Việc xem xét quan niệm về nhà nƣớc pháp quyền trong lịch sử tƣ tƣởng ở phƣơng Đông và phƣơng Tây cho thấy, các nhà tƣ tƣởng chƣa bao giờ sử dụng đầy đủ cụm từ “nhà nƣớc pháp quyền” trong tƣ tƣởng của mình. Nguồn gốc của Rechtsstaat (nhà nƣớc pháp quyền) là một thuật ngữ luật học xuất phát từ các học giả ngƣời Đức, trong khi đó thuật ngữ Rule of Law trong Anh ngữ hoàn toàn có một nội dung khác và État de droit không hề có trong Pháp ngữ trƣớc đây. Khái niệm nhà nƣớc pháp quyền (Rechtsstaat) bắt nguồn từ chủ thuyết tự do của Đức trong thời kỳ sơ khai, đặt luật pháp của nhà nƣớc trên nền tảng của lý trí. Mohl là học giả đầu tiên đã dùng khái niệm này trong sách luật giáo khoa mang tên Staatsrecht des Konigsreich Wurtemberg năm 1929. Trƣớc đó đã có một số học giả đã đề cập đến khái niệm này nhƣng không triển khai sâu rộng bằng Mohl, đó là Welcker và Aretin. Các ông đều có quan điểm chung là nhà nƣớc pháp quyền không phải hình thức nhà nƣớc đặc biệt mà là một thể loại nhà nƣớc chuyên biệt. Đó là nhà nƣớc đặt trên căn bản của lý trí hay lý tính. Trong khi đó von Aretin nhấn mạnh đến khía cạnh khác hơn, nhà nƣớc pháp quyền cai trị trên nguyên tắc ý chí chung của lý trí và chỉ nhắm mục tiêu đạt đến những điều tốt đẹp nhất. Cả ba cùng chấp nhận
29
nhà nƣớc pháp quyền là nhà nƣớc tôn trọng luật thiên về lý tính, dựa theo nguyên tắc lý tính này nhà nƣớc sẽ thực hiện việc sống chung của con ngƣời.
Trong lịch sử tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền, các nhà nghiên cứu thống nhất với nhau ở chỗ, dù có khác nhau về thể chế chính trị, các nhà nƣớc đƣợc coi là nhà nƣớc pháp quyền đều là cái đối lập với nhà nƣớc thần quyền hay nhà nƣớc chuyên chế, độc tài. Có thể nói rằng xét theo nguyên gốc, khái niệm “ nhà nƣớc pháp quyền” tự nó không có tính giai cấp, mà chỉ có“ nhà nƣớc pháp quyền” hiện thực gắn với những chỉnh thể khác nhau, ở những quốc gia khác nhau mới thể hiện rõ tính giai cấp của nó. Nhà nƣớc pháp quyền không chỉ là phƣơng thức tổ chức, vận hành quyền lực công cộng, mà còn là các nguyên tắc quản lý xã hội mang tính hợp lý mà nhân loại đã đạt đƣợc trong lịch sử, cho nên nó có những giá trị mang tính nhân loại. Khi đề cập đến những dấu hiệu nhận biết cơ bản của nhà nƣớc pháp quyền với tƣ cách là các giá trị phổ biến, đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở một số điểm sau:
Một là, nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nƣớc, nhân dân bằng ý chí chung của họ đã liên hợp lại và lập nên nhà nƣớc.
Về nguyên tắc, nhà nƣớc bảo đảm những điều kiện thiết yếu cho một nền dân chủ. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện của nhà nƣớc pháp quyền. Không có nhà nƣớc pháp quyền thì không có dân chủ, bởi vì, nhà nƣớc pháp quyền xác lập những cơ chế, thiết chế nhằm thực hiện các quyết định dân chủ thông qua luật. Pháp luật vừa là sự phản ánh yêu cầu dân chủ vừa là công cụ để thực hiện dân chủ. Sự ra đời của nhà nƣớc pháp quyền gắn liền với quá trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội. Trong nhà nƣớc pháp quyền, các vấn đề liên quan đến bầu cử, ứng cử, kiểm tra và giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của nhà nƣớc đƣợc pháp luật quy định….
30
Hai là, thừa nhận và thực hiện nguyên tắc về tính tối cao của pháp luật, pháp luật giữ vị trí chi phối đối với nhà nƣớc và xã hội. Pháp luật do nhà nƣớc ban hành giữ vai trò thống trị không chỉ đối với xã hội mà còn với bản thân nhà nƣớc với tƣ cách chủ thể ban hành pháp luật. Pháp luật là công cụ chế ƣớc, kiểm tra, giám sát tổ chức và phƣơng thƣớc hoạt động của nhà nƣớc. Nhà nƣớc pháp quyền tự đặt mình dƣới pháp luật, không đƣợc phép đứng trên hay đứng ngoài pháp luật: pháp luật là công cụ để duy trì, phát triển xã hội, và cũng là công cụ để duy trì sự tồn tại của chính bản thân nhà nƣớc.
