Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo gắn với phát triển kinh tế và

Một phần của tài liệu Phát triển con người trong bối cảnh tòan cầu hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 88)

và công tác an sinh xã hội

Trong chính sách phát triển kinh tế -xã hội thời kỳ 1996-2000 nhà nước đã xây dựng được các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia. Xoá đói giảm nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà nó còn là vấn đề kinh tế -xã hội quan trọng, do đó phải có sự chỉ đạo thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội.

Xuất phát từ điều kiện thực tế nước ta hiện nay, xoá đói giảm nghèo về kinh tế là điều kiện tiên quyết để xoá đói giảm nghèo về văn hoá, xã hội .Vì vậy, phải tiến hành thực hiện xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, hải đảo và những vùng căn cứ kháng chiến cách mạng cũ, nhằm phá vỡ thế sản xuất tự cung, tự cấp, độc canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp trên toàn quốc theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp nông thôn, mở rộng thị trường nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao đông ở nông thôn vào sản xuát tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ là con đường cơ bản để xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn phải được xem như là 1 giải pháp hữu hiệu, tạo bước ngoạt cho phát triển ở nông thôn, nhằm xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay.

Tiếp tục đổi mới nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đó là con đường để cho mọi người vượt qua đói nghèo, để nhà nước có thêm tiềm lực về kinh tế để chủ động xoá đói giảm nghèo. Đây là sự thể hiện tư tưởng kinh tế của Hồ Chủ Tịch: “Giúp đỡ người vươn lên khá, ai khá vươn lên giàu, ai giàu thì vươn lên giàu thêm”.Thực hiện thành công chương trình xoá đói giảm nghèo không chỉ

đem lại ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho người nông dân ổn định cuộc sống lâu dài, mà xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn còn là nền tảng, là cơ sở để cho sự tăng trưởng và phát triển 1 nền kinh tế bền vững, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Hơn thế nữa nó còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị xã hội. Xoá đói giảm nghèo nhằm nâng cao trình độ dân trí, chăn sóc tốt sức khoẻ nhân dân, giúp họ có thể tự mình vươn lên trong cuộc sống, sớm hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, giảm được khoảng trống ngăn cách giữa người giàu với người nghèo, ổn định tinh thần, có niềm tin vào bản thân, từ đó có lòng tin vào đường lối và chủ trương của đảng và Nhà nước. Đồng thời hạn chế và xoá bỏ được các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ môi trường sinh thái.

Ngoài ra còn có thể nói rằng không giải quyết thành công các nhiệm vụ và yêu cầu xoá đói giảm nghèo thì sẽ không chủ động giải quyết được xu hướng gia tăng phân hoá giàu nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hoá giai cấp với hậu quả là sự bần cùng hoá và do vậy sẽ đe doạ tình hình ổn định chính trị và xã hội làm chệch hướng Xã hội chủ nghĩa của sự phát triển kinh tế -xã hội. Không giải quyết thành công các chương ttrình xoá đói giảm nghèo sẽ không thể thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh xã hội nói chung. Như thế mục tiêu phát triển và phát triển bền vững sẽ không thể thực hiện được. Không tập trung nỗ lực, khả năng và điều kiện để xoá đói giảm nghèo sẽ không thể tạo được tiền đề để khai thác và phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm đưa nước ta đạt tới ttrình độ phát triển tương đương với quốc tế và khu vực, tháo khỏi nguy cơ lạc hậu và tụt hậu.

Phát triển đồng bộ, đa dạng và nâng cao chất lượng hệ thống bảo hiểm, đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp dể người dân tích cực tham gia:

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm Xã hội theo hướng đa dạng hóa các hình thức bảo hiểm xã hội, mở rộng đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội, khuyến khích nông dân và người lao động trong khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội; tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật về bảo hiểm xã hội; hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả và tính bến vững của quỹ bảo hiểm xã hội; Tổ chức tốt việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm nhanh chóng đưa người lao động trở lại thị trường lao động. Từng bước mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội. Thí điểm chính sách hỗ trợ nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp nhẳm đảm bảo đời sống của người dân và duy trì sản xuất. Nghiên cứu và hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Tăng thêm nguồn lực và phát huy vai trò chủ đạo để nâng cao phúc lợi xã hội và phát triển đa dạng hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản: Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp. Tăng cường khả năng tiếp cận các chính sách và dịch vụ cho các đối tượng dễ bị tổn thương; góp phần giúp đối tượng thoát nghèo, hoà nhập cộng đồng, xã hội và ổn định cuộc sống. Tiếp tục ưu tiên nguồn lực của Nhà nước đầu tư phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản; tăng cường sự tham gia của các đối tác xã hội trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho các đối tượng dễ bị tổn thương. Phát triển các hình thức chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng gắn với hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp; nâng cao chất lượng đời sống của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh phong trào Đền ơn đáp nghĩa đến với đối tượng có công, ấm áp tình thương đối với đối tượng bảo trợ xã hội

