Phát huy giá trị đạo đức truyền thống hiếu học

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiên nay (Trang 65)

Toàn cầu hóa là quá trình đòi hỏi các nước muốn tận dụng thời cơ thì cần có tri thức, để có tri thức con người cần phải học tập.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, tập trung đầu tư cho giáo dục là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Vì vậy, hơn bao giờ hết chúng ta cần đẩy mạnh việc phát huy truyền thống hiếu học, để phát huy tốt truyền thống hiếu học của cha ông, hiện nay chúng

61

ta cần xác định những biện pháp phát huy phù hợp với điều kiện thực tại, thông qua các tổ chức hội để tuyên truyền, vận động, giáo dục người dân ý thức học tập.

Ngày 2/10/1996, Hội khuyến học Việt Nam được thành lập. Đây là một tổ chức xã hội của quần chúng, hỗ trợ sự nghiệp chấn hưng và phát triển giáo dục với ba mục tiêu ban đầu là: góp sức phấn đấu cho sự nghiệp công bằng xã hội về quyền lợi học tập của mọi người và mọi vùng của đất nước; cổ vũ xã hội quan tâm tới người thầy, kiến nghị với Nhà nước về chính sách và chế độ đãi ngộ tương xứng với vị thế của người thầy; làm tư vấn về chủ trương và biện pháp chấn hưng và phát triển giáo dục.

Qua thời gian dài hoạt động Hội khuyến học Việt Nam và các cấp hội đã nắm rõ vai trò, tác dụng của gia đình và dòng họ trong việc khơi dậy truyền thống hiếu học của dân tộc, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí học tập vào giai đoạn dân tộc cần phải đột phá, đi tắt, đón đầu, rút ngắn khoảng cách tụt hậu. Hiện nay Hội đã mở rộng phong trào thi đua xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học, lôi cuốn đông đảo người dân tham gia với nhiều nội dung phong phú, phù hợp với từng vùng, địa bàn dân cư.

Về gia đình hiếu học, nhân dân tại các địa phương đã chia gia đình hiếu học thành nhiều loại như gia đình thành đạt, gia đình cử nhân, gia đình tiến sĩ. Về dòng họ, ở những nơi không có những gia đình trong họ tộc quần tụ thì nhân dân đã tôn vinh những thôn bản, xóm, làng khuyến học, tổ dân phố khuyến học. Nhiều tổ chức tôn giáo cũng đã tích cực tham gia phong trào này, nhiều xứ đạo, nhà thờ, nhà chùa đã đạt danh hiệu Xứ Đạo, Nhà thờ, nhà chùa khuyến học.

Sau thời gian hoạt động, hiện nay trong cả nước có hơn 5 triệu gia đình hiếu học và hơn 50 nghìn dòng họ khuyến học được cấp giấy chứng nhận gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, hàng nghìn cụm dân cư khuyến học. Kết quả của phong trào thi đua xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học đã và đang làm cho giáo dục gia đình gắn kết chặt chẽ hơn với giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình với giáo dục xã hội, tạo sự đồng thuận trong

62

từng cộng đồng dân cư và góp phần thúc đẩy chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng, Nhà nước và phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong các nhà trường. Mặt khác, các phong trào khuyến học cũng góp phần quan trọng trong cuộc vận động xóa đói giảm nghèo, làm kinh tế giỏi, xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn dân cư và xây dựng nông thôn mới, là hạt nhân của cuộc vận động toàn dân học tập, học tập suốt đời.

Song song với các phong trào khuyến học là các phong trào xây dựng và phát triển Quỹ khuyến học với nhiều hình thức phong phú. Nếu như cách đây 10 năm phong trào này mới phát triển ở cấp tỉnh, thì nay Quỹ khuyến học đã có ở tất cả các cấp hội, các cơ quan, đơn vị, nhà trường, xí nghiệp, doanh nghiệp, dòng họ, nhà thờ, nhà chùa... ngoài sự đóng góp của cộng đồng, các nhà hảo tâm còn có hình thức tài trợ học bổng, có các phong trào, “Heo đất khuyến học” bắt nguồn từ Thành phố Hồ Chí Minh, “Đàn ong khuyến học”, “Hàng cây khuyến học”... có những quỹ khuyến học mang tên danh nhân, mang tên vị tiền bối cách mạng, vùng đất địa linh nhân kiệt. Các chương trình “Ước mơ Việt Nam”, “Vòng tay đồng đội”, “Chắp cánh ước mơ”, “Gương sáng học đường”, “Tiếp sức em đến trường”... đã thu hút được sự tài trợ của nhiều nhà hảo tâm, doanh nhân, doanh nghiệp tâm huyết với sự nghiệp giáo dục như: Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp, Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Tổng công ty bưu chính viễn thông... Các đơn vị này đã liên tục mỗi năm tài trợ hàng tỷ đồng cho quỹ khuyến học, khuyến tài. Những năm gần đây các quỹ này đã cấp học bổng cho trên 3 triệu học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, con em thương, bệnh binh, liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn, khen thưởng cho hàng ngàn học sinh, sinh viên, hàng ngàn thầy, cô giáo có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn cố gắng vươn lên dạy giỏi.

