Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (Trang 50)

Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở, qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ tiêu cần phân tích. Tùy theo mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà ta có thể sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp như so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối.

Khi sử dụng phương pháp so sánh cần nắm chắc ba nguyên tắc sau:

Thứ nhất là lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh. Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh cho phù hợp. Các gốc so sánh được các ngân hàng thương mại cổ phần hay lựa chọn là:

+ Tài liệu năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.

+ Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.

+ Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, của ngân hàng nhà nước... như quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ nợ quá hạn, ...

Thứ hai là khi áp dụng phương pháp này cần chú ý điều kiện để so sánh được như: các số liệu cùng phản ánh một nội dung kinh tế, các số liệu phải có cùng một luồng, các số liệu phải được thu thập ở cùng một phạm vi thời gian và cùng một quy

mô không gian.

Thứ ba là khi thực hiện so sánh có thể so sánh bằng số tuyệt đối để thấy sự biến động về khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế, so sánh bằng số tương đối để thấy kết cấu mối quan hệ, tốc độ phát triển; so sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận, hay một tổng thể chung có cùng một tính chất; So sánh bằng mức biến động tương đối; So sánh theo chiều dọc nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế toán-tài chính, nó còn được gọi là phân tích theo chiều dọc; So sánh theo chiều ngang nhằm xác định các tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ trên báo cáo tài chính, còn được gọi là phân tích theo chiều ngang.

Do hoạt động kinh doanh tiền tệ ngân hàng có tính lịch sử nên trong phân tích hoạt động tài chính sử dụng rất nhiều phương pháp so sánh, chủ yếu là so sánh theo quy mô và tốc độ.

So sánh quy mô = Kỳ phân tích - Kỳ gốc Tốc độ = (So sánh quy mô)/ Kỳ gốc

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích nói chung và trong phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng nhằm đánh giá thực trạng, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w