Phát huy giá trị đạo đức truyền thống đoàn kết và nhân ái

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiên nay (Trang 58)

Đoàn kết toàn dân là truyền thống quý báu của dân tộc ta, nó được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ngay từ khi ra đời, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tầng lớp nhân dân không phân biệt thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tập hợp đoàn kết nhau lại trong Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, tạo nên sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc để giành được thắng lợi trong cách mạng Tháng Tám năm 1945, tiếp đó nhân dân ta đã phát huy một lần nữa sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc để đánh thắng hai đế quốc sừng sỏ, giành lại độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc.

Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết đó hơn bao giờ hết rất cần được phát huy, để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Để phát huy tốt truyền thống đoàn kết, hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục đến mọi người dân thông qua các phong trào thiết thực thôi thúc sự đoàn kết trong nước, từ Trung ương đến địa phương, qua đó khơi dậy lòng tự hào về dân tộc, tiếp tục thúc đẩy sức mạnh quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để nâng cao nhận thức trong nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã phát động nhiều phong trào thể hiện tinh thần đoàn kết trong nhân dân như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Giúp nhau xóa đói giảm nghèo”, “Người tốt, việc tốt”, “Đền ơn đáp nghĩa”… Các phong trào đó đã thu hút được mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia. Nhiều cá nhân, tổ chức đã trở thành những tấm gương sáng trong lao động sản xuất, trong tư tưởng đạo đức và lối sống; đóng góp tích cực cho việc xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần trong nhân dân. Cảm động nhất, cao quý nhất là phong trào đoàn kết, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau lúc họan nạn, thể hiện rõ trong phong trào cả nước hướng về đồng bào miền Trung trong những trận

54

lũ lụt vừa qua, tinh thần của các cán bộ công chức, viên chức đóng góp ngày lương để ủng hộ mỗi khi người dân gặp phải thiện tai hỏa hoạn.

Trong thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo “Quỹ vì Trường Sa thân yêu”, các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương trong cả nước đã có những hoạt động tuyên truyền, cách làm thiết thực ví dụ như, một số địa phương, ban, ngành thành lập Ban vận động ủng hộ Quỹ, triển khai với những hình thức sáng tạo và sôi nổi có hiệu quả như các phong trào “Cả nước vì Trường Sa - Trường Sa vì cả nước”, “Vì biển đảo quê hương”; phong trào “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”; cuộc vận động “Góp đá xây Trường Sa” do báo tuổi trẻ phát động; chương trình “Hành trình tuổi trẻ với Trường Sa” của thanh niên cả nước; “Tấm lưới nghĩa tình vì Ngư dân Hoàng Sa - Trường Sa” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động; chương trình “Kết nối Biển Đông” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức… Kết quả là trong gần 1 năm hoạt động từ khi triển khai Thông tư 148/2012/TT-BQP ngày 28/12/2012 của Bộ Quốc phòng có hiệu lực đến ngày 30/9/2013, Quỹ đã tiếp nhận của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đóng góp với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.

Thông qua các cuộc vận động này đã góp phần nâng cao nhận thức, tình cảm, trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam và quan trọng hơn hết để mọi người dân Việt Nam phát huy tinh thần đoàn kết của dân tộc vì một mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những ngày, tháng, năm này các cuộc vận động quyên góp vật chất và tinh thần ủng hộ các chiến sĩ cảnh sát biển và kiểm ngư làm nhiệm vụ chấp pháp ở vùng biển Hoàng Sa đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình, nhanh chóng của nhiều địa phương, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước. Đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi” [38, 22], đoàn kết là điểm mẹ “Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt” [36, 392].

55

Ngoài ra, với đặc điểm là một quốc gia đa dân tộc và có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách phù hợp với từng vùng miền, đặc biệt là chính sách phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Như chương trình 135; chính sách xóa đói giảm nghèo… Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhấn mạnh “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [11, 121].

