Trong phân tích tài chính người ta thường vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ.
Phân tích báo cáo tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị doanh nghiệp. Điều đó không chỉ được thể hiện ở chỗ: có thể đánh giá
hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện. Đồng thời đánh giá đầy đủ và khách quan những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đề ra được hệ thống các biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ở các kỳ kinh doanh tiếp theo.
1.3. Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thương mại
Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các ngân hàng thương mại cổ phần cũng tương tự như phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do những đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng mà nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn ngân hàng thường gắn với mảng hoạt động như công tác huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động đầu tư và kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng, dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh, thanh toán trong nước, công tác phát triển sản phẩm...
Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần đa dạng và mang tính đặc thù hơn so với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có thể khái quát nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các ngân hàng thương mại cổ phần như sau:
1.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ tài sản
Số vòng quay của tài sản: Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận động không ngừng, để đẩy mạnh tăng doanh thu, là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Số vòng quay của tài sản có thể xác định bằng công thức (1.1):
Số vòng quay của tài sản = Tổng doanh thu thuần
Tài sản bình quân
(Nguồn: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học KTQD Tr.246)
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ tài sản vận động chậm làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm.
Tuy nhiên, chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong các doanh nghiệp.
Sức sinh lời của tài sản: Khả năngtạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được tính như sau:
Sức sinh lời của tài sản = Lợi nhuận sau thuế (1.2) Tài sản bình quân
(Nguồn: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học KTQD Tr.247)
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 1 đồng tài sản thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp, mà đặc biệt là trong ngân hàng thương mại, vốn có thể được chia thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là nguồn vốn chủ yếu để hình thành nên tài sản cố định, nên phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định thực chất là đi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) được thể hiện ở chỉ sau: Tỷ suất sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận sau thuế (1.3)
TSCĐ bình quân
(Nguồn: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học KTQD Tr.255)
Trong công thức trên, TSCĐ là tổng giá trị tài sản cố định sau khi đã trừ đi phần hao mòn tài sản cố định tích lũy đến thời điểm lập báo cáo. Ngoài ra, trong những điều kiện nhất định còn có thể được cộng thêm những chi phí xây dựng dở dang. TSCĐ bình quân là giá trị trung bình giữa TSCĐ đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản cố định biểu hiện một đồng tài sản cố định trong kỳ sản xuất ra bình quân bao nhiều đồng lãi. Chỉ tiêu này thể hiện trình độ sử dụng tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lợi của tài sản cố định. Tại các ngân hàng thương mại hiện nay, khi phân tích bất cứ chỉ tiêu nào liên quan đến lợi nhuận sau thuế đều sử dụng chỉ tiêu lãi ròng để thay thế, thực chất quan điểm này không làm thay đổi bản chất kết quả phân tích mà chỉ nhằm phù hợp với thông lệ và các tài liệu quốc tế.
tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng chính là đi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Ta có thể phân tích chỉ tiêu sau:
Tỷ suất sinh lời của TSLĐ = Lợi nhuận sau thuế (1.4) TSLĐ bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng tốt.
1.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trên góc độ nguồn vốn
Xét trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn quản trị kinh doanh, các nhà kinh tế cũng như các nhà quản trị hoạt động kinh doanh thực tế ở các doanh nghiệp và các nhà tài trợ khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đều quan tâm trước hết đến việc tính toán đánh giá chỉ tiêu chung phản ánh doanh lợi của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh lợi có thể được đánh giá theo hai cách: Doanh lợi trên toàn bộ vốn kinh doanh bao gồm cả vốn tự có và vốn đi vay và chỉ tiêu doanh lợi trên cơ sở tính cho vốn tự có của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này được coi là các chỉ tiêu phản ánh sức sinh lời của số vốn kinh doanh, khẳng định mức độ đạt hiệu quả kinh doanh của toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp sử dụng nói chung cũng như hiệu quả sử dụng riêng vốn tự có của doanh nghiệp nói riêng.
