Bảng 4.14: Đặc tính VSV của sản phẩm compost sau 30 ngày

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm ủ phân lợn bằng phương pháp compost hiếu khí và bước đầu ứng dụng xử lý xác cá tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại xuyên- Phú xuyên- Hà nội (Trang 65)

Lô 1 Lô 2

1.Nhóm vi khuẩn ưa nhiệt ôn hòa. CFU/g

-Tổng số vi khuẩn hiếu khí. 1.71.105 1.65.105

-Tổng số vi khuẩn hiếu khí sinh nha bào. 2.43.102 2.45.102

2. Nhóm vi khuẩn chịu nhiệt

-Tổng số vi khuẩn hiếu khí 2.81.104 2.79.104

-Tổng số vi khuẩn hiếu khí sinh nha bào 1.20.103 1.23.103

3. Coliform <102 <102

4. E.coli 3MPN 3MPN

5. Salmonella Định tính - -

So sánh đặc tính VSV của nguyên liệu ban đầu và sản phẩm compost, giữa 2 lô thí nghiệm qua bảng 4.13 và 4.14 tôi thấy:

Tổng số vi khuẩn hiếu khí của hỗn hợp nguyên liệu ban đầu: 2.49.109,

của sản phẩm compost: 1.71.105 (ở lô 1), 1.65.105 (ở lô 2). Nguyên nhân chính dẫn tới kết quả này là trong quá trình compost một lượng lớn vi khuẩn hiếu khí ôn hòa có nhiệt độ sống thích hợp từ 20- 45oC đã bị tiêu diệt, bởi đỉnh nhiệt của quá trình compost là 74.4oC.

Tổng số vi khuẩn hiếu khí sinh nha bào của hỗn hợp ban đầu: 3.16.105. Sau 30 ngày ủ, số lượng vi khuẩn hiếu khí sinh nha bào đã giảm ở 2 lô thí nghiệm: 1.20.103 (lô 1), 1.23.103 (lô 2). Đó là do các vi khuẩn hiếu khí sinh nha bào có khả năng tạo nha bào trong điều kiện bất lợi để tăng sức đề kháng với môi trường và tăng tỉ lệ sống sót khi nhiệt độ đống ủ tăng cao.

Nhóm vi khuẩn chịu nhiệt.

Tổng số vi khuẩn hiếu khí của sản phẩm compost ở lô 1, 2 lần lượt:

2.81.104, 2.79.104. Mức giảm này thấp hơn hẳn so với tổng số vi khuẩn hiếu khí ưa nhiệt ôn hòa. Kết quả này là do vi khuẩn chịu nhiệt có ngưỡng chịu nhiệt cao hơn so với vi khuẩn ưa nhiệt ôn hòa. Ngưỡng chịu nhiệt của vi khuẩn chịu nhiệt: 50- 70oC so với ngưỡng chịu nhiệt của vi khuẩn ưa nhiệt ôn hòa: 20- 45oC.

Tổng số vi khuẩn hiếu khí sinh nha bào của lô 1 và lô 2 của sản phẩm compost giảm so với hỗn hợp nguyên liệu ban đầu lần lượt: 16 và 13 lần. Mức giảm này thấp hơn nhiều so với mức giảm đối với tổng số vi khuẩn hiếu khí ở trên. Giải thích cho kết quả này là do vi khuẩn hiếu khí sinh nha bào có khả năng hình thành nha bào trong điều kiện bất lợi làm tăng tỉ lệ sống sót ở nhiệt độ cao. Đồng thời so sánh mức giảm của vi khuẩn hiếu khí sinh nha bào ở hai nhóm ưa nhiệt ôn hòa và chịu nhiệt ta thấy mức giảm ở nhóm chịu nhiệt thấp hơn nhiều do ngoài có cùng chung đặc điểm tính sinh nha bào trong điều kiện không thuận lợi thì ở nhóm vi khuẩn chịu nhiệt ngưỡng chịu nhiệt cao hơn nên tỉ lệ sống sót khi nhiệt độ compost lên cao

cũng như khả năng nảy mầm từ nha bào trở lại vi khuẩn khi nhiệt độ xuống thấp là lớn hơn.

Qua bảng 4.14 ta thấy: sau khi compost thì sản phẩm compost (sau 30 ngày) đã không còn phát hiện thấy sự có mặt của coliforom, E.coli, Salmonella. Đây là một trong những ưu điểm lớn nhất của compost. Với kết quả này thì các tác nhân gây bệnh cho người và gia súc phổ biến đã không còn được tìm thấy trong sản phẩm của compost và khả năng gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh qua phân lợn đã được hạn chế qua phương pháp ủ phân compost hiếu khí.

Hình 4.6: Sản phẩm compost sau 30 ngày ủ

4.5. XỬ LÝ XÁC CÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP Ủ HIẾU KHÍ VSV

Trong những năm qua, tình hình chăn nuôi cá nước ngọt ở nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ, với số lượng các trang trại, ao, hồ nuôi ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi cá là sự phát triển của các nhà máy xí nghiệp, chúng đã thải ra ngoài môi trường lượng nước thải gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài động vật sống dưới nước như cá, gây chết hàng loạt tại các ao nuôi. Mà điển hình tại các ao nuôi ở Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại xuyên-

Phú xuyên- Hà nội. Đứng trước thực trạng đó chúng tôi đã tiến hành vớt xác cá chết dưới các ao để ủ hiếu khí VSV và bước đầu thu được kết quả khá khả quan.

Hình 4.7: Hình ảnh cá chết do ô nhiễm nguồn nước (TTNC Vịt Đại xuyên)

4.5.1. Sự biến thiên nhiệt độ của 2 lô thí nghiệm ( oC)

Bảng 4.15: Sự biến thiên nhiệt độ bên trong lô thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm ủ phân lợn bằng phương pháp compost hiếu khí và bước đầu ứng dụng xử lý xác cá tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại xuyên- Phú xuyên- Hà nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w