Về phát huy dân chủ trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt

Một phần của tài liệu Tiếp cận triết học khái niệm nhà nước pháp quyền và sự vận dụng nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 76)

nghĩa Việt Nam

Để đảm bảo đƣợc các quyền và tự do của các cá nhân trong xã hội, nền tảng nhà nƣớc pháp quyền phải dựa trên dân chủ. Pháp luật khi đƣợc xây

71

dựng trên cơ sở một nền dân chủ hay nói cách khác chỉ khi nào đạt đến trạng thái dân chủ thì pháp luật mới thực sự là những thỏa thuận xã hội và các lực lƣợng xã hội khác nhau tham gia một cách bình đẳng vào quá trình thỏa thuận ấy. Thể chế dân chủ là cơ cấu duy nhất để con ngƣời thực hiện quyền tự do của mình.

Trong quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân chủ là bản chất của chủ nghĩa xã hội. Bản chất dân chủ và nhân đạo của chủ nghĩa xã hội thể hiện ở chỗ: đó là chế độ dân chủ cho nhân dân. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đòi hỏi Nhà nƣớc phục vụ lợi ích, ý chí và nguyện vọng của nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Dân chủ trƣớc hết là quyền lực thuộc về nhân dân, vì lợi ích của nhân dân.

Song vấn đề là phải làm cho nhân dân đƣợc hƣởng quyền làm chủ xã hội trên thực tế. Từ “dân là chủ” tiến lên thành “dân làm chủ” là một bƣớc tiến về chất, một quá trình phấn đấu vƣợt qua rất nhiều khó khăn, trở ngại. Phải làm sao để ngƣời dân có điều kiện và biết hƣởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình đúng lúc, đúng chỗ. Để thực hiện quyền làm chủ, điều quan trọng không phải nhân dân có những quyền mà là nhân dân cần phải có năng lực làm chủ. Ngƣời dân muốn làm chủ, chẳng những phải biết hƣởng quyền làm chủ mà còn phải biết dùng quyền làm chủ, đồng thời lại dám nói, dám làm. Muốn vậy Đảng phải tạo ra cơ chế thích hợp để ngƣời dân có đƣợc các yếu tố cơ bản để làm chủ, đó là: trình độ hiểu biết về dân chủ, phƣơng pháp thực hành dân chủ và bản lĩnh thực hành dân chủ… có nhƣ vậy, nhân dân mới có quyền dân chủ thực sự. Đây là cái đích đến của dân chủ tránh tình trạng dân chủ hình thức. Đó chính là thƣớc đo là tiêu chí để đánh giá mức độ dân chủ mà ngƣời dân có đƣợc.

Đảng và Nhà nƣớc phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân. Mọi

72

đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đều vì lợi ích của nhân dân. Cán bộ, công chức phải hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. Nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân. Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp. Thực hiện tốt hơn quy chế dân chủ ở cơ sở và pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn. Phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ cƣơng xã hội, phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ để làm mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội, chống tập trung quan liêu, khắc phục dân chủ hình thức. Quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện của con ngƣời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con ngƣời, tôn trọng và thực hiện các điều ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời mà Việt Nam ký kết. Thực hiện dân chủ trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam không chỉ là quyền công dân đƣợc ghi nhận trong luật pháp mà còn phải có cơ chế đảm bảo các quyền đó đƣợc thực hiện và bảo vệ.

Một phần của tài liệu Tiếp cận triết học khái niệm nhà nước pháp quyền và sự vận dụng nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 76)