Bảng 4.12: Đặc tính lý hóa của sản phẩm compost sau 30 ngày ủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm ủ phân lợn bằng phương pháp compost hiếu khí và bước đầu ứng dụng xử lý xác cá tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại xuyên- Phú xuyên- Hà nội (Trang 62)

Nitơ tổng số (N) %VCK 2.35 1.97

Cacbon tổng số (C) %VCK 32.24 31.56

Tỷ lệ C: N 13.72 16.02

P2O5 g/kg VCK 4.38 4.41

pH 6.56 6.29

So sánh giá trị pH ở 3 bảng 4.10, 4.11, 4.12 ta thấy giá trị pH của sản phẩm compost sau 30 ngày ủ đã giảm so với nguyên liệu ban đầu. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do sự phát triển của vi khuẩn cùng với sự phân giải của các hợp chất hữu cơ tạo ra axit hữu cơ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình compost là những chất mùn, bao gồm muối humat và axit humic, chúng sẽ làm cho pH giảm xuống. Khi pH giảm có ý nghĩa thúc đẩy quá trình chuyển hóa NH4+ thành NO3- trong điều kiện hiếu khí. Ngược lại, nếu pH tăng lượng NH3 bay hơi, dẫn đến hiện tượng mất nito, gây ô nhiễm môi trường. Do vậy việc làm giảm pH,

giảm NH3 bay hơi, giảm hiện tượng mất nito, giảm hiện trạng ô nhiễm môi trường do các chất thải chăn nuôi gây ra là ưu điểm của quá trình ủ hiếu khí so với yếm khí.

So sánh tỉ lệ nito, cacbon, và tỉ lệ C:N ở 2 bảng 4.10 và 4.11 ta thấy tỉ lệ nito ở sản phẩm compost không giảm là do quá trình compost hạn chế NH3 bay hơi, đồng thời một lượng lớn chất hữu cơ bị phân giải và làm giảm tỉ lệ cacbon, có nghĩa là làm tăng tỉ lệ nito trong sản phẩm. Qua bảng 4.10 và 4.11 ta thấy tỉ lệ C:N của sản phẩm xấp xỉ 12 nằm trong khoảng cho phép 10- 15. Đồng thời tỉ lệ P2O5 thành phần dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng trong sản phẩm compost so với hỗn hợp nguyên liệu ban đầu xấp xỉ nhau. Đây là một trong những cơ sở để chúng ta khẳng định rằng sản phẩm compost là nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng.

4.4. Chỉ tiêu vi sinh vật

4.4.1. Đặc tính VSV của nguyên liệu compost

Nhằm mục đích để chúng ta so sánh và thấy được sự khác nhau về đặc tính vi sinh giữa nguyên liệu ban đầu và sản phẩm sau khi ủ cũng như làm rõ hiệu quả tiêu diệt các tác nhân gây bệnh là vi sinh vật, tôi đã tiến hành phân tích chỉ tiêu vi sinh của nguyên liệu ban đầu và sản phẩm ủ sau 30 ngày.

Bảng 4.13: Đặc tính vi sinh vật của nguyên liệu compost

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm ủ phân lợn bằng phương pháp compost hiếu khí và bước đầu ứng dụng xử lý xác cá tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại xuyên- Phú xuyên- Hà nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w