Những thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với phát triển con

Một phần của tài liệu Phát triển con người trong bối cảnh tòan cầu hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 34)

con ngƣời Việt Nam hiện nay

*Những thời cơ của toàn cầu hóa đối với phát triển con ngƣời Việt Nam hiện nay

Toàn cầu hóa hiện nay diễn ra trên tất cả các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội hiện đại, từ lĩnh vực kinh tế, văn hóa cho đến cả lĩnh vực chính trị. Nó là kết quả phức hợp của nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố chính: sự tiến bộ của khoa học và công nghệ; sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường hiện đại; sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia. Nhờ các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin như: Bộ vi xử lý, mạng viễn thông toàn cầu, mạng cáp quang xuyên đại dương, vệ tinh… mà thế giới dường như được thu nhỏ lại, khoảng cách địa lý được rút ngắn. Như vậy,

toàn cầu hóa là kết quả của nền văn minh nhân loại và những điều đó đã tạo ra những thời cơ cho việc phát triển con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng.

Toàn cầu hóa đem đến một nền kinh tế thị trường với tự do cạnh tranh, loại bỏ những sự cấm đoán và can thiệp phi luật để cho thị trường tự điều tiết theo đúng quy luật kinh tế. Ở những quốc gia nào, ở những khu vực nào có điều kiện thuận lợi, có luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định, có khả năng cạnh tranh bình đẳng và mang lại lợi nhuận cao thì ở đó nguồn vốn đầu tư đổ vào sẽ nhiều hơn. Nói cách khác, kinh tế thị trường kích thích nền kinh tế phát triển, khi kinh tế phát triển thì đời sống nhân dân được cải thiện, mọi quốc gia dân tộc đều có quyền tiếp cận các nguồn đầu tư tài chính quốc tế và thu hút các nguồn tài chính phục vụ cho công cuộc phát triển của quốc gia mình, cho sự nghiệp phát triển con người của mình. Khi có sự đầu tư từ ngoài vào sẽ tạo điều kiện cho nước ta phát triển các cơ sở hạ tầng mới, các cơ sở sản xuất mới, các cơ sở bệnh viện, trường lớp sẽ được cải thiện và xây mới, thêm vào đó là trang thiết bị cho các cơ sở hạ tầng phục vụ con người được đầy đủ hơn, được nâng cấp, tốt hơn, hiện đại hơn, từ đó mà con người được nhiều cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội một cách bình đẳng hơn.

Toàn cầu hoá tạo điều kiện cho tất cả các nước tham gia vào đời sống quốc tế, bày tỏ chính kiến, bảo vệ lợi ích, tập hợp lực lượng... nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của mình. Quá trình hội nhập quốc tế làm cho các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Đây là cơ hội tích cực để có thể loại bỏ các biểu hiện của ý đồ thiết lập mối quan hệ một chiều chứa đựng sự áp đặt, chi phối của các cường quốc đối với đông đảo các quốc gia dân tộc khác trên thế giới, thúc đẩy sự hình thành một trật tự thế giới mới với cơ chế sinh hoạt quốc tế dân chủ, công bằng, bình đẳng hơn từ đó mà con người có điều kiện tham

gia vào xã hội một cách bình đẳng, dân chủ hơn, có nhiều cơ hội để khẳng định mình hơn.

Trong xu thế toàn cầu hoá đi đôi với cạnh tranh quyết liệt, nền kinh tế tri thức tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho những nuớc đi sau có thể dựa vào tiềm năng chất xám để nhanh chóng đuổi kịp các nước khác. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả tri thức cho phát triển kinh tế và xã hội, bao gồm cả việc khai thác kho tri thức toàn cầu, cũng như làm chủ và sáng tạo tri thức cho những nhu cầu của riêng mình. Trong nền kinh tế tri thức, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn quý nhất, là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tiềm năng, ưu việt của kinh tế tri thức thể hiện ở xu hướng mới của phát triển khoa học có tính chất liên ngành, đặc biệt xu hướng thâm nhập vào nhau của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (về tri thức, phương pháp, cách sử dụng thành tựu khoa học) hướng vào hình thành mối quan hệ hài hòa giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên. Sự phát triển kinh tế tri thức đến trình độ nào đó sẽ làm thay đổi phương thức lao động và sản xuất, phương thức tiêu dùng và lối sống của xã hội trong nền văn minh mới. Chính vậy mà tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc phát triển con người một cách toàn diện nhất.

