Toàn cầu hóa và các đặc điểm của toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu Phát triển con người trong bối cảnh tòan cầu hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 30)

*Khái niệm Toàn cầu hóa

Trước khi tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời, Các Mác đã bàn tới quốc tế hóa bằng việc chỉ ra có một vấn đề mang bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản đang lan tràn trên diện rộng, đang thâm nhập, tác động ngày càng nhiều đến thế giới và mang tính quốc tế mà “với những mâu thuẫn ghê gớm nhất của chúng sẽ tác động trên một phạm vi rộng lớn hơn, trên một vùng mênh mông hơn, toàn thế giới” [41,tr.376]. Đó là vấn đề mậu dịch tự do, vấn đề đang mang tính quốc tế. Đến khi có “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, nhiều nội dung lý luận của quốc tế hóa theo quan điểm duy vật lịch sử

đã được Mác, Ăngghen lí giải thấu đáo và sâu sắc hơn. Thứ nhất: Mác, Ăngghen chỉ ra nguyên nhân gây nên quốc tế hóa kinh tế, chính trị, văn hóa của giai cấp tư sản chính là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Thứ hai: Mác, Ăngghen chỉ ra thực chất của quốc tế hóa, không gì khác, chính là quốc tế hóa tư bản, thực hành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở khắp mọi nơi trên thế giới. Thứ ba: Mác, Ăngghen bằng việc nghiên cứu mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với và qui luật đấu tranh giai cấp đã vạch ra xu thế cuối cùng của sự phát triển quốc tế hóa.

Diễn ra từ khá sớm như vậy nhưng khái niệm “Toàn cầu hóa” (globalization) chỉ được George Modelski lần đầu tiên đưa ra vào năm 1972 trong tác phẩm “Nguyên tắc chính trị thế giới” (Principle of the World politics) khi nói tới vấn đề châu Âu lôi kéo các nước khác vào một hệ thống thương mại toàn cầu. Đến năm 1980, thuật ngữ này mới được sử dụng một cách thông dụng.

Cho tới nay, vẫn còn nhiều cuộc tranh luận đi tìm đáp án cho câu hỏi “Toàn cầu hóa là gì?”. Có người cho rằng: “toàn cầu hóa là quá trình giảm thiểu những rào cản giữa các nước và khuyến khích sự tác động qua lại chặt chẽ hơn về kinh tế, chính trị và xã hội” [76, tr.15]. Nhưng có người lại cho rằng: “toàn cầu hóa” phản ánh một mức độ ảnh hưởng lẫn nhau toàn diện hơn so với trong quá khứ, cho thấy một số khác biệt với thuật ngữ “quốc tế”. Nó ngụ ý tầm quan trọng ngày càng giảm của các đường biên giới quốc gia và sự tăng cường những đặc tính lan tỏa ra ngoài biên giới bắt nguồn từ một nước hoặc một khu vực nhất định [76, tr.16]. Có thể hiểu, toàn cầu hóa “là các quan hệ của một quốc gia hay khu vực đã vượt ra khỏi phạm vi của một nước và thuộc vào vòng chung của tất cả (hay hầu hết) các nước, theo các kênh khác nhau, như thông qua các thiết chế của Liên hợp quốc hay các công ty đa quốc gia và các tổ chức kinh tế khác” [28, tr.74].

Tóm lại, quá trình toàn cầu hóa diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến quân sự, văn hóa... Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thị trường hiện đại, là kết quả tất yếu của sự phát triển và xã hội hóa cao độ của lực lượng sản xuất. Các nền kinh tế phi thị trường không thể có xu hướng ấy. Cho nên mặt chủ yếu của toàn cầu hóa hiện nay là toàn cầu hóa kinh tế.

*Các đặc điểm của toàn cầu hóa

Trên thực tế, toàn cầu hoá là xu thế khách quan, là quá trình tất yếu và có tác động to lớn tới sự phát triển của tất thảy mọi quốc gia. Có thể khái quát nét đặc trưng nổi bật của toàn cầu hóa hiện nay như sau:

Điểm nổi bật đầu tiên của toàn cầu hoá là sự định hình nền kinh tế tri thức, mà trọng tâm là bước ngoặt mới của sự phát triển khoa học công nghệ và vai trò của chúng trong đời sống. Tuy còn khác nhau về cách gọi trên, nhưng nền kinh tế tri thức đang định hình ngày càng rõ nét hơn, với những dấu hiệu đánh dấu sự phân biệt rõ rệt vai trò của tri thức đối với sản xuất thời đại ngày nay với ngày kia. Hơn thế nữa nhiều người còn cho rằng, sự ra đời của nền kinh tế tri thức được xem không phải là sự tiến bộ bình thường, mà là sự thay đổi tạo giai đoạn phát triển lịch sử mới của nhân loại. Sự định hình của kinh tế tri thức, một mặt làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa những nền kinh tế phát triển nhất với phần còn lại của thế giới. Nhưng mặt khác nó cũng tạo ra cơ hội lớn hơn cho việc tiếp cận tri thức phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Đặc trưng thứ hai cần nhấn mạnh là quá trình toàn cầu hoá ngày nay không chỉ diễn ra ở lĩnh vực thương mại hàng hoá, mà nét đặc trưng mới là toàn cầu hoá tài chính ngày càng giữ vị trí chi phối. Nói cách khác, toàn cầu hoá ngày nay chịu sự dẫn dắt của toàn cầu hoá tài chính. Đặc điểm này được biểu hiện ở hiện tượng “chảy máu” của các dòng vốn di chuyển trên thế giới

