Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu Phát triển con người trong bối cảnh tòan cầu hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 80)

lƣợng con ngƣời

Về Giáo dục - Đào tạo: Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, cần cải cách giáo dục và đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế: Đây là giải pháp mang tầm chiến lược để đáp ứng nhu cầu về nhân lực cả về chất lượng và số lượng cho công cuộc phát triển quốc gia. Chính những chính sách mở cửa, hội nhập trong giáo dục - đào tạo đã tạo điều kiện cho chúng ta lĩnh hội được nhiều thành tựu của những nền giáo dục phát triển. Song thành quả đạt được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển. Vì thế, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới trong hợp tác quốc tế về giáo dục-đào tạo nhằm tận dụng những yếu tố ngoại lực về khoa học, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và nguồn đầu tư cho giáo dục – đào tạo; kết hợp chính sách đưa nhiều du học sinh nước ta đi học tập ở những môi trường giáo dục tiên tiến với thu hút nhiều du học sinh nước ngoài sang học tập tại Việt Nam. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước nhà trở thành một nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, nền giáo dục - đào tạo tiên tiến là điều kiện cơ bản để phát triển chất lượng con người nước nhà.

Một nền giáo dục tiên tiến đòi hỏi phải có trang thiết bị hiện đại, vì vậy việc hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giáo dục - đào tạo cũng hết sức cần thiết. Chúng ta cần thực hiện xây dựng, mua sắm và chuyển giao trang thiết bị, công nghệ hiện đại cho giáo dục - đào tạo, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề, tạo điều kiện cho việc áp dụng nội dung và phương pháp dạy - học tiên tiến. Hơn nữa, ở vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số, nhiều nơi thiết bị giáo dục thiếu thốn, lạc hậu; trường lớp đơn sơ, vì vậy phải có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển cho những nơi này có cơ sở trường

trí cho đồng bào. Chính vậy, chúng ta cần ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật trong các nhà trường, đặc biệt cần trang bị máy vi tính và các thiết bị giáo dục hiện đại, để học sinh tiếp cận với tri thức khoa học hiện đại, gắn học với hành, gắn lý luận với thực tiễn.

Công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về giới và bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo. Loại bỏ định kiến giới trong chương trình, Sách giáo khoa, lồng ghép giới và bình đẳng giới trong quá trình xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 nhằm loại bỏ định kiến giới và các hình ảnh bất bình đẳng giới trong các tài liệu, phối hợp biên soạn và tổ chức thử nghiệm tài liệu, các mô-đun tập huấn giáo viên nhấn mạnh các vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới, đồng thời, đưa tài liệu vào chương trình bồi dưỡng giáo viên thường xuyên, định kỳ.

Về y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Tăng cường đầu tư cho y tế chuyên sâu, trước mắt ưu tiên tập trung cho y tế cơ sở. Hình thành trung tâm y tế chất lượng cao cho vùng kinh tế Bắc Bộ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nâng cao hiệu quả chẩn đoán, phát hiện bệnh. Tăng cường năng lực y tế dự phòng, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá y tế. Thực hiện tốt Luật Chăm sóc, Giáo dục trẻ em. Quy hoạch tổng thể và đầu tư xây dựng các điểm vui chơi cho trẻ em, nhất là khu vực nông thôn. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, cải cách thủ tục hành chính. Xây dựng kế hoạch dài hạn về đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo nhân lực y tế. Xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực y tế cũng như kiểm chuẩn chất lượng đầu ra. Ưu tiên xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo liên tục cập nhật kiến thức cho cán bộ y tế tuyến huyện, xã.Đánh giá hiệu quả của các chính sách, biện pháp thu hút, duy trì và tăng cường năng lực nguồn nhân lực y tế cho vùng sâu, vùng xa để điều chỉnh cho phù hợp.

Hoàn thiện Hệ thống thông tin y tế và kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống thông tin. Bảo đảm đủ kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng và nâng cao

năng lực cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực hệ thống thông tin y tế để bảo đảm thực thi các kế hoạch và chính sách,

Chỉnh sửa Luật Dược, Chính sách quốc gia về thuốc giai đoạn đến năm 2020. Xây dựng Đề án Quy hoạch phát triển sản xuất và lưu thông phân phối thuốc. Xây dựng Chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2020. Nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dược và trang thiết bị y tế trong nước, bảo đảm chủ động nguồn thuốc, vắc-xin và trang thiết bị y tế. Ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần thứ VI, danh mục thuốc được Bảo hiểm y tế chi trả. Xây dựng chính sách hỗ trợ giá thuốc thiết yếu cho các vùng khó khăn. Bảo đảm đủ thuốc thiết yếu tại các cơ sở y tế ở vùng xa xôi, hải đảo, miền núi.