đối tượng, phấn đấu 100% đối tượng có công có cuộc sống cao hơn hặc bằng mức trung bình cuộc sống dân cư cả nước và đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng bảo trợ xã hội được nâng lên để tái hòa nhập cộng đồng. Tạo ra được xã hội cộng đồng trách nhiệm, đoàn kết, từ đó góp phần đảm bảo ổn định tình hình chính trị - xã hội.

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Xóa đói giảm nghèo, làm cho mọi người hiểu rõ mục đích ý nghĩa nội dung các chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo. Làm cho nhân dân hiểu được nghèo là hèn kém, là thua thiệt. Tuyên truyền để khơi dậy lòng tự hào của người dân cần cù sáng tạo; chúng ta có thể thoát nghèo, đó là ý chí, mệnh lệnh, trách nhiệm của các cấp, các ngành của người dân. Từ đó, công tác Xóa đói giảm nghèo phải trở thành phong trào cách mạng, mang tính xã hội hóa cao, huy động được sức mạnh tổng hợp xã hội để đạt được kết quả.

Huy động sự tham gia của xã hội để thực hiện tốt an sinh xã hội và xã hội hóa công tác giảm nghèo: Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 80/ NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Nghị quyết số 30a/2008/NQ- CP ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ đối với hộ cận nghèo;Tiếp tục thực hiện đồng bộ, lồng ghép các chương trình, chính sách hiện hành có điều chỉnh. Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm Y tế theo hướng khuyến khích người cận nghèo và người có thu nhập dưới mức trung bình tham gia bảo hiểm y tế; tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước vế bảo hiểm y tế; Xây dựng mức sống tối thiểu, mức sống trung bình, chuẩn nghèo, cận nghèo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ làm cơ sở xác định các đối tượng và mức chuẩn của các chính sách an sinh xã hội. Đổi mới nội dung hỗ trợ người nghèo; hoàn thiện việc

theo dõi, qiám sát và đánh giá các chương trình giảm nghèo; xã hội hóa nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo; nâng cao năng lực và điểu kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ cơ sở để đáp ứng được yêu cầu công việc. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ các hộ nghèo về tiền điện và các chính sách mới ban hành để đảm bảo thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho hộ nghèo kịp thời, đúng đối tượng.

Tiến tới đổi mới căn bản chính sách trợ giúp xã hội, giảm dần chỉnh sách hỗ trợ cho không kém hiệu quả, tạo sức ì, trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, chuyển dần sang hình thức cho vay, cho mượn không lãi suất, thậm chí đến thời điểm nhất định thì xóa nợ tạo sự năng động, sáng tạo, ý chí không cam chịu đói nghèo của chính người dân. Thực hiện tốt chính sách có công và bảo trợ xã hội vừa là đạo lý, trách nhiệm uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa, mang tính nhân văn sâu sắc của chế độ. Thực hiện tốt sẽ đảm bảo yên dân, ổn định chính trị xã hội góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Muốn thực hiện được cần phải công khai hóa chế độ chính sách cho dân biết, dân kiểm tra, dân giám sát, tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo được công bằng, chính xác trong việc xác nhận đối tượng và thực hiện chính sách.

