Tiếp cận về nhà nƣớc pháp quyền là một bƣớc phát triển của xã hội hƣớng đến công lý và đồng thời nhìn nhận việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền cũng là một quá trình. Do vậy khái niệm nhà nƣớc pháp quyền cũng mở rộng theo sự phát triển của xã hội và của khoa học pháp lý cũng nhƣ khoa học chính trị, chứ không phải nhƣ một khái niệm chết, khái niệm không vận động.
Khác với cách tiếp cận của luật học thiên về cách thức tổ chức quyền lực nhà nƣớc và coi luật pháp có vai trò quan trọng nhất trong nhà nƣớc pháp quyền , khoa học lịch sử tiếp cận khái niệm nhà nƣớc nói chung và nhà nƣớc pháp quyền nói
34
riêng theo lịch sử ra đời, quá trình vận động, biến đổi, phát triển của hiện tƣợng này trong lịch sử.
Khi nghên cứu tƣ tƣởng nhà nƣớc pháp quyền theo phƣơng pháp lôgich- lịch sử đã giúp khoa học lịch sử vừa bám sát đƣợc lịch sử ra đời của tƣ tƣởng vừa thấy đƣợc nội hàm đầy đủ của khía niệm ở dạng chín muồi của lịch sử. Khái niệm nhà nƣớc pháp quyền vận động trong hiện thực đạt đến độ chín muồi biểu hiện với các dấu hiệu nhƣ: quyền lực thuộc về nhân dân; thƣợng tôn pháp luật, pháp luật giữ vị trí tối thƣợng trong xã hội; đảm bảo quyền con ngƣời, quyền công dân thông qua và bằng pháp luật; nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nƣớc….soi vào dòng lịch sử tƣ tƣởng của nhân loại từ thời Cổ đại tới Trung đại, Cận đại, Hiện đại ở cả phƣơng Đông và phƣơng Tây. Những nhà tƣ tƣởng nào trong lịch sử có tƣ tƣởng về những nội dung trên thì đƣợc coi là có tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền.
Từ cách tiếp cận lịch sử về nhà nƣớc pháp quyền nhƣ vậy đã làm cho lịch sử tƣ tƣởng nhà nƣớc pháp quyền đƣợc tái hiện trong lịch sử một cách lôgich. Giữa các giai đoạn lịch sử luôn có sự kế thừa, phát triển tƣ tƣởng về nhà nhà nƣớc pháp quyền để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đặt ra. Khái niệm nhà nƣớc pháp quyền trong lịch sử tƣ tƣởng cho tới thế kỷ XIX trên thực thế các nhà tƣ tƣởng chƣa sử dụng đầy đủ cụm từ “nhà nƣớc pháp quyền”. Đến Robertvon Mohl là học giả đầu tiên sử dụng khái niệm này trong trong sách luật giáo khoa mang tên Staatsrechtdes Konigsreich Wurtemberg năm 1829. Ông cho rằng nhà nƣớc pháp quyền không phải là một hình thái đặc biệt của nhà nƣớc mà là một thể loại nhà nƣớc chuyên biệt. Nhà nƣớc pháp quyền phải đƣợc hiểu là nhà nƣớc đặt trên căn bản của lý trí hay lý tính. Có thể nói khái niệm nhà nƣớc pháp quyền đƣợc dần hoàn thiện hơn theo sự vận động của lịch sử.