Để phục vụ cho công tác giáo dục, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đổi mới nội dung, phương pháp học tập đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay. Nội dung giáo dục nhằm mục đích đào tạo con người phát triển toàn diện, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Phương pháp học tập mang tính chủ động, tích cực lấy

63

người học làm trung tâm. Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, về cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị, đời sống của giáo viên, hỗ trợ cho học sinh đến lớp bằng việc xây dựng trường nội trú khuyến khích các em đến trường, tạo ra không khí học tập cho toàn xã hội.

Hiện nay, để thu hút nguồn lao động chất lượng cao, Đảng và nhà nước đề ra nhiều chính sách ưu tiên đối với du học sinh, đối với sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở các trường đại học.

Kết quả chúng ta đạt được trong những năm qua không hề nhỏ, chúng ta đã có nhiều học sinh tham dự các cuộc thi trên thế giới và đã giành nhiều giải cao. Tiêu biểu là sự kiện Giáo sư Ngô Bảo Châu đạt huy chương Fields về Toán học, làm rạng danh truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Tối 2/10/2013, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức lễ tuyên dương học sinh đoạt giải trong kỳ thi Olympic quốc tế, khu vực và học sinh đạt điểm xuất sắc nhất các khối thi kỳ thi tuyển sinh đại học 2013. Tổng cộng có 57 học sinh, sinh viên được tuyên dương.

Để đẩy mạnh phong trào hiếu học, bắt đầu từ năm 2014 Việt Nam lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày “sách Việt Nam”, sự kiện diễn ra được đông đảo người dân đặc biệt là giới trẻ hướng ứng, thông qua sự kiện này nhằm khuyến khích, nuôi dưỡng và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Quan trọng hơn cả, thông qua sự kiện nhằm nâng cao trách nhiệm của người dân, của các cấp, các ngành, cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc của người Việt nói riêng và khuyến khích truyền thống hiếu học của dân tộc ta nói chung.

Như vậy, có thể thấy trong bất cứ hoàn cảnh nào truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam vẫn được gìn giữ, kế thừa và phát huy một cách mãnh liệt. Đặc biệt trong bối cảnh toàn câu hóa hiện nay, khi có tri thức chúng ta sẽ dễ dàng tiếp

64

nhận thành quả khoa học công nghệ từ bên ngoài để phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bên cạnh những thành tựu mà chúng ta đã đạt được thì việc phát huy truyền thống hiếu học của Việt Nam hiện gặp nhiều khó khăn, trước hết, là các cuộc vận động, phong trào vẫn chưa lớn mạnh để đủ sức giáo dục cho nhận thức của nhân dân về truyền thống hiếu học, đôi khi, ở nhiều địa phương thực hiện phong trào còn mang tính thành tích nên chất lượng thực sự chưa cao.

Thực tế chúng ta không thể phủ nhận, khi bước vào hội nhập thế giới, xã hội Việt Nam đã có nhiều biến đổi và truyền thống hiếu học người Việt không tránh khỏi sự tác động đó. Có vẻ như người Việt chúng ta đang ngày một ngại học, lười học hơn, thể hiện trong báo cáo thống kê của Bộ Văn hóa - Thông tin - Du lịch năm 2013 cho thấy, so với các nước trong khu vực, tỷ lệ đọc sách của người Việt Nam khá thấp. Người Việt trung bình đọc 0,8 cuốn sách/người/năm (tức là chưa đến 1 cuốn sách). Thay cho việc đọc sách, người Việt chúng ta đang phát triển văn hóa nghe, nhìn qua việc đọc báo điện tử, nghe nhạc, onlie, feacbook, trò chơi điện tử. Trong khi đó ở Nhật Bản, người ta dễ bắt gặp những người vô gia cư vẫn chăm chú đọc sách ở gầm cầu hay công viên. Người dân Nhật Bản luôn có thói quen đọc sách trên tàu điện ngầm hay các phương tiện giao thông công cộng khác, các cửa hàng sách có ở khắp nơi, từ mặt phố lớn cho đến các đường hầm. Một cuộc khảo sát cho biết, trong năm 2011 hơn nữa số dân Nhật Bản đọc ít nhất 1 cuốn sách trong 1 tháng. Từ đó để chúng ta thấy được, trước tác động của toàn cầu hóa văn hóa đọc nói riêng và truyền thống hiếu học nói chung của người dân Việt đang bị tác động nghiêm trọng.

Mặt khác, chất lượng giáo dục ở Việt Nam hiện nay “Còn nhiều yếu kém, khả năng chủ động sáng tạo của học sinh, sinh viên còn yếu. Chương trình phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nề, chưa phù hợp” [11, 170]. Trong khi đó, các cấp, các ngành vẫn liên tục thay đổi nội dung, phương pháp giáo dục nhưng bản chất vấn đề chúng ta chưa tháo gỡ được. Hiện nay, tình trạng đào tạo tràn lan,

65

không có chất lượng, không đảm bảo đầu ra đã tác động không nhỏ tới truyền thống hiếu học của người dân, mặt khác, tình trạng thất nghiệp ngày càng cao khiến cho việc lựa chọn học tiếp của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường là biện pháp tối ưu, điều này đang cảnh báo chúng ta về mặt trái của việc phát huy truyền thống hiếu học. Bên cạnh đó, một bộ phận phụ huynh bận rộn công việc không còn thời gian để chăm sóc việc học tập, cũng như thời gian tham gia các phong trào xã hội để từ đó định hướng tương lai cho con em mình.

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiên nay (Trang 65)