Về nội dung pháp luật trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt

Một phần của tài liệu Tiếp cận triết học khái niệm nhà nước pháp quyền và sự vận dụng nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 73)

nghĩa Việt Nam

Cần xác lập và thống nhất đƣợc ý chí chung trong nội dung của pháp luật trong nhà nƣớc pháp quyền. Muốn có đƣợc ý chí chung thì trƣớc hết ý chí chung đó phải là tổng hợp của những ý chí các nhân đồng thời phải sàng lọc đƣợc những xung đột không thể dung hòa giữa ý chí của một số cá nhân riêng lẻ. Bên cạnh đó vấn đề quan trọng là phải xuất phát từ chính trong đối tƣợng và bản chất của nó, phải từ tất cả và ứng dụng cho tất cả, phải trừu tƣợng hóa cái riêng lẻ, cá nhân sau khi đã trƣng cất nó từ cái bản chất đích thực mà từ đó các cá nhân riêng lẻ tồn tại và hiện hình ra. Từ đó thấy đƣợc cái chung nhất của ý chí chung cũng chính là mục tiêu cần đạt tới của pháp luật là tự do và bình đẳng. Ý chí chung càng thống nhất, cô đọng bao nhiêu thì trật tự xã hội càng dễ sắp xếp và các quy tắc càng có tính phổ quát hơn. Vì vậy nội dung quan trọng trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay không chỉ là sửa đổi, ban hành các văn bản pháp luật để hoàn thiện hệ thống pháp luật mà căn bản hơn là phải xác định đƣợc ý chí chung đích thực của ngƣời dân thể chế nó vào luật pháp. Có nhƣ vậy việc xây dựng và thực thi các điều luật trong thực tế mới mang lại hiệu quả.

68

Cần phải xác lập đƣợc mối quan hệ giữa công dân với nhà nƣớc thông qua pháp luật để ngƣời dân thấy đƣợc mình thực sự là chủ thể của quyền lực nhà nƣớc. Khi pháp luật đƣợc xây dựng lên xuất phát từ ý chí chung nó sẽ đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, các quyền tự do dân sự của ngƣời dân, trật tự xã hội đƣợc duy trì. Khi các công dân tuân thủ pháp luật thực chất là họ đang tuân theo ý chí của mình. Họ chính là chủ thể đích thực của quyền lực nhà nƣớc. Trong mối quan hệ với nhà nƣớc thì nhân dân làm chủ quyền lực nhà nƣớc, nhà nƣớc chịu sự chi phối của pháp luật cũng chính là chiu sự chi phối quyền lực của ngƣời dân thông qua ý chí của họ đƣợc thể hiện trong pháp luật.

Để luật pháp thực sự có quyền lực tối thƣợng trong xã hội thì nội dung của pháp luật phải thể hiện ý chí và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của công dân một cách hữu hiệu. Pháp luật phải nhân danh những lợi ích chung, là sự kết hợp hài hòa của lý trí, lẽ phải và nguyện vọng của nhân dân. Khi pháp luật tồn tại vì con ngƣời và cho con ngƣời thì mặc nhiên ngƣời dân sẽ tôn sùng và thực hiện pháp luật một cách tự giác.

Trong quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay, để đảm bảo pháp luật là tinh thần của ngƣời dân thì tự ngƣời dân phải coi đó là sở hữu hợp pháp của mình và cho mình. Nhân dân phải bảo vệ luật nhƣ bảo vệ chính cuộc sống của học bởi nó là giá trị tinh thần của họ, nó bảo vệ các giá trị của họ.

Một phần của tài liệu Tiếp cận triết học khái niệm nhà nước pháp quyền và sự vận dụng nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 73)