Cơ sở kinh tế của nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiếp cận triết học khái niệm nhà nước pháp quyền và sự vận dụng nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 68)

Việt Nam

Khái niệm “kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa” đƣợc khẳng định tại Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam và tiếp tục đƣợc bổ sung, phát triển qua Đại hội X và Đại hội XI của Đảng. Tại Đại hội XI Đảng khẳng định: “tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trƣởng, ổn định kinh tế vĩ mô, là một trong ba đột phá chiến lƣợc trong 10 năm tới” [16; 34]. Nền kinh tế thị trƣờng là cơ sở kinh tế của xã

63

hội trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thực tiễn của thế giới và Việt Nam trong những năm qua đã chứng minh không có một nền kinh tế khác ngoài kinh tế thị trƣờng có thể đảm nhiệm vai trò là cơ sở kinh tế để phát triển xã hội.

Tính định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế- xã hội quy định phát triển kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta nhằm hƣớng tới mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lƣợng sản xuất hiện đại và quan hệ sản sản xuất tiến bộ, phù hợp. Phát triển kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta thực hiện sự thống nhất và kết hợp một cách hữu cơ giữa tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở mọi giai đoạn. Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp, bao gồm nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu cùng tồn tại trong một thể thống nhất.

Luật đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trƣờng tại Việt Nam. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 nêu rõ đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trƣờng và khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài. Tiếp theo đó là hàng loạt các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng nhƣ Luật đất đai, Luật thuế, Luật phá sản, Luật môi trƣờng, Luật lao động và hàng trăm các văn bản pháp lệnh, nghị định của Chính phủ đã đƣợc ban hành nhằm cụ thể hóa việc thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hiến pháp 2013 (sửa đổi) khẳng định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

64

Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trƣờng ở Việt Nam đã từng bƣớc đƣợc hình thành. Chính phủ đã chủ trƣơng xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trƣờng cơ bản nhƣ thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng lao động, thị trƣờng hàng hóa, thị trƣờng đất đai… Cải cách hành chính đƣợc thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trƣờng thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trƣởng kinh tế. Việt Nam đã thực hiện chiến lƣợc cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 với trọng tâm sửa đổi các thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế, tạo một thể chế năng động. Hiện chƣơng trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 đang đƣợc triển khai nhằm phục vụ hiệu quả các chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam đến năm 2020, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nƣớc trong thời kỳ mới.

Những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần ba thập kỷ đổi mới vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả rất đáng phấn khởi. Việt Nam đã tạo đƣợc một môi trƣờng kinh tế thị trƣờng có tính cạnh tranh và năng động. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đƣợc khuyến khích phát triển, tạo tính hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trƣởng kinh tế. Môi trƣờng đầu tƣ trở nên thông thoáng hơn, thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, mở rộng thị trƣờng cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số ngành nghề tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn. Đặc biệt, việc trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới, là cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Nổi bật là Việt Nam duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá cao, liên tục trong nhiều năm. Nếu nhƣ trong giai đoạn 1986-1990, GDP chỉ tăng

65

trƣởng bình quân 3,9%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991-1995) đã đạt mức tăng bình quân 8,2%. Do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á trong giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 7,5%. Kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trƣởng với GDP bình quân là 7,26%/năm trong mƣời năm thực hiện Chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010. Từ 2011-2013, GDP của Việt Nam tăng trung bình là 5,5-6% năm. Từ năm 2008 đến năm 2013, thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam tăng từ 1.024 USD/ngƣời/năm lên 1.960 USD/ngƣời/năm. Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc có mức tăng thu nhập cao nhất trong 40 năm qua. Cùng với tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu kinh tế trong nƣớc của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng lên trong khi nông nghiệp giảm xuống. Hiện, cơ cấu công nghiệp dịch vụ chiếm khoảng 80% trong tổng GDP quốc gia. Năm 2013, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ chiếm 43,3%. Xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân 20%/năm trong những năm gần đây. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 200 tỷ USD/năm. Chỉ tính riêng năm 2013, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 132,2 tỷ USD, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 131,3 tỷ USD.

Dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng nhanh, có thể coi là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Việt Nam. Từ mức gần nhƣ con số không vào năm 1986, vốn đăng ký FDI đã tăng lên 64 tỷ USD năm 2008. Tính đến ngày 31/12/2012, Việt Nam có 14.522 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 210,5 tỷ USD. Thu hút FDI từ đầu năm 2013 đến 15/12/2013 đạt khoảng 21,6 tỷ USD, bao gồm 14,3 tỷ USD vốn đăng ký của 1275 dự án đƣợc cấp phép mới và 7,3 tỷ USD vốn đăng ký bổ sung của 472 lƣợt dự án đƣợc cấp phép từ các năm trƣớc.

Trong khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc, những chính sách và biện pháp điều chỉnh, sắp xếp lại các doanh nghiệp, đặc biệt là những biện pháp về quản

66

lý tài chính của công ty nhà nƣớc, quản lý các nguồn vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp, hay việc chuyển các công ty nhà nƣớc thành công ty cổ phần theo tinh thần cải cách mạnh mẽ hơn nữa các doanh nghiệp nhà nƣớc, ngày càng đƣợc coi trọng nhằm nâng cao tính hiệu quả cho khu vực kinh tế quốc doanh. Số doanh nghiệp nhà nƣớc tại thời điểm 01/01/2013 bằng 54,4% con số của năm 2000, giảm 2624 doanh nghiệp; tổng doanh thu năm 2012 gấp 6,9 lần năm 2000; tổng lợi nhuận trƣớc thuế gấp 9,4 lần; tổng nộp ngân sách nhà nƣớc gấp 8,1 lần.

Có thể khái quát các thành tựu mà nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đạt đƣợc nhƣ sau:

Một là: Đƣa đất nƣớc thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế, tăng trƣởng kinh tế nhanh và ổn định.

Hai là: Tạo dựng đƣợc những tiền đề cần thiết cho sự phát triển kinh tế thị trƣờng và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc; cải thiện một bƣớc kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế và đời sống nhân dân; hệ thống giáo dục, khoa học công nghệ phát triển khá, thể chế kinh tế thị trƣờng đã từng bƣớc đƣợc hình thành và phát triển.

Ba là: Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực để phát huy tiềm năng của từng ngành, từng vùng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bốn là: Kinh tế đối ngoại đƣợc mở rộng và phát triển, khả năng hội nhập khu vực và thế giới đƣợc tăng cƣờng.

Năm là: Thành quả của xã hội về xoá đói giảm nghèo.

Phát triển kinh tế thị trƣờng đã tạo ra cơ sở kinh tế cho quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nói trên, trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam còn có một số mặt hạn chế nhƣ hệ thống thị trƣờng chƣa đồng bộ; môi trƣờng kinh tế (gồm cả vĩ mô và vi mô) chƣa đƣợc hoàn thiện và chƣa thực sự hiệu quả, năng lực quản lý nhà nƣớc và cơ chế chính sách

67

chƣa theo kịp thực tiễn; nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc với kinh tế thị trƣờng trong bối cảnh hội nhập.

2.3 Một số kiến nghị và giải pháp trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay từ sự vận dụng nhận thức triết học về nhà nƣớc pháp quyền.

Từ cách tiếp cận triết học khái niệm nhà nƣớc pháp quyền, để giải quyết những vấn đề đang đặt ra, có thể vận dụng những nhận thức đó trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay ở một số vấn đề chủ yếu sau:

Một phần của tài liệu Tiếp cận triết học khái niệm nhà nước pháp quyền và sự vận dụng nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)