thống cho toàn xã hội
Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong giai đoạn hiện nay, cần phải đổi mới phương thức giáo dục phù hợp, việc giáo dục phải được tiến hành một cách đa dạng, bằng nhiều hình thức khác nhau, cụ thể:
Một là, hình thức giáo dục đạo đức truyền thống phải phù hợp với lứa tuổi
và trình độ của mỗi người. Mỗi lứa tuổi có đặc điểm tâm sinh lý khách nhau, đòi hỏi giáo dục phải có phương pháp khác nhau, cách thức thực hiện khác nhau. Ví dụ, trước đây, chúng ta ngại dạy cho các bé ở tuổi dậy thì biết về sức khỏe sinh sản nên đã có không ít hậu quả để lại vì sự thiếu hiểu biết của các em khi mang thai ngoài ý muốn. Vì vậy, hiện nay cần thay đổi suy nghĩ về cách giáo dục giới tính, giáo dục về tình yêu nam nữ, nhưng không được bỏ qua tình yêu quê hương đất nước, yêu bản thân mình, yêu gia đình, họ hàng. Lớn hơn ít nữa trở thành thanh niên, sinh viên thì lại cần giáo dục về lý tưởng sống, trách nhiệm đối với quê hương, đất nước, có nghĩa vụ với cha mẹ, anh em, bạn bè. Đối với những người làm cha, mẹ phải tự trau dồi đạo đức bản thân làm tấm gương cho con cái noi theo. Mỗi người trong xã hội cần có ý thức, trách nhiệm của mình với người khác, sống ở đời để yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
73
Hai là, chuẩn mực đạo đức phải phù hợp với các ngành nghề, công việc phổ
biến trong xã hội. Đạo đức ngành y, đạo đức người kinh doanh, đạo đức người thầy, đạo đức giới văn nghệ sĩ có những đặc thù, nên cũng cần cách giáo dục riêng.
Ba là, cần có sự kết hợp của nhiều hình thức giáo dục đạo đức giữa gia đình,
nhà trường và xã hội. Giáo dục đạo đức gia đình có vị trí vô cùng quan trọng trong hình thành đạo đức của mỗi con người vì gia đình đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách mỗi đứa trẻ, thời gian giáo dục của các em ở gia đình là nhiều nhất trong ngày, trách nhiệm giáo dục đó thuộc về cha mẹ vì vậy giáo dục đạo đức trong gia đình phải bằng những tình cảm đặc biệt, bằng tình thương yêu và trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Ngược lại, nếu thiếu sự giáo dục của gia đình, thiếu sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, con cái trở nên mất phương hướng dễ trở thành đứa con hư. Vì vậy, cha mẹ cần dành thời gian cho con, giáo dục con bằng lòng yêu thương, bằng hành động gương mẫu để con cái noi theo. Cha mẹ phải giáo dục con cái tình yêu thương gia đình, quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm với việc mình làm, với cộng đồng và xã hội. Để giáo dục gia đình đạt hiệu quả cao, cha mẹ cần học những tri thức khoa học cần thiết nhất về tâm sinh lý của từng lứa tuổi các em để từ đó có cách giáo dục phù hợp và đúng đắn.
Nhà trường cũng có vai trò to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ, thông qua những môn học khoa học xã hội và nhân văn, lịch sử, văn học, chính trị, các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt môn giáo dục công dân ở bậc phổ thông, môn đạo đức học ở bậc đại học để giáo dục đạo đức cho học sinh và sinh viên. Nếu như giáo dục gia đình có tác động trực tiếp hình thành đạo đức cho mỗi con người, thì giáo dục đạo đức trong nhà trường lại trang bị cơ sở khoa học giúp cho mỗi người hiểu sâu hơn, có tri thức nhiều hơn về đạo đức xã hội, từ đó hình thành niềm tin, lý tưởng, tình cảm đạo đức cho mỗi người. Nếu như giáo dục gia đình thông qua hành động, cử chỉ, tấm gương đạo đức của cha mẹ thì giáo dục nhà trường được thực hiện thông qua những tấm gương rèn luyện phấn đấu, nỗ lực học tập của các thấy, cô giáo.
74
Trong xã hội cần phải đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức thông qua việc tuyên truyền phổ biến những tấm gương tốt, những việc làm thiện, phê phán lên án những kẻ xấu, những việc làm ác. Thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, phát thanh, truyền hình tuyên truyền để tuyên dương những tấm gương người tốt việc tốt, đấu tranh phê bình những việc làm xấu. Nhà nước cần đầu tư cho giáo dục đạo đức trong trường học qua các buổi ngoại khóa thăm quan các nơi di tích lịch sử, chiến khu cách mạng, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ... để qua đó giáo dục tinh thần yêu nước, tính nhân văn cho thế hệ trẻ. Mặt khác, Nhà nước ta cần phát huy mạnh mẽ truyền thống tương thần tương ái, “lá lành đùm lá rách” qua các phong trào xã hội rộng lớn, để đánh thức tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng trong toàn xã hội. Bên cạnh đó, nhà nước cần xử lý nghiêm minh hành vi tội phạm, tham nhũng, lãng phí của công, tạo ra cho xã hội lối sống lành mạnh, tất cả vì tương lai tươi sáng của dân tộc.