Toàn cầu hóa cũng thúc đẩy sự xích lại gần nhau của các dân tộc, kích thích mạnh mẽ các hoạt động giao lưu văn hoá và tri thức quốc tế, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Dưới ảnh hưởng đó, tri thức loài người, kết tinh cô đọng ở các phát minh, sáng chế khoa học, kỹ thuật, công nghệ... được phổ biến rộng rãi toàn thế giới, tạo động lực cho sự bùng nổ trí tuệ nhân loại. Sự phát triển của công nghệ mạng toàn cầu, phương tiện số đang tạo điều kiện kích ứng và đáp ứng nhu cầu mọi người muốn biết rộng hiểu sâu về thế giới chung quanh. Hiểu biết để nhận thức, phát

triển sự tưởng tượng, điều chỉnh hành xử, cải biến những khiếm khuyết hiện tại. Đó là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng. Sự phát triển công nghệ thông tin mang lại nhiều khả năng lựa chọn cho con người, do đó, nhu cầu con người được thỏa mãn tốt hơn. Con người có khả năng lựa chọn để phát triển là điều rất quan trọng. Công nghệ thông tin, vừa thúc đẩy con người phải thường xuyên, liên tục tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình, vừa để qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của mình nếu muốn tồn tại, muốn phát triển không ngừng. Với các công nghệ truyền thông hiện đại đem lại cho con người những kiến thức và tin tức mới nhất, cho phép người ta trao đổi, thảo luận, tranh luận, về tất cả các vấn đề, kể cả những vấn đề nhạy cảm nhất.

Việt Nam là nước đang phát triển, nhờ quá trình toàn cầu hóa, chúng ta có lợi thế của nước đi sau để "đi tắt, đón đầu" trong một số lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ. Con người Việt Nam có thể lực, giàu khát vọng, hoài bão, có nhu cầu, có khả năng tiếp thu nhanh nhạy những thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật và quản lý hiện đại trên thế giới, năng động sáng tạo, chủ động học hỏi những cái mới, cái tiến bộ của nhân loại. Vì vậy, cùng với sự phát triển của đất nước, thái độ và ý thức chính trị của con người đã có những chuyển biến tích cực, con người ngày càng quan tâm và có trách nhiệm hơn đối với những vấn đề của quê hương, đất nước, những vấn đề trong khu vực và trên thế giới. Ý thức lập nghiệp của con người cũng cao hơn, tinh thần xung phong, tình nguyện, ý thức chia sẻ, tinh thần tương thân, tương ái đã được khơi dậy với một chất lượng mới, con người đã chủ động và tự tin hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể khẳng định, chính nhờ quá trình toàn cầu hóa, con người Việt Nam có được những tiền đề cả vật chất lẫn tinh thần cho sự phát triển toàn diện của mình. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng đem đến nhiều khó khăn thách thức lớn đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay.

*Những thách thức của toàn cầu hóa đối với phát triển con ngƣời Việt Nam hiện nay

Trước hết, thách thức dễ nhận thấy nhất xuất phát từ chỗ, nước ta là một nước đang phát triển có trình độ kinh tế thấp, quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé, sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung còn nhiều hạn chế, hệ thống chính sách kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh... Chính vì vậy, nước ta sẽ gặp khó khăn lớn trong cạnh tranh cả ở trong nước cả trên trường quốc tế, cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện sâu hơn, rộng hơn. Do thực hiện những cam kết của một thành viên WTO (Tổ chức Thương mại thế giới), nhất là việc phải cắt giảm mạnh thuế nhập khẩu, mở cửa sâu rộng về kinh tế, trong đó có việc phải mở cửa các lĩnh vực thương mại hàng hoá và dịch vụ nhạy cảm cao như: Ngân hàng, Bảo hiểm, Viễn thông, Năng lượng, Vận tải, Chuyển phát nhanh, Nông nghiệp... bởi vậy nguy cơ rủi ro kinh tế, tình trạng phá sản doanh nghiệp luôn hiện hữu và trở nên rất tiềm tàng.

Ngoài ra, trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhiệm vụ phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề về nhận thức, cơ chế, chính sách,... Về cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nước ta còn nhiều khó khăn về nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, bảo vệ thiết kế công nghiệp và người dân chưa có thói quen tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ.

Toàn cầu hoá đặt ra một thách thức nan giải đối với nước ta trong việc thực hiện chủ trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội… Sở dĩ vậy là vì lợi ích của toàn cầu hoá được phân phối một cách không đồng đều, những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Trong phạm vi mỗi quốc gia cũng vậy, một bộ phận dân cư được hưởng lợi ích ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực

mạnh mẽ. Trong “sân chơi” cạnh tranh, các quốc gia phát triển có ưu thế lớn vì sản phẩm của họ tạo ra có lợi thế cạnh tranh về giá cả và chất lượng trong khi các nước đang phát triển như Việt Nam rơi vào bất lợi vì chi phí và chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Chẳng hạn, những sản phẩm hàm chứa nhiều lao động thô, ít chất xám, nguyên vật liệu thô, ít được tinh chế vì thế giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với giá trị gia tăng xuất khẩu của các nước tiên tiến. Tình trạng này tạo ra sự chênh lệch lớn về lợi ích hoạt động thương mại quốc tế trên toàn cầu. Kinh tế thế giới càng phát triển thì hố sâu ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước trên phạm vi toàn cầu ngày càng sâu hơn.