Trong quản lý quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ đánh giá được chất lượng hoạt động kinh doanh, dự báo các khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tiết kiệm vốn.
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn. Đó chính là sự tối thiểu hoá số vốn cần sử dụng và tối đa hoá kết quả thu được hay nói cách khác là khối lượng nhiệm vụ kinh doanh trong giới hạn về nguồn lực đầu vào.
Thực ra, muốn có các yếu tố đầu vào doanh nghiệp cần có vốn kinh doanh, nếu thiếu vốn mọi hoạt động của doanh nghiệp hoặc đình trệ hoặc kém hiệu quả. Do đó các nhà kinh tế cho rằng chỉ tiêu sử dụng vốn là một chỉ tiêu hiệu quả kinh
doanh tổng hợp. Chỉ tiêu này đã được xác định thông qua công thức được coi là để đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn và từng bộ phận vốn của doanh nghiệp.
Trước tiên, cần xem xét hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu sau:
Sức sinh lời của nguồn vốn = Lợi nhuận sau thuế (1.5) Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn bỏ ra thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng nguồn vốn nói chung của doanh nghiệp là tốt.
Ngoài ra, cũng cần quan tâm tới chỉ tiêu số vòng quay của nguồn vốn:
Số vòng quay của vốn = Doanh thu thuần (1.6)
Tổng vốn bình quân
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn đang được sử dụng tốt, quay vòng nhanh, góp phần tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Nguồn vốn trong một doanh nghiệp nói chung được hình thành chủ yếu trên cơ sở vốn chủ sở hữu và vốn vay, chính vì vậy khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn cần phải phân tích chi tiết hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong doanh nghiệp.
1.3.2.1.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Các nhà đầu tư thường coi trọng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận so với vốn mà họ bỏ ra đầu tư, với mục đich tăng cường kiểm soát và bảo tồn vốn phát triển.
Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ta thường sử dụng chỉ tiêu sau:
Sức sinh lời của VCSH = Lợi nhuận sau thuế VCSH bình quân
(Nguồn: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học KTQD Tr.266)
Trị số chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng cao và ngược lại. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể viết theo cách khác như sau:
của VCSH bình quân thuần sau thuế VCSH bình quân Tài sản bình quân Doanh thu thuần
(Nguồn: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học KTQD Tr.267)
Hay: Sức sinh lời của VCSH = Hệ số tài sản so với VCSH x Số vòng quay của tài sản x Sức sinh lời của doanh thu
thuần
(1.9)
(Nguồn: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học KTQD Tr.267)
Nhìn vào quan hệ trên ta thấy muốn cải thiện khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể tác động vào 3 nhân tố hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu, số vòng quay của tài sản và sức sinh lời của doanh thu thuần. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng nhân tố góp phần tăng sức sinh lời của vốn chủ sở hữu.
1.3.2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay
Tiền vay của doanh nghiệp bao gồm vay ngắn hạn và vay dài hạn. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay là căn cứ để các nhà quản trị kinh doanh đưa ra quyết định có cần vay thêm tiền để đầu tư cho hoạt động kinh doanh hay không, nhằm góp phần bảo đảm và phát triển vốn của doanh nghiệp. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay ta thường xác định chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay trong kỳ.
Khả năng thanh toán lãi vay:
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay (1.10) Chi phí lãi vay
(Nguồn: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học KTQD Tr.272)
Chỉ tiêu này phản ánh độ an toàn, khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao khả năng sinh lợi của vốn vay càng tốt, đó là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư vào hoạt động kinh doanh.
Sức sinh lời của nguồn vốn:
Sức sinh lời của nguồn vốn = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay (1.11) Tổng nguồn vốn bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp sử dụng 1 đồng nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế và chi phí lãi vay. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng nguồn vốn tốt.
1.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trên góc độ chi phí
Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí thường dùng chỉ tiêu sau: Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước
thuế so với tổng chi phí =
Lợi nhuận trước thuế Tổng chi phí
(Nguồn: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học KTQD Tr.274)
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100đ chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi phí chi ra trong kỳ.