2.2.4. Xây dựng chính sách cụ thể phát huy giá trị đạo đức đạo đức truyền thống
Mỗi giá trị đạo đức truyền thống như đã phân tích ở trên, đều có vị trí, vai trò riêng vì vậy để phát huy một cách có hiệu quả các giá trị đạo đức truyền thống ấy chúng ta cần có những chính sách cụ thể cho từng giá trị đạo đức đó.
Thứ nhất, phát huy giá trị đạo đức truyền thống yêu nước, đây là giá trị cơ
bản xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa cần phải đẩy giá trị này lên một tầm cao mới để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nói riêng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc nói chung. Một là, tuyên truyền để người dân hiểu tại sao họ cần phải yêu
nước và làm thế nào để thể hiện lòng yêu nước của mình, tránh những biểu hiện yêu nước thái quá làm ảnh hưởng tới phát triển kinh tế cũng như ổn định trật tự an toàn xã hội. Chẳng hạn, trong thời gian gần đây với sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, biểu thị cho sự phản đối hành động của Trung Quốc nhân dân Việt Nam trong nước và kiều bào nước ngoài đã đi mít tinh, biểu tình phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc, nhưng
75
một số lực lượng phản động đã lợi dụng tình hình trên mà kích động nhân dân đi mít tinh, biểu tình đã đập phá một số nhà máy của chủ đầu tư Trung Quốc và Đài Loan đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và ảnh hưởng tới trật tự về an toàn xã hội.
Hai là, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để người dân có thể tham gia các hoạt
động cụ thể góp phần vào sự ổn định phát triển đất nước. Ví dụ, thời gian gần đây Đảng, Nhà nước phát động nhiều phong trào hướng về Hoàng Sa, Trường Sa thân
yêu từ đó khơi gợi tinh thần yêu nước của người dân đối với Tổ quốc. Ba là, tiếp
tục nâng cao hơn nữa đời sống cho nhân dân, thực hiện tốt công bằng, dân chủ và tiến bộ trong xã hội, đẩy lùi tệ nạn quan liêu, tham nhũng tạo niềm tin của nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Bốn là, tăng cường tuyên truyền, giáo
dục đạo đức truyền thống cho nhân dân, mở rộng các phong trào thi đua yêu nước, nêu gương người tốt việc tốt nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước trong nhân dân.
Thứ hai, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay phát huy đoàn kết dân tộc là
nhiệm vụ mang tính chiến lược nhằm góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước. Phát huy truyền thống đoàn kết chính là phát huy sự đồng tâm, hợp sức của tất cả người dân Việt Nam vì mục đích chung là độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Bên cạnh đó, cần loại bỏ tư tưởng bè phái, cục bộ địa phương núp dưới danh nghĩa đoàn kết của một hay một số nhóm người nhằm phá rối chính quyền và an ninh chính trị trong nước.
Để phát huy có hiệu quả tinh thần đoàn kết dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay chúng ta cần xác định rõ đoàn kết dân tộc là để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đoàn kết không chỉ giữa những người dân trong nước mà còn là đoàn kết với Việt kiều ở nước ngoài, nhằm tạo ra khối đoàn kết vững mạnh. Mặt khác, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách đại đoàn kết dân tộc, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở khắp các vùng miền, các dân tộc, tôn giáo, để mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Củng cố sự đoàn kết trong
76
Đảng, trong chính quyền, làm cơ sở cho mọi người dân yên tâm, tin tưởng và ủng hộ sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Thứ ba, Việt Nam là nước nông nghiêp lạc hậu, lao động thủ công còn
chiếm ưu thế đòi hỏi người dân phải cần cù, sáng tạo trong lao động. Mặt khác,
trong bối cảnh toàn cầu hóa đòi hỏi con người phải năng động, sáng tạo để kịp thời tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ. Vì vậy, truyền thống cần cù, sáng tạo hơn lúc nào hết rất cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Phát huy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động chính là phát huy tinh thần nhiệt tình, kiên nhẫn, chịu khó trong lao động; lòng say mê, yêu lao động, yêu công việc, yêu nghề nghiệp; tinh thần trách nhiệm cao nhằm đạt được kết quả lao động tốt nhất.