đã liên tục gia tăng. Sự gia tăng dòng chảy đầu tư làm cho nền kinh tế thế giới gắn kết chặt chẽ với nhau hơn thông qua sự liên kết chức năng sản xuất, và khiến cho biên giới kinh tế quốc gia ngày càng mờ nhạt.

Nhân vật trung tâm quyết định cái dòng chảy vốn đầu tư và chuyển tài tri thức khoa học công nghệ để hình thành nền kinh tế tri thức nêu trên chính là các công ty xuyên quốc gia. Tuy mục tiêu chính của các công ty vẫn còn là tìm kiếm lợi nhuận, nhưng cách thức hoạt động của các công ty xuyên quốc gia hiện đại có nhiều điểm khác biệt so với trước. Vài ba thập kỷ trước đây, các công ty có xu hướng tập trung nỗ lực nghiên cứu trao đổi mới hệ thống sản xuất nhằm giảm giảm chi phí đầu vào, tăng khối lượng sản xuất và khuyến khích tiêu dùng hàng loạt. Nguồn lợi nhuận thu được chủ yếu do giảm chi phí sản xuất và tăng số người tiêu dùng. Nhưng tình hình đủ thực sự đã đổi khác kể từ sau thập kỷ 70. Các công ty hiện đại chủ yếu thu lợi nhuận từ việc đổi mới sản phẩm. Toàn cầu hoá đã khiến cho hệ thống sản xuất và phân phối được chuyển ra bên ngoài, trong khi các công ty xuyên quốc gia chỉ tập trung nắm giữ hệ thống tài chính và bản quyền, những lĩnh vực đem lại cho công ty từ toàn bộ chu trình hoạt động kinh doanh. Sự bất đối xứng về phân chia lợi nhuận trong hệ thống toàn cầu hoá khiến một số học giả phương tây gọi là sự “phân biệt chủng tộc về mặt kinh tế”, nhưng là một thực tế hiện hữu chưa có hệ thống tốt hơn thay thế. Dẫu sao cũng nhìn thấy ở đây một cơ hội mà toàn cầu hoá đem lại cho các nước chậm phát triển để tiếp nhận hệ thống sản xuất và phân phối từ các công ty xuyên quốc gia khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, cho dù tỷ phần lợi nhuận thu được không thể so sánh được với các công ty xuyên quốc gia.

Từ những đặc điểm nêu trên, vấn đề vai trò mới của Nhà nước đã trở thành điểm nổi bật của toàn cầu hoá. Trước tiên, những tình thế mới do chủ nghĩa khủng bố nổi lên khác thường kể từ sau sự kiện ngày 11/9/2001 tại

NewYork (Mỹ), cùng hàng loạt những vụ đẫm máu ở nhiều nơi trên thế giới suốt mấy năm qua khiến nền an ninh “hậu chiến tranh lạnh” dường như đang tuột khỏi tầm tay, đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm đúng mức hơn đến vấn đề an ninh nói chung và an ninh kinh tế nói riêng. Tiếp theo, cuộc khủng hảng kinh tế - tài chính Châu Á hồi thập kỷ 90 cũng đòi hỏi phải đưa vấn đề quản trị quá trình toàn cầu hoá bằng sự phối hợp chính sách của các quốc gia lên một tầm cao mới. Và điều quan trọng là toàn cầu hoá không chỉ gây sức gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các loại hàng hoá và dịch vụ, mà còn đặt chính phủ vào thế phải cạnh tranh về thể chế. Giờ đây các Chính phủ phải đối mặt với nhau như những người bán hàng cạnh tranh nhau mà sản phẩm của họ là những thế chế. Bởi vì chỉ có bằng việc tạo ra một khuôn khổ thể chế tốt, các nguồn lực kinh tế mới chảy về và làm sống động nền kinh tế và đời sống xã hội. Trường hợp ngược lại, các nguồn lực sẽ dễ dàng chảy đi nơi khác trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay. Vì vậy, vai trò của Nhà nước cần tạo ra thể chế tốt để có thể đứng vững trên trường cạnh tranh quốc tế này.

Một phần của tài liệu Phát triển con người trong bối cảnh tòan cầu hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)