Regression Statistics Multiple R 0.760322 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 2531.2305 2531.2305 38.3648 1.09E-06 Coefficients Intercept 69.81264 Thời gian -1.06125
Qua bảng 4.6 ta thiết lập phương trình hồi quy tuyến tính giữa thời gian và nhiệt độ như sau:
Y= 69.81264- 1.06125 X
Trong đó: Y là giá trị nhiệt độ của lô 2, X là giá trị thời gian tương ứng, độ tin cậy: 95%.
Hệ số tương quan bội (Multiple) R= 0.760322> 0.75, chứng tỏ đây là một hồi quy tuyến tính, có nghĩa mô hình được chấp nhận. Hệ số tương quan giữa nhiệt độ và thời gian của phương trình trên: b= -1.06125< 0, có nghĩa: thời gian và nhiệt độ có mối tương quan tỉ lệ nghịch với nhau. Mức ý nghĩa Significance F= 1.09.10-6 (< 0.05). Chứng tỏ hồi quy có ý nghĩa thống kê. Phương trình này có ý nghĩa khi áp dụng trong thực tế để dự đoán trước nhiệt độ theo thời gian với độ tin cậy: 95%.
Mối tương quan giữa thời gian và nhiệt độ được minh họa qua đồ thị sau:
Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn đường hồi quy tuyến tính giữa thời gian và nhiệt độ của lô 2.
Các kết quả theo dõi sự tương quan giữa nhiệt độ các lô thí nghiệm với thời gian ủ cho thấy: theo thời gian thì nhiệt độ có xu hướng giảm dần. Điều này có thể giải thích do hàm lượng Oxy trong đống ủ giảm, lượng Nito trong nguyên liệu (chủ yếu là phân) và cacbon (chủ yếu trong trấu) đã bị chuyển hóa làm cho tỉ lệ C:N thay đổi, đồng thời độ ẩm cũng giảm xuống, làm quá trình compost chậm lại. Căn cứ vào nhiệt độ ta đo hàng ngày và độ ẩm kiểm tra ta lựa chọn thời điểm thích hợp để đảo lại, nhằm bổ sung lượng Oxy và điều chỉnh tỉ lệ C:N cũng như độ ẩm sao cho thích hợp để quá trình compst được tiếp tục.
Với những phương trình hồi quy tuyến tính trên, phần nào giúp ta dự đoán được nhiệt của quá trình compost theo thời gian.
4.2. Kết quả xác định độ ẩm
4.2.1. Độ ẩm mẫu nguyên liệu ban đầu
Độ ẩm lý tưởng để quá trình compost diễn ra thuận lợi xấp xỉ 50- 60%. Chính vì vậy tôi đã xác định độ ẩm ban dầu, qua đó tính toán được
lượng nước cần bổ sung vào cho mỗi lô thí nghiệm, để tạo ra hỗn hợp có độ ẩm lý tưởng này.
Bảng 4.7: Độ ẩm mẫu nguyên liệu ban đầu. ST
T
Chỉ tiêu theo dõi Trấu Phân lợn Mùn cưa
1 Khối lượng ban đầu (g) 100 100 100
2 Khối lượng sau khi sấy lần 1 (g) 81.24 42.38 78.15
3 Khối lượng sau khi sấy lần 2 (g) 76.32 28.64 68.17
4 Độ ẩm (%) 23.68 71.36 31.83
Từ bảng 4.7 tôi đã tính toán được tỉ lệ giữa phân và trấu (mùn cưa) cần trộn lần lượt: 4.68: 1 và 5,36: 1, để đạt được tỉ lệ C:N xấp xỉ 30:1 và đồng thời độ ẩm của hỗn hợp này cũng dao động trong khoảng 50- 60%. Như vậy hỗn hỗn ban đầu đã đạt được độ ẩm cần thiết nên ta không cần bổ sung thêm nước.
4.2.2. Kết quả theo dõi độ ẩm của 2 lô thí nghiệm.
Vào các ngày thứ 14 và 29 sau khi đo nhiệt độ tôi thấy nhiệt độ lô thí nghiệm giảm xuống gần tới điểm nhiệt đảo, đồng thời dự đoán tới ngày thứ 15 và 30 nhiệt độ sẽ giảm xuống tới ngưỡng điểm nhiệt cần đảo. Vì vậy tôi đã tiến hành đo độ ẩm để xác định lượng nước cần bổ sung khi đảo để tiếp tục đưa độ ẩm về giá trị lý tưởng cho quá trình compost (50- 60%).
Bảng 4.8. Độ ẩm của các đống ủ theo thời gian