Để phát huy tinh thần hăng say lao động của nhân dân trước hết cần làm cho mọi người dân hiểu rằng, trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay cần phải chăm chỉ hơn, tích cực hơn, sáng tạo hơn trong học tập, công tác để góp phần làm giàu cho bản thân và đất nước. Mặt khác, cũng cần khắc phục tư tưởng bình quân chủ nghĩa coi trọng lợi ích chính đáng của người lao động, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân. Đồng thời cần có cơ chế quản lí sao cho người lao động có thể chủ động và có trách nhiệm với công việc được giao tránh thói chây lười, ỷ lại. Tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo ngày một mở rộng có chất lượng và hiệu quả, cần đẩy mạnh công tác tuyên dương lao động trẻ sáng tạo để từ đó thôi thúc tinh thần làm việc của người lao động, bên cạnh đó Đảng, Nhà nước ta cần quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động giúp họ cải thiện đời sống để họ có thời gian nghiên cứu sáng tạo và tập trung tinh thần làm việc.
Thứ tư, phát huy giá trị đạo đức truyền thống nhân ái, yêu thương con người
là một trong những giá trị đạo đức truyền thống có vai trò quan trọng thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân. Mặc dù toàn cầu hóa hiện nay đã gây ra không ít khó khăn, nhưng tinh thần thương người như thể thương thân, “lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta hiện nay vẫn diễn ra sôi nổi. Để phong trào đạt được kết quả cao, một mặt, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo, nhất là tổ chức các chương
77
trình mang tính xã hội, nối vòng tay lớn, tạo điều kiện cho mọi người dân có thể tham gia. Mặt khác, cần có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp tham ô tiền của quyên góp cho vùng thiên tai, lũ lụt. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tới mọi người dân về tinh thần tương thân tương ái. Tuyên dương các cá nhân, tổ chức có đóng góp to lớn cho công tác xã hội để làm gương cho mọi người noi theo, cùng nhau xây dựng xã hội ấm no, hạnh phúc.
Thứ năm, phát huy giá trị đạo đức truyền thống hiếu học chính là phát huy
tinh thần ham học, thích được học, tự nguyện và khát khao vươn tới tri thức, vượt qua mọi khó khăn để nâng cao hiểu biết, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội của các thế hệ người Việt Nam. Toàn cầu hóa hiện nay, một mặt tạo điều kiện để mọi người dễ dàng tìm tới tri thức, nội dung học tập phong phú và nhiều cơ hội mở mang kiến thức. Mặt khác, chính nó đã tác động khá tiêu cực tới lòng ham học của con người Việt Nam. Vậy, để phát huy tốt truyền thống hiếu học chúng ta cần có những giải pháp thích hợp trog thời điểm hiện nay như: Nhà nước cần quan tâm đầu tư hơn nữa để giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để mọi người dân đều có cơ hội học tập như nhau đặc biệt những người nghèo; tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học; phát huy tính năng động, sáng tạo của người học; tăng cường tuyên truyền giáo dục văn hóa đọc sách tạo nguồn cảm hứng cho người Việt trong quá trình học tập; xây dựng ý thức học tập, trau dồi đạo đức ở các cán bộ lãnh đạo trong các ban ngành để họ làm tấm gương cho người dân noi theo; Nhà nước cần có một cơ chế sử dụng lao động, sử dụng cán bộ, phù hợp thích đáng để khuyến khích những sinh viên có năng lực thực sự tham gia vào bộ máy làm việc. Đối với cá nhân mỗi người cần xem học tập là nhu cầu bức thiết của cá nhân, là quá trình tự hoàn thiện mình, học còn để đáp ứng đòi hỏi khắt khe của toàn cầu hóa, học để hội nhập tốt hơn, để không bị tụt hậu so với thế giới.
78
Tiểu kết chƣơng 2
Phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đã thực sự đem lại những thành tựu to lớn trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhưng bên cạnh đó cũng còn tồn tại không ít những hạn chế trong việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống. Vì vậy, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay là cần làm đồng thời các việc như sau:
Một là, gạt bỏ những hạn chế, tiêu cực của đạo đức truyền thống lạc hậu, lỗi
thời và bảo thủ.
Hai là, phát huy mặt tích cực, tiến bộ của giá trị đạo đức truyền thống.
Ba là, chủ động tiếp thu những giá trị tinh hoa của nhân loại để bổ sung vào
hệ giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc để đáp ứng yêu cầu của toàn cầu hóa hiện nay.
Những giá trị đạo đức truyền thống hiện nay cần tập trung phát huy là yêu nước; đoàn kết dân tộc; cần cù, sáng tạo trong lao động; nhân ái; hiếu học. Đây là những giá trị đạo đức truyền thống cơ bản có vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử cũng như trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Vì vậy, việc kế thừa và phát huy là cần thiết hơn lúc nào hết. Cùng với việc giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, thì chúng ta cần phải chủ động tiếp thu những giá trị tinh hoa của nhân loại cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, làm phong phú thêm hệ giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, phục vụ cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ minh.
79
KẾT LUẬN
1. Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam là những giá trị đạo