Mở rộng diện bao phủ Bảo hiểm y tế trong khu vực lao động chính thức trong các doanh nghiệp tư nhân. Cơ quan Bảo hiểm y tế cần được giao quyền thanh tra chuyên ngành về việc nộp phí Bảo hiểm y tế. Mở rộng diện bao phủ cho người cận nghèo. Tăng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước ở mức tối thiểu 70% như hiện nay lên mức hỗ trợ 100%. Bao phủ Bảo hiểm y tế ở khu vực lao động phi chính thức có thu nhập trung bình trở lên. Xem xét khả năng nâng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.Tiếp tục tăng chi ngân sách nhà nước cho y tế, trong đó giành phần tăng chi hằng năm để hỗ trợ người dân tham gia Bảo hiểm y tế góp phần thực hiện nền y tế công bằng, hiệu quả và phát triển.

Về phát triển nền văn hóa: Xã hội càng hiện đại, văn minh, nhu cầu tinh thần, văn hoá càng đòi hỏi phải được đáp ứng. Bởi văn hoá là cái cấu thành “nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội”, đồng thời góp phần xây dựng con người Việt Nam với đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, trí tuệ tinh thông, đủ sức mạnh tinh thần đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Để phát triển văn hóa cần thực hiện các giải pháp sau:

ra khỏi đời sống xã hội và con người Việt Nam những hiện tượng đạo đức hủ bại kết hợp với việc chống lại những đạo đức và văn hóa mới phản tiến bộ, trái với các chuẩn mực của xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Chính quyền địa phương phải kết hợp với nhân dân đầu tư xây dựng và nâng cấp các công trình văn hóa, nhà văn hóa, thư viện ở thôn, xóm, bản… để người dân có điều kiện tiếp xúc với kiến thức khoa học và trước tiên là kiến thức về dân số, về trồng trọt, chăn nuôi

Các đoàn thể cần kết hợp đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ theo hướng phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân này càng phong phú, đảm bảo cho sự phát triển con người toàn diện.

Nhà nước cẩn đẩy mạnh hoạt động quản lý văn hóa, kiên quyết đấu tranh chống mọi tư tưởng phản động, tiêu cực, đập tan âm mưu diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, đấu tranh chống các loại tiêu cực và tệ nạn xã hội.

2.2.2. Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động

Đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển kinh tế xã hội gắn với giải quyết việc làm: Tiếp tục hoàn thiện Luật Việc làm trình Quốc hội; rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triền thị trường lao động; triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề. Nghiên cứu thí điểm và tiến tới nhân rộng đế án chuơng trình việc làm công. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật dạy nghề; cơ chế, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội; Theo dõi chặt chẽ tình hình biến động lao động trong các doanh nghiệp, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, các dự án phải dừng, giãn tiến độ đề có các giải pháp kịp thời tạo điều kiện cho người lao động mất việc nhanh chóng tìm được

việc làm; theo dõi chặt chẽ tình hình lao động đang làm việc ở nước ngoài, kịp thời đề xuất các giải pháp để đảm bảo quyển lợi hợp pháp và an toàn cho người lao động. Theo dõi tình hình tiền lương, thu nhập của người lao động; nghiên cứu đề xuất giải pháp để cải thiện tiền lương, thu nhập để người lao động bớt khó khăn trong điều kiện lạm phát, giá cả sinh hoạt tăng cao; giảm nguy cơ tranh chấp lao động.

Nhiệm vụ cụ thể sau:

Tăng cường các yếu tố đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo việc làm mới: Đầu tư phát triển kinh tế, phát huy cơ chế dân chủ; cải cách thủ tục hành chính, tạo tính minh bạch và trách nhiệm cao; đồng thời rút ngắn một cách tối đa thời gian chi phí để thực hiện một dịch vụ công hoặc thực hiện các quy định của nhà nước; Có cơ chế cho việc sử dụng đất đai, tính ổn định trong sử dụng đất; đầu tư một cách đồng bộ các cơ sở dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp có hiệu quả.

Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch và thương mại; phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại - là những hướng đột phá của thành phố tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế. Tạo ra nhiều chỗ làm mới và làm chuyển hướng về cơ cấu lao động theo hướng tích cực; Có kế hoạch khảo sát nguồn nhân lực hiện tại, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực theo lộ trình và có cơ chế đầu tư tài chính phù hợp cho sự phát triển lực lượng lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động.

Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế, phát triển nguồn nhân lực phù hợp và có chất lượng; Tiếp tục có những cơ chế, chính sách mới về tài chính; đầu tư ưu đãi có trọng tâm, trọng điểm để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; trước hết, đánh giá và điều chỉnh các đề án trước đây cho phù hợp với tình hình mới.

