Phương pháp liên hệ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (Trang 52)

Để lượng hóa các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế, chúng ta có nhiều cách liên hệ như liên hệ cân đối, liên hệ tuyến tính, liên hệ phi tuyến tính.

Liên hệ cân đối: cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh: giữa tổng số vốn và tổng số nguồn, nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các quỹ, các loại vốn, giữa nhu cầu và khả năng thanh toán…mối liên hệ vốn có về lượng của các yếu tố…dẫn đến sự cân bằng cả về mức biến động (chênh lệch) giữa các mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào nguyên tắc đó, cũng có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng “tổng số” hoặc “hiệu số” bằng liên hệ cân đối .

Liên hệ trực tuyến: Là mối liên hệ theo hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn, lợi nhuận có quan hệ cùng chiều với giá bán, nhưng lại có quan hệ ngược chiều với giá thành, thuế. Trong mối liên hệ trực tuyến này, theo mức phụ thuộc của các chỉ tiêu có thể chia thành hai loại chủ yếu: liên hệ trực tiếp và liên hệ gián tiếp. Một là liên hệ trực tiếp, là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố và các chỉ tiêu phân tích được xác định mức độ ảnh hưởng một cách trực tiếp không thông qua một chỉ tiêu trung gian nào. Hai là, liên hệ gián tiếp là quan hệ giữa các chỉ tiêu có mức độ phụ thuộc giữa chúng được xác định bằng một hệ số riêng.

Liên hệ phi tuyên tính là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức liên hệ không được xác định theo tỷ lệ và chiều hướng liên hệ luôn biến đổi. Trong trường

hợp này mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích (hàm số) và các nhân tố (biến số) thường có dạng luỹ thừa. Để quy về hàm tuyến tính, người ta dùng các thuật toán khác nhau như: loga, bảng tương quan…

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w