KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kêt luận

Một phần của tài liệu SKKN Giúp học sinh lớp 6B nâng cao kết quả học tập môn Vật lí bằng cách tổ chức thí nghiệm đồng loạt theo quy trình (Trường THCS Sơn Bình) (Trang 25)

1. Kêt luận

1.1. Những mặt làm được

- Nêu ra được sự cần thiết của giải pháp phù hợp với quan điểm, chủ trương của ngành và thực tế địa phương nơi công tác.

- Nêu ra được cơ sở lí luận, đưa ra được giải pháp cụ thể rõ ràng áp dụng cho việc giúp học nâng cao kết quả học tập bằng tổ chức tiến hành thí nghiệm đồng loạt theo quy trình. - Áp dụng giải pháp vào việc soạn giảng cũng như trong các tiết dạy.

- Kết quả khi vận dụng giải pháp: làm chuyển biến phần lớn và giải quyết được phần yêu cầu thực tiễn.

- Qua giải pháp, phát huy được vai trò chủ động, tích cực của học sinh, học sinh hứng thú hơn với môn học. Đây là vấn đề quan trọng nhất của giải pháp, phù hợp với chủ trương của phương pháp dạy học mới.

1.2. Những mặt hạn chê

- Mức độ áp dụng của giải pháp chưa thực sự sâu rộng trong đại đa số học sinh. Do đó đối với một số học sinh yếu kém, thụ động thì vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định.

- Đòi hỏi trang thiết bị phải thực sự đầy đủ, giống nhau về số lượng để đáp ứng kịp thời cho từng nhóm học sinh; đồ dùng thí nghiệm phải có chất lượng cao để việc thu thập kiến thức từ kết quả thí nghiệm chính xác để học sinh tin tưởng vào kiến thức mà các em đã thu thập được.

Từ những mặt làm được cũng như hạn chế nêu trên, là cơ sở, là bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy.

2. Khuyên nghị

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học: Có phòng học chuyên môn; có đầy đủ đồ dùng đảm bải về chất lượng và số lượng đáp ứng yêu cầu dạy và học.

- Khi soạn giáo án, giáo viên phải thật sự đầu tư công sức, thời gian để tạo nên không khí học tập hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên. Bởi vậy, giáo viên phải thường xuyên học hỏi, tìm tòi, tự học, tự sáng tạo để đáp ứng các yêu cầu đặt ra.

Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và có thể ứng dụng đề tài này trong quá trình dạy học để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh khối 6.

Một phần của tài liệu SKKN Giúp học sinh lớp 6B nâng cao kết quả học tập môn Vật lí bằng cách tổ chức thí nghiệm đồng loạt theo quy trình (Trường THCS Sơn Bình) (Trang 25)