Phát triển kinh tế gắn với phát triển kinh tế tri thức : Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao (công nghệ chế tác, công nghiệp bổ trợ, công nghiệp phần mềm…) để có lợi cạnh tranh tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động. Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội bảo đảm thuận tiện, nhanh chóng, chính xác cho mọi mối quan hệ giao lưu trong hoạt động kinh tế và sự giao lưu giữa các thành phần xã hội, nhất là hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin - viễn thông có vai trò đặc biệt quan trọng với nền kinh tế tri thức. Chuyển giao nhanh và ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sinh học và công nghệ chế biến. Phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, các vùng chuyên môn hóa tập trung. Thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn phù hợp với điều kiện từng vùng. Xây dựng nông thôn mới theo hướng dân chủ, công bằng, nông dân có cuộc sống no đủ, có đời sống văn hóa lành mạnh, có môi trường sạch. Để phát triển nông nghiệp dựa vào tri thức cần kết hợp ba yếu tố cơ bản sau: người nông dân có tri thức với các nhà khoa học và nhà công nghệ kỹ thuật cao.

Đẩy mạnh đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực: Đẩy mạnh đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực của thành phố trên cơ sở Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, Quy hoạch phát triển dạy nghề đến năm 2020, Quy hoạch phát triển ngành giáo dục..., đặc biệt là nguồn nhân lực đào tạo nghề; phấn đấu đào tạo 168.000 - 180.000 lao động, bình quân đào tạo 42.000 - 45.000 lao động/năm; với tỷ lệ đào tạo dài hạn ít nhất 38% (trong đó trình độ: trung cấp nghề 28%, cao đẳng nghề 10%). Để đạt được những mục tiêu đó, cần tập trung một số việc sau:

Xúc tiến đầu tư một số trường dạy nghề trọng điểm hướng đến tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; trong đó có từ 3 đến 5 nghề đào tạo lĩnh vực công nghệ cao đạt chuẩn quy định. Tiếp tục triển khai Đề án dạy nghề cho lao động

nông thôn theo Quyết định số 1956/2009/QĐ-CP của Chính phủ; Đề án hỗ trợ cho hộ giải tỏa đền bù, mất đất sản xuất do thu hồi đất chỉnh trang đô thị. Đầu tư hàng năm 3 - 4 tỷ đồng để đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí cho lao động nông thôn, nông dân để chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm; đảm bảo mục tiêu đến năm 2015 có 20 đến 30% lao động làm việc trong các ngành nông nghiệp chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; Tiếp tục thực hiện cơ chế ưu đãi, hỗ trợ dạy nghề cho các đối tượng: người nghèo, con em gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ, người sau cai nghiện ma túy… để có nghề và tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ổn định. Hàng năm bố trí từ 2 đến 2,5 tỷ đồng để hỗ trợ dạy nghề (riêng đối với người nghèo thì hỗ trợ tiền ăn và đi lại trong thời gian học nghề theo quy định hiện hành); Đầu tư hỗ trợ các mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ có hiệu quả tại các địa phương. Đầu tư các mô hình cụ thể có dự án đầu tư, có cơ cấu nguồn vốn đầu tư cụ thể: vốn vay, vốn tự có, vốn hỗ trợ của nhà nước. Phát triển nguồn vốn, phát huy hiệu quả sử dụng vốn cho vay giải quyết việc làm, giảm nghèo: Lồng ghép các hoạt động của chương trình cho vay giải quyết việc làm và chương trình giảm nghèo để phát huy hiệu quả vốn vay; tạo việc làm mới và ổn định cuộc sống; Huy động thêm các nguồn vốn khác để cho vay giải quyết việc làm và giảm nghèo; tranh thủ các dự án viện trợ của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nước ngoài; các hội đoàn thể huy động các nguồn vốn khác để hỗ trợ cho vay sinh kế tạo việc làm ổn định.

Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài: Tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống có nhu cầu về trình độ công nhân kỹ thuật, có thu nhập cao; hạn chế thị trường có nhiều rủi ro. Trước hết tập trung vào các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản. Đồng thời, tăng cường tham gia thị trường lao động ngư nghiệp đánh bắt gần bờ ở Hàn Quốc (do Hiệp hội thủy sản Hàn Quốc tuyển), phù hợp với trình độ và nghề nghiệp của người lao động là ngư dân ven

kinh phí đào tạo định hướng cho con em hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ và hộ di dời giải tỏa mất đất sản xuất để đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;Hỗ trợ vay vốn để đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; ngoài

Một phần của tài liệu Phát triển con người trong bối cảnh tòan cầu hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)