1.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn theo các lĩnh vực hoạt động
Ngân hàng hoạt động kinh doanh trên nhiều mảng khác nhau, mỗi hoạt động có những chỉ tiêu phân tích riêng. Đó có thể là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư đổi mới công nghệ hoặc trang thiết bị ở từng bộ phận; hiệu quả ở từng bộ phận quản trị; hiệu quả của từng quyết định sản xuất kinh doanh…Tùy theo từng hoạt động cụ thể có thể xây dựng hệ thống chỉ tiêu và tiến hành quá trình đánh giá thích hợp. Trong các ngân hàng, cần phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các bộ phận hoạt động: bộ phân huy động vốn, hoạt động đầu tư vốn, phân tích khả năng sinh lời, phân tích việc chấp hành chế độ chính sách.
Thứ nhất, tốc độ huy động vốn: Các ngân hàng TMCP tiến hành phân tích tốc độ huy động vốn qua các năm, đánh giá tốc độ so với chỉ tiêu kế hoạch; hoặc tiến hành phân tích chi tiết trên các mảng huy động như: dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, hoặc huy động khác…Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng tiến hành phân tích cơ cấu huy động nhằm đánh giá tính an toàn và ổn định trong nguồn vốn huy động.
tài chính của ngân hàng. Tốc độ đầu tư vốn cũng được đánh giá theo khía cạnh biến động về quy mô và tốc độ tăng qua các năm; hoặc so sánh với chỉ tiêu kế hoạch. Tốc độ đầu tư còn được phân tích chi tiết trên các mảng như: đầu tư vốn theo loại hình doanh nghiệp; đầu tư vốn theo ngành kinh tế.
Thứ ba, phân tích tình hình thực hiện chế độ chính sách trong hoạt động kinh doanh: thực chất, đây cũng chính là phân tích hiệu quả xã hội đồng thời với hiệu quả kinh tế của hoạt động ngân hàng, công tác phân tích được thực hiện trên các mảng như: phân tích an toàn trong sử dụng vốn qua việc phân tích tỷ lệ nợ quá hạn, tình hình trích lập dự phòng tài chính, thực hiện bảo hiểm tiền gửi…
Tuy sử dụng các loại chỉ tiêu khác nhau, nhưng mục đích chung của công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn theo lĩnh vực hoạt động là nhằm đánh giá hoạt động cụ thể của từng bộ phận. Việc phân tích nhằm giúp cho các đối tượng sử dụng kết quả phân tích đưa ra quyết định quản trị đúng đắn cho từng bộ phận hay lĩnh vực hoạt động đó.
1.4. Tổ chức phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động...
1.4.1. Công tác chuẩn bị phân tích
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn được các ngân hàng TMCP tiến hành nhằm mục đích đánh giá thực trạng kinh doanh, kết quả hoạt động giữa kỳ này với kỳ trước, từ đó đề xuất biện pháp thực hiện cho kỳ sau để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Để chuẩn bị cho công cuộc phân tích, các ngân hàng mới tiến hành tập hợp số liệu kế toán từ các chi nhánh, tiến hành phân tích dữ liệu trên EXCEL, tuy nhiên cũng chỉ ở mức độ là tổng hợp thu nhập và chi phí của từng bộ phận (có thể theo phòng ban hoặc chi nhánh), tính ra thu nhập còn lại cho từng đơn vị trên cơ sở đó đánh giá và có kế hoạch trong thời gian tới. Trong tương lai, việc mua thêm phần mềm phân tích kế toán đã được ngân hàng đặt ra, tuy nhiên mới có rất ít ngân
hàng TMCP tiến hành việc này. Như vậy, công tác chuẩn bị phân tích của các ngân hàng TMCP còn rất sơ sài thậm chí mang nặng tính thủ công và đơn giản. Cơ sở số liệu phân tích là các báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính của ngân hàng