Thứ hai, văn hóa vừa là sản phẩm sáng tạo của con người, vừa là môi trường nhân tạo để nuôi dưỡng đời sống vật chất và tinh thần của con người. Cùng với thiên nhiên thứ nhất do tạo hóa tạo nên, văn hóa trở thành môi trường sống của con người, văn hóa được nhìn nhận là động lực của sự tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, dưới sự tác động của toàn cầu hóa, những sản phẩm độc hại phi văn hóa bằng nhiều con đường, nhất là qua internet, các phương tiện truyền thông sẽ tác động trực tiếp liên tục với cường độ cao đến lối sống, nếp sống của con người, tạo sức ép, gây nhiều khó khăn, phức tạp cho việc bảo vệ và phát huy văn hoá dân tộc cho con người. Sự gia tăng của các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, tội phạm nguy hiểm, côn đồ, băng nhóm… chưa được ngăn chặn hiệu quả, môi trường xã hội chưa lành mạnh, sức khoẻ sinh sản, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong con người sẽ còn diễn biến phức tạp, ở mức báo động... đã, đang và sẽ tác động xấu đến con người. Xu hướng “thương mại hóa”, chạy theo thị hiếu thấp kém trong một bộ phận báo chí, xuất bản, hoạt động văn hóa nghệ thuật chưa được ngăn chặn có hiệu quả, đã làm giảm sút, hạ thấp các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ của văn hóa. Tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu về đời sống văn hóa - tinh thần ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc

thiểu số và vùng căn cứ cách mạng trước đây vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả. Khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, khu vực, tầng lớp xã hội tiếp tục mở rộng.

Thứ ba, thách thức lớn nhất trong giai đoạn này là sự phát triển tư duy, trí tuệ con người để đạt tới những đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật và công nghệ cũng như trình độ quản lý. Trước kia, nền kinh tế vật chất, dựa chủ yếu trên cơ sở sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất, chế biến, phân phối, sử dụng sản phẩm vật chất làm nền tảng, khi bước sang nền kinh tế tri thức, trong đó việc sản xuất, truyền tải, sử dụng tri thức chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế. Từ nay các giá trị kinh tế lớn nhất đuợc làm ra không phải trong khu vực trực tiếp sản xuất của cải vật chất mà trong khu vực khoa học, kỹ thụật, dịch vụ. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên và của cải vật chất sẵn có ngày càng giảm so với tiềm năng trí tuệ, tinh thần, văn hoá.

Người Việt Nam chúng ta được đánh giá là thông minh, hiếu học, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu. Đó là những đức tính hết sức quý báu của dân tộc ta. Tuy nhiên, động lực hàng đầu để thúc đẩy xã hội tri thức phát triển là tư duy tưởng tượng sáng tạo. Nếu mỗi công dân đều biết cách tư duy, sáng tạo thì đó sẽ là động lực phát triển của một đất nước. Điều này đang đặt ra thách thức không nhỏ với con người Việt Nam hiện nay. Đúng như C.Mác đã khẳng định: “Con nhện làm những động tác giống như động tác của người thợ dệt, và bằng việc xây dựng những ngăn tổ sáp của mình, con ong còn làm một số nhà kiến trúc phải hổ thẹn. Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng chúng ở trong đầu óc của mình rồi. Cuối quá trình lao động, người lao động thu được cái kết quả mà họ đã hình dung ngay từ đầu quá trình ấy, tức là đã có trong ý niệm

cấp; trong những cái do tự nhiên cung cấp, con người cũng đồng thời thực hiện cái mục đích tự giác của mình, mục đích ấy quyết định phương thức hành động của họ giống như một quy luật mà bắt ý chí của họ phải phục tùng nó. Và sự phục tùng ấy không phải là một hành vi đơn nhất” [45, tr.266-267]. Đây chính là đặc trưng cho cách làm việc của con người, mọi thứ do con người làm ra đều chỉ là hiện thực hóa tư duy của con người, mọi hành vi của con người đều chỉ là sự thể hiện ra bên ngoài suy nghĩ của con người mà thôi. Có thể nhận xét rằng sản phẩm của anh tinh tế thế nào thì tư duy của anh tinh tế thế ấy nhưng điều ngược lại thì không chắc đúng. Vì vậy, phát triển tư duy là điều kiện cho sự phát triển kinh tế, nhưng trong tư duy của con người thì cần ưu tiên phát triển tư duy, sáng tạo. Con người chỉ có thể phát triển bằng cách làm ra một cái gì đó ít nhất là khác với hiện tại và quá khứ - làm ra một cái mới. Những cái mới liên tiếp nhau sẽ tạo ra sự phát triển. Mà cái mới chỉ có thể xuất hiện trước hết trong đầu óc sáng tạo mà thôi. Sáng tạo không chỉ là khả năng con người hình dung ra những điều không có thật, nó còn là nguồn mạch của tất cả phát minh đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa thì việc có năng lực sáng tạo phát minh ra được những công nghệ tiên tiến, ưu

Một phần của tài liệu Phát triển con người trong bối cảnh tòan cầu hóa ở Việt Nam hiện nay (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)