Đoàn kết quốc tế cũng là một truyền thống cần được phát huy trong giai đoạn hiện nay. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ nhờ phát huy được tinh thần đoàn kết với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các đảng cộng sản, nhân dân tiến bộ thế giới, nhân dân ta đã đưa hai cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn. Hơn lúc nào hết, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Việt Nam cần phải tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ ngày 28/7/1995. Đến năm 2005, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 221 nước và vùng lãnh thổ, ký 90 hiệp định thương mại song phương. Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thuơng mại thế giới (WTO). Qua đó chúng ta có thể tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, nhất là trong những ngày đầu hè 2014, nóng bỏng sự xâm lấn của Trung Quốc trên biển Đông này, chúng ta đã tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi của công luận trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, cùng với những kết quả trong phát huy giá trị đoàn kết dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì vẫn còn không ít những hạn chế trong công việc này. Việc tổ chức thực hiện các chương trình, phong trào vẫn chưa được

56

thường xuyên, nội dung, phương pháp thực hiện chưa thực sự phong phú để lôi cuốn đông đảo hơn nữa người dân tham gia. Các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước chưa được triển khai rộng khắp trong cả nước, đặc biệt nhiều chính sách ưu tiên vẫn chưa đúng đối tượng, do đó đã hạn chế phần nào tinh thần đoàn kết dân tộc, gây thắc mắc, khiếu kiện âm ỉ kéo dài trong một bộ phận nhân dân. Trong khi đó, các thế lực thù địch vẫn ra sức hoạt động chống phá sự nghiệp đổi mới của nước ta, chúng thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo hòng phá hoại thành quả cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Những yếu tố đó đã làm hạn chế việc phát huy thành quả của công cuộc đổi mới, làm giảm lòng tin một bộ phận nhân dân, ảnh hưởng đến sự đồng thuận xã hội và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.

Cùng với đoàn kết, thì giá trị đạo đức truyền thống về lòng nhân ái hơn bao giờ hết trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay cũng được phát huy một cách mạnh mẽ. Phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách” ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều phong trào thể hiện tấm lòng nhân ái, thương người. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới những nơi gặp thiên tai, lũ lụt, nhiều chính sách hỗ trợ đã có hiệu quả kịp thời, nhiều chương trình hành động đã diễn ra sôi nổi và đạt kết quả cao. Chương trình tết vì người nghèo tổ chức vào ngày 31/12 hàng năm, chương trình quyên góp cho nạn nhân chất độc da cam, chương trình “Trái tim cho em”; ủng hộ đồng bào lũ lụt, thiên tai. Bên cạnh đó hiện nay công tác từ thiện của nhiều tổ chức, cá nhân đối với xã hội đã phát triển một cách mạnh mẽ. Ngoài ra, hàng năm mỗi khi hè về lại diễn ra nhiều chiến dịch Thanh niên tình nguyện do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động. Thông qua phong trào các nam nữ sinh viên đã tình nguyện về với các bản làng xã xôi, vùng quê hẻo lánh để mang con số, cái chữ cho các em nhỏ. Họ còn nhiệt tình tham gia giúp đỡ đồng bào phát triển kinh tế, chăm lo đời sống, sức khỏe của nhân dân.

57

Trong bối cảnh hiện nay, sự tham gia rộng rãi của các phương tiện truyền thông đã tiếp thêm điều kiện cho lòng nhân ái của con người Việt Nam được phát huy: các đài truyền hình đã tổ chức nhiều chương trình mang tính nhân đạo cao cả như “Lục lạc vàng”; “Trái tim cho em”; “Vì bạn xứng đáng”… Qua đó thể hiện, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào người dân Việt Nam vẫn sẽ đồng lòng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.

Kết quả đó đạt được phần lớn là nhờ có sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp chính quyền Đảng và Nhà nước, tuyên truyền, giáo dục để người dân nhận thức vai trò, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, từ đó thôi thúc tấm lòng nhân ái trong mỗi người dân Việt. Tuy nhiên, toàn cầu hóa hiện nay cũng tạo ra không ít khó khăn cho việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống lòng nhân ái: đồng tiền lên ngôi đã làm giảm đi tính nhân văn của con người, điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện các chính sách nhân đạo. Điều đó còn chứng tỏ việc thực hiện chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước với nhân dân còn nhiều bất cập, cụ thể là nhiều chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước chưa thực sự đến với người dân; nhiều lãnh đạo địa phương còn ăn bớt tiền hỗ trợ của Nhà nước cho các địa phương, hộ gia đình gặp hoạn nạn trong lũ lụt; các cán bộ địa phương vì tiền sẳn sàng làm khống giấy tờ thuộc diện chính sách được hưởng chế độ ưu tiên. Những việc làm trên đã tác động không nhỏ tới việc phát huy tấm lòng nhân ái trong nhân dân, khiến nhiều nhà hảo tâm có đóng góp từ thiện cũng phải hoài nghi không biết tấm lòng của mình có đến được với người khó khăn không.

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiên nay (Trang 58)