Thực trạng phát triển con ngƣời Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu Phát triển con người trong bối cảnh tòan cầu hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 46)

2.1.Thực trạng phát triển con ngƣời Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay hóa hiện nay

Dựa trên cơ sở lý luận đã phân tích ở phần chương 1, luận văn đi nghiên cứu thực trạng phát triển con nngười Việt Nam trên ba phương diện đó là : năng lực sinh thể, trí tuệ và tâm lực.

2.1.1. Thực trạng phát triển năng lực sinh thể con ngƣời Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

*Một số thành tựu trong phát triển năng lực sinh thể con ngƣời Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói rằng: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nhà nước, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khỏe mới thành công” [61, tr. 212]. Chúng ta đều biết rằng: Sự phát triển về mặt sức khỏe, thể lực là cơ sở để phát triển toàn diện con người, sự phát triển lành mạnh về tâm hồn và thể xác con người là điều kiện cho sự phát triển phẩm chất, năng lực của con người. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù tri thức có vai trò lớn đối với sự phát triển của xã hội nhưng sức khỏe con người là yếu tố cần có trước, có sức khỏe thì mới năng động tham gia vào các hoạt động trong xã hội một cách hiệu quả được. Chính vậy, chăm sóc sức khỏe cho con người cũng được coi là mục tiêu ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta.

Để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, để người dân có một cuộc sống khỏe mạnh, trường thọ thì Đảng và Nhà nước ta cũng đề ra nhiều chương trình, chính sách, giải pháp cho việc nâng cao sức khỏe, tuổi thọ cho con người.

Trước tiên, để con người có một sức khoẻ tốt, ngoài yếu tố di truyền thì vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển thể chất con người là phát

triển đời sống vật chất của con người. Chính vậy mà Đảng và Nhà nước ta cũng đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân. Trong những năm đầu cả nước tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng ta đã xây dựng và không ngừng phát triển nền sản xuất xã hội; không ngừng đổi mới nền kinh tế trên cả phương diện sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Sự nghiệp đổi mới, trong quan điểm của Đảng ta trước hết là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Và hơn nữa, Đảng ta còn đưa ra quan điểm phát triển kinh tế đi liền với tiến bộ và thực hiện công bằng xã hội. Vì vậy, trong chiến lược 10 năm phát triển kinh tế (2001 - 2010), Đảng ta đã xác định mục tiêu: “Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000...Tích lũy nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP...”, trên cơ sở đó, “nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta...Chất lượng đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần được nâng lên rõ rệt trong môi trường an toàn, lành mạnh, môi trường tự nhiên được bảo vệ và cải thiện” [19, tr.159-160].

Tại Đại hội XI (2011) Đảng và nhà nước ta đã đưa ra chiến lược phát triển kinh kinh tế-xã hội 2011-2020 với mục tiêu là “phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau” [22, tr 1]. Tiếp đến, có thể kể đến Quyết định số 1489 ngày 8 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015 với mục tiêu chung: Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; tạo

sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở các vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống gi ữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.

Như vậy, Từ khi đổi mới đến nay với việc chuyển đổi cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã giải phóng sức sản xuất. Nền kinh tế phát triển mạnh và với việc tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới đưa sản xuất phát triển mạnh mẽ hơn. Đa số nhân dân có đời sống vật chất khấm khá hơn, người lao động được giải phóng khỏi sự giàng buộc của cơ chế cũ, phát huy được quyền làm chủ và phát triển tính năng động, sáng tạo trong nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính sách xã hội được đẩy mạnh, hướng vào con người từ đó càng tạo động lực cho việc phát triển con người.

Dưới sự quan tâm đó, sau gần 30 năm đổi mới, chúng ta đã gặt hái được thành quả quan trọng về kinh tế, bước đầu đã đem lại đời sống mới cho nhân dân, góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Theo tổng cục thống kê Việt Nam nền kinh tế tăng trưởng nhanh, mức thu nhập bình quân của đầu người qua các năm đều tăng: Năm 2010 đạt 1.273 USD (Đô la Mỹ), năm 2012 đạt 1.749 USD và năm 2013 là 1.960 USD (tăng 12.1% so với năm 2012). Như vậy, năm 2010, Việt Nam đã chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình với tổng thu nhập quốc gia (GDP) bình quân đầu người là 1.273 đô la Mỹ. Điều này được củng cố vững chắc trên cơ sở Việt Nam đã đạt được “mức phát triển con người trung bình” [66]. Không chỉ là thay đổi về thứ tự xếp hạng, thành công về tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với việc tăng trưởng chỉ số phát triển con người (HDI), trong đó đóng góp chỉ số kinh tế (thu nhập bình quân đầu người) luôn chiếm vị trí quan trọng so với hai chỉ số y tế (tuổi thọ trung bình)