Ba là, tôn trọng, bảo vệ quyền công dân và quyền con ngƣời. Trong nhà nƣớc pháp quyền,các quyền cơ bản và thiêng liêng của con ngƣời với tƣ cách công dân (đối lập với thần dân trong các xã hội chƣa có nhà nƣớc pháp quyền) đƣợc đảm bảo bằng pháp luật. Công dân có quyền kiểm tra và giám sát hoạt động của nhà nƣớc, thậm chí thay đổi nhà nƣớc, khi nó xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Bốn là, thực hiện sự phân công các quyền năng cơ bản của quyền lực công cộng ( phân quyền), dùng quyền lực kiểm tra và giám sát quyền lực. Quyền lực nhà nƣớc với tƣ cách là biểu hiện ý chí chung của các thành viên cộng đồng ( quốc gia, dân tộc), nhƣng việc thực hiện nó lại luôn thông qua cá nhân hay nhóm ngƣời của giai cấp nắm quyền thống trị xã hội. Khi quyền lực công đƣợc giao cho cá nhân hay nhóm ngƣời thì xu hƣớng quyền lực ấy bị lạm dụng, hoặc tha hóa thành quyền lực riêng là điều khó tránh khỏi.
Nhà nƣớc pháp quyền luôn tuân thủ các cam kết và nghĩa vụ pháp lý xuất phát từ các điều ƣớc quốc tế mà nó đã ký kết hoặc công nhận: giải quyết các vấn đề trong quan hệ giữa các quốc gia và quốc tế trên cơ sở pháp luật quốc tế. Trong quan hệ quốc tế, nhà nƣớc pháp quyền thừa nhận giá trị ƣu tiên của các cam kết và nghĩa vụ đó đối với luật pháp trong nƣớc.
31
Từ phân tích trên có thể đƣa ra khái niệm nhà nƣớc pháp quyền: nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt mà ở đó quyền lực của nhân dân đã được luật hóa và được đảm bảo thực hiện. Nhƣ vậy, nhà nƣớc pháp quyền là một phƣơng thức tổ chức và vận hành xã hội trên cơ sở các quyền. Mà pháp luật là cơ sở để thực hiện các quyền đó. Mức độ của pháp quyền phụ thuộc vào mức độ của các quyền đƣợc luật hóa. Các quyền này đƣợc phân định và tổ chức sao cho sự lạm quyền không thể xảy ra và quyền tự do, dân chủ của ngƣời dân đƣợc bảo vệ.
Các tranh luận về nội hàm của khái niệm “Nhà nƣớc pháp quyền” cũng phản ánh sự đa dạng, đa chiều trong nhận thức về khái niệm này tại Việt Nam. Có nghiên cứu tập trung phân tích nhà nƣớc pháp quyền nhƣ một hình thức tổ chức nhà nƣớc có nhiều khả năng nhất trong việc chế ƣớc quyền lực nhà nƣớc, có những nghiên cứu chỉ coi sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật và tổ chức bộ máy nhà nƣớc là tiêu chí căn bản của nhà nƣớc pháp quyền, có những nghiên cứu cho rằng sự độc lập của hệ thống xét xử là thành tố chính của Nhà nƣớc pháp quyền, có những nghiên cứu cho rằng dân chủ là linh hồn cốt lõi của Nhà nƣớc pháp quyền, có nghiên cứu cho rằng Nhà nƣớc pháp quyền là một trong những thành tố cơ bản của dân chủ.
Theo GS.TS Nguyễn Đăng Dung thì “pháp quyền không chỉ thuần túy là nhà nƣớc pháp quyền. Trong khi khái niệm Nhà nƣớc pháp quyền nhấn mạnh đến một nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật thì chế độ pháp quyền dùng để chỉ cả một xã hội đƣợc tổ chức và vận hành trên cơ sở các quyền đƣợc pháp luật quy định rạch ròi theo luật của tự nhiên, sao cho các chủ thể sử dụng quyền của mình một cách tự do để có khả năng nâng cao hạnh phúc của mình, nhƣng không đƣợc xâm phạm sang quyền của các chủ thể khác” [8; 11].
Cụ thể hơn, trong một nghiên cứu khác, Ths. Bùi Ngọc Sơn cho rằng “tinh thần pháp quyền có thể áp dụng với cả công quyền và xã hội công dân.
32
Pháp quyền của công quyền nói lên rằng công quyền là đối tƣợng chịu sự kiểm soát của pháp luật. Pháp quyền của xã hội công dân nói lên rằng công dân là chủ thể sử dụng quyền lực của pháp luật để bảo vệ dân chủ, các quyền và tự do của mình. Vì vậy, Việt Nam cần thực thi một nền pháp quyền chứ không chỉ dừng lại ở việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền”[ 7; 94].