Từ góc độ luật học, khái niệm nhà nƣớc pháp quyền chủ yếu đƣợc chủ yếu đƣợc xem xét ở khía cạnh vai trò của pháp luật trong nhà nƣớc cũng nhƣ sự bình đẳng của công dân và nhà nƣớc trƣớc pháp luật. Theo đó, một trong những yếu tố quan trọng nhất của nhà nƣớc pháp quyền là thƣợng tôn pháp luật và phân chia quyền lực nhà nƣớc.
Trong nhà nƣớc pháp quyền, luật pháp đứng ở vị trí tối thƣợng, chi phối nhà nƣớc và các quan hệ xã hội. Nhà nƣớc tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân bằng hệ thống pháp luật. Luật pháp là những quy định tổng quát đƣợc hình thành qua sự đồng thuận của các đại biểu dân chúng thông qua thủ tục thảo luận và biểu quyết công khai. Luật pháp trong nhà nƣớc pháp quyền thể hiện ý chí chung của toàn dân. Nhà nƣớc pháp quyền đảm bảo sự tham gia của các thành viên trong xã hội vào đời sống chính trị một cách tất yếu thông qua luật pháp.
Mục đích hàng đầu của nhà nƣớc pháp quyền là bảo vệ quyền và sự bình đẳng trƣớc pháp luật cho ngƣời dân. Nhà nƣớc phải tôn trọng những quyền cơ bản của ngƣời dân nhƣ tự do cá nhân, tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do đi lại, tự do kết ƣớc, tự do hoạt động nghề nghiệp. Trong nhà nƣớc pháp quyền, pháp luật là công cụ để chế ƣớc, kiểm tra, giám sát tổ chức và các phƣơng thức hoạt động của nhà nƣớc. Pháp luật thể hiện ý chí, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân đƣợc luật hóa. Và nhƣ thế, nhà nƣớc quản lý xã hội
33
bằng pháp luật thực chất là quản lý bằng ý chí của ngƣời dân đã đƣợc luật hóa. Xét về mặt hình thức, pháp luật trong nhà nƣớc pháp quyền chi phối toàn bộ hoạt động của nhà nƣớc. Xét về mặt nội dung, pháp luật thể hiện và đáp ứng nhu cầu khách quan của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển. Xét về mặt cấu trúc, pháp luật nhà nƣớc pháp quyền là một thể thống nhất, có thứ bậc, trong đó Hiến pháp giữ vị trí cao nhất.
Về nguyên tắc phân quyền trong nhà nƣớc pháp quyền. Để khắc phục tình trạng lạm quyền, độc đoán, chuyên quyền khi quyền lực tập trung trong tay cá nhân hoặc một nhóm lợi ích thì nguyên tắc phân quyền đƣợc coi là một trong những đặc trƣng cơ bản của nhà nƣớc pháp quyền. Quyền lực nhà nƣớc đƣợc chia thành quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tƣ pháp do các cơ quan nhà nƣớc tƣơng ứng đảm nhiệm. “Trong thực tiễn quyền lập pháp đƣợc giao cho Quốc hội hay nghị viện, Quyền hành pháp đƣợc trao cho Chính phủ, quyền tƣ pháp đƣợc giao cho tòa án” [30; 59]. Việc phân chia quyền lực nhƣ vậy có tác dụng kiểm soát và đối trọng quyền giữa các cơ quan quyền lực nhà nƣớc. “Việc phân định nhà nƣớc thành ba quyền nói trên là bƣớc tiến của nhân loại, là một trong những biện pháp quan trọng để chống lại hiện tƣợng độc tài, chuyên chế” [9; 48].