HDI tăng trưởng 10.5% từ 0.651 lên 0.752, trong đó tăng trưởng kinh tế đóng góp vào sự thay đổi này 9,4% so với chỉ số tuổi thọ là 4.1% và chỉ số giáo dục là 2.0%. Nếu chỉ xét riêng HDI năm 2012, chỉ số kinh tế đóng góp 60.9%, chỉ số tuổi thọ đóng góp 26.3%, chỉ số giáo dục đóng góp 12.9% [Bảng 2.1, Phụ lục].

Bên cạnh đó, một trong những thành tựu lớn của phát triển con người việt Nam chính là việc xóa đói giảm nghèo. Như chúng ta biết, các quyền cơ bản của con người là: quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ, quyền được tự do đi lại và cư trú... Các quyền ấy chỉ có thể thực hiện được khi các nhu cầu thiết yếu của con người được bảo đảm, đó là sự đáp ứng nhu cầu về ăn, mặc, ở, về nước sạch, khám, chữa bệnh và giáo dục. Công cuộc xóa đói giảm nghèo đã mang lại cho người dân Việt Nam toàn bộ những nhu cầu cấp thiết và cả những quyền cơ bản đó. Mục tiêu của phát triển kinh tế ở Việt Nam là xóa bỏ đói nghèo, nâng cao đời sống nhân dân gắn với bảo đảm các quyền của con người và hướng tới sự phát triển toàn diện của con người. Vì thế, công cuộc xóa đói giảm nghèo được Việt Nam sớm đẩy mạnh vào đầu những năm 90 của thế kỷ 20, cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước. Đến đầu thế kỷ 21, Nhà nước Việt Nam tiếp tục lồng ghép vấn đề xóa đói nghèo trong chiến lược phát triển bền vững của cả nước và từng địa phương. Các chương trình xóa đói giảm nghèo được tập trung mạnh mẽ cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Có thể kể đến các chương trình giảm nghèo dài hạn như Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn I và giai đoạn II; Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trong giai đoạn 2009 - 2020...Trước khi tiến hành công cuộc đổi mới, tỷ lệ các hộ nghèo ở Việt Nam rất cao, lên đến 70%. Theo tổng cục thống kê từ thời kỳ đổi mới tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm khá nhanh chóng. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 là

14.2% và năm 2011 là 12.6%. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2012 là 11.3 – 11.5%, giảm 1.1 – 1.3% so với năm 2011, thấp hơn mức giảm 1.6% của năm 2011 so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2013 là 9.9%, giảm 1.2 điểm phần trăm so với năm 2012 [ Xem 69]. Ngân hàng thế giới cũng đã đánh giá, những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những thành công nhất trong phát triển kinh tế. Việt Nam “xếp thứ 35/121 nước về mức bình yên”.

Vì vậy yêu cầu xóa đói giảm nghèo, đặc biệt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số là tiền đề quan trọng bậc nhất để xây dựng, phát triển văn hóa đồng đều trên cả nước ta, kinh tế phát triển, thu nhập của con người tăng, nghèo đói giảm thì các chính sách đầu tư cho các lĩnh vực để phát triển con người như y tế, giáo dục, khoa học công nghệ , văn hóa, nghệ thuật cũng nhiều hơn và từ đó làm phong phú thêm môi trường, tạo điều kiện cho con người tham gia để phát triển.

Tiếp đến, nâng cao năng lực sinh thể cho con người, không chỉ riêng chăm lo đến đời sống vật chất mà Đảng và Nhà nước ta còn duy trì và tăng cường các hoạt động thể dục - thể thao quần chúng bởi vì nó không những góp phần bồi dưỡng, nâng cao thể chất, thể lực, thể trạng và ý chí cho mọi người, tạo không khí vui tươi, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng mà còn góp phần xây dựng ý thức tự lực, tự cường dân tộc, cải thiện tầm vóc nòi giống và góp phần làm lành mạnh hóa môi trường xã hội, ví như: Quyết định của thủ tướng chính phủ số 100 ngày mùng 10 tháng 05 năm 2005 phê duyệt Chương trình phát triển thể dục thể thao ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010 với mục tiêu chung là: Mở rộng và nâng cao hiệu quả phong trào thể dục thể thao quần chúng tại các xã, phường, thị trấn trong cả nước; huy động sức mạnh của toàn xã hội chăm lo giáo dục thể chất cho nhân dân, làm cho mỗi người dân ở xã, phường, thị trấn được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa thể thao

triển toàn diện cả về trí tuệ và thể chất, phục vụ lao động sản xuất, công tác, học tập; góp phần ổn định, giữ gìn an ninh chính trị và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Phấn đấu đến năm 2010 xóa các “xã trắng” về thể dục thể thao và đưa việc tập luyện thể dục thể thao trở thành thói quen hàng ngày của đa số nhân dân.

