Yêu nước được coi là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc. Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc, đất nước chúng ta đã phải trải qua hàng trăm cuộc chiến tranh tàn khốc có những lúc tưởng chừng như không thể gượng đứng dậy, thế nhưng tinh thần yêu nước vẫn luôn sục sôi trong trái tim mỗi người dân Việt để rồi viết lên trang sử hào hùng của dân tộc. Từ thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đến chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền
49
năm 938. Chiến thắng 3 lần quân Nguyên Mông của nhà Trần, chiến thắng của Quang Trung - Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Gần đây nhất bằng tinh thần yêu nước, nữa dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta lại một lần nữa đánh thắng hai kẻ thù xâm lược đầu sỏ với tình thần, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” mở ra thời đại mới cho đất nước, cho dân tộc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống quý báu đó của dân tộc lại tiếp tục được phát huy. Ngay trong những thời điểm quan trọng nhất, khó khăn nhất, đó là trước sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thì nhân dân Việt Nam vẫn một lòng, một dạ tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, để kiên trì con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa, mặc dù chúng ta biết đó là con đường đầy rẫy những khó khăn, gian nan và vất vả. Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định “ý thức phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần trách nhiệm và năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ, đảng viên được nâng lên một bước, nhiều nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn đạo đức được hình thành” [12, 4].
Như vậy, để có thành quả như ngày hôm nay điều quan trọng là chúng ta cần củng cố tinh thần yêu nước trong nhân dân, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhận thức tầm quan trọng đó, ngay từ những ngày đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã và đang triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về tinh thần yêu nước, tạo điều kiện để mọi người có điều kiện phát huy tình thần yêu nước của cha ông, bởi lẽ trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào tinh thần yêu nước cũng luôn đóng vai trò quyết định cho sự trường tồn và phát triển của đất nước.
Kết quả đánh giá cho việc phát huy tinh thần yêu nước trong nhân dân được Đảng và nhà nước ta thực hiện thông qua một số phong trào cụ thể như Phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng; cuộc vận động học tập và làm theo tấm
50
gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ngày 25 tháng 12 năm 2013 tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2013. Hội nghị đã khẳng định phong trào thi đua yêu nước có nhiều đổi mới, sáng tạo, ngày càng đi vào chiều sâu góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các Bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và các địa phương đã tổ chức phát động nhiêu phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 “tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng ở mức hợp lý”. Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và các phong trào thi đua yêu nước gắn liền với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh.
Các phong trào thi đua yêu nước được triển khai bài bản, có tiêu chí và nội dung thi đua rõ ràng, cụ thể, thiết thực, được người dân hưởng ứng tích cực, tiêu biểu như: Phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng “Quỹ vì người nghèo” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo” của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, phong trào thi đua “Dân vận khéo” của Ban Dân vận Trung ương; phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” của Bộ công an; phong trào thi đua Quyết thắng của Bộ quốc phòng; phong trào “Ngoại giao Việt Nam tích cực, chủ động hội nhập quốc tế” của Bộ ngoại giao…
Ngoài ra, `các hoạt động chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc được tổ chức thiết thực, đa dạng và phong phú tạo không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp ở từng địa phương và trong toàn quốc, có tác dụng tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân. Hội nghị đã khẳng định thông qua việc làm tốt công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kỷ niệm đã nâng cao nhận thức trong cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tư
51
tưởng Thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và truyền thống thi đua yêu nước 65 năm qua của dân tộc Việt Nam; về vị trí, vai trò, tác dụng của phong trào thi đua yêu nước; từ đó đã góp phần phát huy truyền thống yêu nước của các tầng lớp nhân dân.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, cùng với nó là sự phát triển của các phương tiện truyền thông đã góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước cho quân chúng nhân dân. Đặc biệt ngày 7/5/2014 nhân dịp kỷ niệm 60 chiến thắng Điện Biên Phủ, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng Đảng và Nhà nước ta đã tổ chức hàng loạt các sự kiện kỷ niệm chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Trong những ngày gần đây, sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép vào khu vực biển Đông của Việt Nam đã làm dấy lên làn sóng phản đối của nhân dân Việt Nam đối với hành động ngang ngược, bất chấp đạo lý và công pháp quốc tế của chính phủ Trung Quốc xâm chiếm địa phận của nước ta, người dân trong nước cũng như kiều bào đang sinh sống, học tập và làm việc ở nước ngoài, không phân biệt địa vị sang hèn, quan điểm chính trị ở nhiều quốc gia trên thế giới đã mít tinh, biểu tình, phản đối hành động gây hấn của Trung Quốc. Họ tuần hành giương cao các khẩu hiệu “Chống Trung Quốc xâm lược”, “Giữ vững biển đảo Tổ quốc Việt Nam”… Điều đó cho thấy, tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc của nhân dân chưa bao giờ bị lắng xuống, vì sự sinh tồn của dân tộc nhân dân Việt Nam sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ đất nước. Điều đó đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Dân tộc ta có một lòng nông nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [34, 171]
Các phương tiện truyền thông đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong và ngoài nước về truyền thống yêu nước, đặc biệt giáo dục cho thế hệ
52
trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước tinh thần yêu nước của ông cha ta, khơi dậy cho các em lòng tin vững chắc về một đất nước Việt Nam vững mạnh.
Năm 2002, Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội - Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) tiến hành một cuộc thăm dò trong thanh niên với chủ đề “Thanh niên với văn hóa”. Đối tượng tham gia điều tra là 2058 thanh niên, lứa tuổi từ 17 đến 35 ở 16 tỉnh, thành phố trong cả nước. Kết quả trên cho thấy 83% thanh niên cho rằng đức tính yêu nước đã thể hiện rõ, nổi bật trong thanh niên; 76% có ý thức vươn lên đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu; 73% cho rằng đức tính “yêu chế độ xã hội chủ nghĩa” cũng thể hiện rõ, nôi bật trong thanh niên” [1, 367-369]
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống yêu nước còn gặp nhiều hạn chế. Thể hiện trong công tác tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước của các cơ quan đôi khi mang tính hình thức, chưa có hiệu quả thiết thực. Dẫn đến tình trạng bị một số kẻ phản động lợi dụng gây rối ảnh hưởng trật tự an toàn xã hội cũng như thiệt hại về kinh tế. Cơ quan chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng của một số bộ, ngành, địa phương chưa chủ động trong việc tham mưu với Đảng, chính quyền để ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng, ban hành văn bản chưa bám sát Luật và Nghị định; chưa tích cực nghiên cứu cơ chế chính sách thi đua, khen thưởng để tham mưu cho lãnh đạo chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ những vướng mắc về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn, thuộc trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết. Mặt khác một số phong trào thi đua chưa có nội dung, tiêu chí cụ thể, chưa tổ chức chỉ đạo điểm; chưa chú trọng công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào thi đua. Công tác biểu dương, khen thưởng chưa kịp thời, đã làm hạn chế đến phong trào thi đua và động lực thi đua. Ngoài ra, sự chi phối của mặt trái nền kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ tới tinh thần yêu nước của một bộ phận nhân dân, coi trọng đồng tiền mà đánh mất đi lòng tự tôn dân tộc, vì lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích tập thể, điều đó đã tạo điều kiện cho
53
các thế lực thù địch lợi dụng hòng chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.