua tất cả các điểm tham quan trên biển, chưa chú trọng tuyến du lịch tham quan những giá trị địa chất địa mạo, ngắm san hô, sinh thái nông nghiệp…

2.2.6. Công tác quản lý nhà nước về du lịch

Hoạt động du lịch tại Lý Sơn mới được chú trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện nên bước đầu còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát. Mặc dù, trong từng gia đoạn, tỉnh đã có các Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ngãi, nhưng đến nay, vẫn chưa tiến hành lập quy hoạch phát triển du lịch đảo Lý Sơn. Xét các điều kiện tương đồng về tự nhiên, tỉnh cũng đã nhờ sự giúp đỡ tham vấn của các chuyên gia nước ngoài từ tỉnh Jeju (Hàn Quốc) nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời từ phía bạn.

Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi đã phối hợp với các đơn vị đào tạo, dự án EU… tổ chức phổ biến, học tập những nội dung của Luật Du lịch và các nội dung hướng dẫn thực hiện, nghiệp vụ du lịch, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc phát triển du lịch và bảo vệ môi trường… cho cán bộ quản lý, hoạt động kinh doanh du lịch tại Lý Sơn. Việc làm này đã tác động tích cực đến ý thức của người dân, dần dần đưa du lịch Lý Sơn phát triển có quy củ, chuyên nghiệp hơn.

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ngãi, huyện Lý Sơn đã đưa ra Nghị quyết Hội đồng Nhân dân huyện về phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc rà soát lại các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội toàn huyện và tầm nhìn dài hạn trong mối liên hệ với các địa phương khác, chuẩn bị các điều kiện và thông tin để hỗ trợ các nhà đầu tư và kêu gọi đầu tư khai thác du lịch vẫn chưa được chú trọng quan tâm đúng mức.

Mặt khác, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp nhiều yếu tố nên cần phải thu hút được nhiều cấp, nhiều ngành và các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động phát triển du lịch. Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện các vấn đề thuộc lĩnh vực du lịch, tuy nhiên, cán bộ chuyên trách về du lịch chỉ có một người, được điều chuyển, không có chuyên môn về du lịch nên chưa phát huy hết trách nhiệm được giao, bên cạnh đó, sự

phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trên địa bàn chưa có sự chặt chẽ, gây hạn chế không nhỏ đến việc phát triển du lịch địa phương.

2.2.7. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch

Hoạt động du lịch tỉnh Quảng Ngãi nói chung cũng như đảo Lý Sơn riêng vẫn còn ở dạng tiềm năng, đang được đầu tư khai thác. Tuy việc phát triển ngành du lịch được xem là ưu tiên hàng đầu, là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, nhưng việc gắn kết, sự phối hợp giữa các ngành như giao thông vận tải, truyền thông… chưa chặt chẽ và đồng bộ, chưa tạo nên lực đẩy chung để phát triển du lịch. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Lý Sơn ra thị trường trong nước và quốc tế còn hạn chế, thiếu kinh phí để tổ chức các sự kiện, hoạt động du lịch. Quảng Ngãi có ít các sự kiện du lịch, hạn chế về quy mô và hình thức thể hiện, chưa tạo được ảnh hưởng để thu hút khách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Đảo Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)