Theo đó là cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2012-2020 do Tổng cục Thể dục thể thao – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phát động đã và đang được hưởng ứng rộng rãi trong cả nước, các đơn vị trường học, các tỉnh, các huyện đua nhau đẩy mạnh phong trào luyện tập thể dục, thể thao, tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, lao động và nhiều hoạt động khác trong cuộc sống của con người.

Một điểm đáng chú ý nữa là việc chăm lo sức khỏe cho nhân dân thì chúng ta không thể không nhắc đến Y tế, bởi vì, ở mọi thời đại, con người luôn là vốn quý nhất của xã hội, là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Con người là sự kết hợp giữa thể lực và trí tuệ. Trong đó thể lực là cơ sở, điều kiện để phát huy trí tuệ. Thế nên việc chăm sóc thể lực cho con người là thật sự cần thiết, luôn cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Chỉ có y tế mới có thể đảm bảo được sức khỏe của con người, làm cho cuộc sống chúng ta trở nên an toàn và chất lượng hơn chính vì lẽ đó Đảng và Nhà nước ta cũng có nhiều chiến lược, chính sách phát triển y tế như: “Chiến lược y tế công cộng 2007-2012”, hay “Định hướng chiến lược y tế 2010-2030” nhằm nâng cao chất lượng y tế về mặt đội ngũ cán bộ, y, bác sỹ, cơ sở vật chất cho bệnh viện cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cho con người được chăm sóc, khám chữa bệnh một cách tốt nhất có thể.

Chính vì lẽ đó mà, chi tiêu công cho y tế cũng tăng nhằm cung cấp các dịch vụ y tế sâu rộng, đầy đủ trang thiết bị, hiện đại nhằm chăm sóc sức

khỏe cộng đồng một cách tốt nhất có thể. Năm 2012 chi cho y tế so với tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước đạt 8.28% .Tỷ lệ này hầu như không thay đổi so với mức 8.21% năm 2011. Tuy nhiên, đây là mức tăng khá cao so với mức 4.92% năm 2008. Tổng ngân sách nhà nước cho y tế giai đoạn 2008–2013 tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân 34.2% cao hơn tốc độ tăng bình quân tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cùng kỳ (20%). Tuy nhiên, tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước cho y tế năm 2012 giảm đi so với các năm trước, chỉ cao hơn 1% so với tăng chi ngân sách nhà nước nói chung. [Xem 4,tr. 21]. Nhờ chi tiêu cho y tế mà, nước ta đã xây dựng một mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh rộng khắp: Năm 2010 cả nước đã có 13.467 cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm bệnh viện, bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, nhà hộ sinh, khu điều trị phong, phòng khám đa khoa khu vực; trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp; có trên 246.000 giường bệnh; trên 110.000 y bác sỹ; gần 301.000 dược sỹ.

Không chỉ có vậy, phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân bền vững là một trong những trọng tâm của công tác y tế năm 2012. Bộ Y tế đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 21 ngày 22 tháng 11 năm 2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế giai đoạn 2012–2020. Kết quả thực hiện mở rộng Bảo hiểm y tế, ước tính năm 2012, số người tham gia Bảo hiểm y tế là 59,31 triệu người đạt tỷ lệ bao phủ 66,8% dân số [Xem 4]. Trong số những người tham gia Bảo hiểm y tế, các nhóm lớn được ngân sách nhà nhà nước hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí tham gia Bảo hiểm y tế chiếm tỷ trọng 60%, còn có thêm một số đối tượng bắt buộc khác (như người cao tuổi, người khuyết tật, v.v.) [ Xem 4, tr. 23].

Khi bước vào bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu, trao đổi là xu thế tất yếu thì việc phòng tránh những sự lây lan của dịch bệnh là một công việc quan

những năm qua nhận thấy được điều đó, các chính sách của Đảng và nhà nước ta ngoài chính sách nâng cao chất lượng y tế, tăng cường phong trào rèn luyện thể thao thì các chính sách cho việc phòng chống dịch bệnh cũng được đặt lên hàng đầu để chủ động ngăn chặn dịch bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất số người mắc, số người nhiễm bệnh . Năm 2013 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia

Một phần của tài liệu Phát triển con người trong bối cảnh tòan cầu hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 46)