Về vấn đề xây dựng xã hội dân sự trong nhà nƣớc pháp quyền xã hộ

Một phần của tài liệu Tiếp cận triết học khái niệm nhà nước pháp quyền và sự vận dụng nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 78)

xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Để thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân sự ở Việt Nam, về tƣ tƣởng cần nhận thức rõ và có quan điểm đúng về sự tồn tại khách quan và vai trò chức năng to lớn của xã hội dân sự ở Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa và dân chủ hóa đời sống xã hội. Cần có những nghiên cứu cơ bản, hệ thống, toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn của xã hội dân sự để sớm đề ra những chủ trƣơng hợp lý thức đẩy sự phát triển của xã hội dân sự.

Các hình thức tổ chức xã hội dân sự rất đa dạng và phong phú nên cần mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, phát huy tốt vai trò của các tổ chức nhân dân trong việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc, phát huy

73

dân chủ xã hội chủ nghĩa, tham gia có hiệu quả các hoạt động kinh tế xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên, hội viên. Bên cạnh đó phải cải cách tổ chức, phƣơng thức hoạt động của các tổ chức quần chúng, tổ chức chính trị- xã hội...

Nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện thể chế, khung pháp lý đồng bộ, hợp lý, cần thiết để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh, đúng hƣớng và thuận lợi của các tổ chức xã hội dân sự. Xây dựng cơ chế chính sách, tạo điều kiện để các tổ chức xã hội dân chủ đổi mới nội dung, phƣơng pháp hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện tự quản, tự trang trải, khắc phục tình trạng ành chính hóa, nhà nƣớc hóa trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức của xã hộidaann sự.

Phải chỉnh sửa dự án Luật về hội theo quan điểm đúng đắn về hội, về xã hội và tổ chức xã hội dân sự để thông qua với lộ trình hợp lý. Trên tinh thần đó cần xây dựng cơ chế, tạo điều kiện cần thiết để các tổ chức của xã hội dân sự tham gia tích cực, có hiệu quả vào việc phản biện xã hội đối với các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, nhà nƣớc, vào việc giám sát hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, của cán bộ công chức, vào việc phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Một phần của tài liệu Tiếp cận triết học khái niệm nhà nước pháp quyền và sự vận dụng nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 78)