Xóa đói giảm nghèo trở thành nhiệm vụ chính trị cấp thiết, đòi hỏi chúng ta phải có thái độ nghiêm túc thực hiện quyết liệt, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành. Mỗi đảng viên nhận giúp đỡ một hộ thoát nghèo, mỗi cơ quan, doanh nghiệp giúp một xã, một huyện thoát nghèo. Thực hiện tốt an sinh xã hội chắc chắn sẽ góp phần để nước ta xóa đói giảm nghèo bền vững, vươn lên thành một nước khá.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trong bối cảnh của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong xu thế hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức ngày càng cao như hiện nay thì vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam càng phải được ưu tiên hàng đầu. Dựa trên cơ sở thực trạng phát triển con người Việt Nam hiện nay, nhất là những vấn đề mang tính cấp thiết đang đặt ra đối với sự phát triển con người ở Việt Nam, chúng ta phải có những định hướng phát triển con người đúng đắn, mang tính chiến lược; đồng thời, hệ thống giải pháp đưa ra phải xác thực, khả thi, có tính hiệu quả cao và được thực hiện một cách đồng bộ.

Phát triển con người sau 30 năm từ đổi mới đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc đề ra các chính sách, chương trình, chiến lược, các hoạt động để tuyên truyền, vận động phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa,…trong 30 năm qua thực trạng phát triển con người Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu trên nhiều mặt từ kinh tế, xóa đói giảm nghèo để nâng cao mức sống cho nhân dân, đến văn hóa để nâng cao chất lượng tinh thần, đến giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tạo mọi điều kiện cho con người phát triển từ sinh thể đến trí tuệ và chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, sự phát triển con người việt Nam do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà còn nhiều hạn chế, khó khăn. Để phát triển con người toàn diện, bền vững thì cần có những giải pháp thiết thực, trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số giải pháp để phát triển con người trong bối cảnh toàn cầu hóa đó là: Phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho nhân dân; Phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí; Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Để khắc phục những hạn chế đó, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội và toàn thể nhân dân thực hiện tốt những giải pháp về phát triển con người. Có như vậy, sự phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta mới đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển con người.

KẾT LUẬN CHUNG

Vấn đề con người, trong lịch sử đã có nhiều ngành khoa học nghiên cứu, trong triết học thì chỉ có triết học Mác đã đưa ra quan điểm đúng đắn nhất về con người và phát triển con người đó là giải phóng con người khỏi mọi sự tha hóa, giải phóng con người khỏi xã hội có áp bức, bóc lột giai cấp, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện mới được đặt ra như là một nhu cầu tất yếu của hiện thực, là mục tiêu của phát triển kinh tế, xã hội. Hơn thế nữa, phát triển con người chính là việc khẳng định bản chất con người trong sự so sánh con người khác với thế giới con vật thông qua lao động sản xuất.

Sự ra đời quan điểm phát triển con người của Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) là bước ngoặt trong sự nhận thức về phát triển con người trong thế giới đương đại, với việc đặt con người vào vị trí trung tâm, lấy con người làm mục tiêu cao nhất của sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, UNDP đã xây dựng một khái niệm phản ánh khá đầy đủ về mục tiêu phát triển con người, “phát triển con người là sự mở rộng cơ hội lựa chọn cho con người và nâng cao năng lực lựa chọn của con người” trong việc tham gia vào các hoạt động xã hội. Chương trình này đã quan tâm đến sự phát triển toàn diện, bền vững của cả cộng đồng người, không phân biệt dân tộc, giai cấp, tôn giáo… nó chú ý nhiều đến các tầng lớp dân cư có số đông, đặc biệt là những nhóm dân cư dễ bị tổn thương như người nghèo, người sống ở khu vực miền núi, những người ít được hưởng những thành quả của xã hội hiện đại. Vì vậy, quan điểm này mang tính nhân văn sâu sắc. Để đánh giá sự tiến bộ xã hội, sự phát triển con người, UNDP đã lượng hóa, đưa ra thước đo (chỉ số HDI) làm công cụ đánh giá trình độ phát triển con người ở các quốc gia, cùng với các quốc gia đánh giá thực trạng phát triển con người, để từ đó cùng với nhà nước, chính phủ phấn đấu thực hiện những mục tiêu Phát triển Thiên

niên kỷ những mục tiêu liên quan đến phát triển con người vì sự công bằng, bình đẳng, văn minh và tiến bộ nhân loại. Vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam nhiệt tình ủng hộ và tham gia tích cực vào chương trình này vì sự tiến bộ của Việt Nam, cũng như sự tiến bộ của nhân loại.

Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo những quan điểm về phát triển con người của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đã tiếp thu và vận dụng

Một phần của tài liệu Phát triển con người trong bối cảnh tòan cầu hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)