Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (Trang 64)

Ngân hàng TMCP Quân đội ra đời và hoạt động trong bối cảnh đất nuớc ta đang trong quá trình đổi mới. Cuối năm 1989, những tiến bộ trong nền kinh tế cho phép Việt Nam đưa ra những chính sách và mô hình ngân hàng thích hợp với cơ chế thị truờng trong nền kinh tế nhiều thành phần. Nhà nuớc chủ truơng cải thiện hệ thống Ngân hàng thành hai cấp trong đó cấp quản lý Nhà nuớc do NHNN đảm nhận, cấp kinh doanh do các NHTM đảm nhận tạo ra một sức sống mới cho Ngân hàng. Các NHTM hoạt động với mục đích lợi nhuận không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh cũng như đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng. Từ chủ trương phải xây dựng một định chế tài chính phát triển của các doanh nghiệp quân đội, ý tưởng thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội đã được hình thành.

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Military Commercial Joint Stock Bank, được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0054/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 14 tháng 9 năm 1994 và Quyết định số 00374/GP-UB của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

Sau 18 tháng tích cực chuẩn bị, ngày 04/11/1994, Ngân hàng TMCP Quân đội chính thức đi vào hoạt động tại trụ sở số 28 Điện Biên Phủ - Hà Nội chỉ với 25 cán bộ nhân viên. Vốn điều lệ ban đầu của Ngân hàng TMCP Quân đội khi thành lập vào năm 1994 là 20 tỷ đồng và được bổ sung theo từng thời kỳ theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

Ngân hàng TMCP Quân đội đã có những bước phát triển ổn định cả về quy mô phạm vi hoạt động, năng lực tài chính... Từ một Ngân hàng chưa có tên tuổi trên địa bàn Hà Nội cũng như cả nuớc, đến nay, Ngân hàng TMCP Quân đội đã đánh dấu một giai đoạn mới với những thành công mới, vững vàng ở vị trí là một trong 5 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng TMCP Quân đội không ngừng đổi mới để phù hợp với thị trường.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc tập trung như sơ đồ 2:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân hàng có quyền quyết định về chiến lược phát triển của ngân hàng và bầu ra Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông tiến hành định kỳ hàng năm hoặc có thể tổ chức bất thường giữa hai kỳ đại hội thường niên. Đại hội đồng cổ đông do cổ đông của ngân hàng bầu ra và hoạt động theo nhiệm kỳ.

Hội đồng Quản trị là cơ quan Quản trị Ngân hàng; có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông. Số thành viên của Hội đồng Quản trị đặc trưng theo từng ngân hàng, tùy thuộc quy mô và cách thức hoạt động của từng ngân hàng.

Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng.

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đội 138 CHI NHÁNH VÀ CÁC PHÒNG GIAO DỊCH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN ĐIỀU HÀNH BAN KIỂM SOÁT

CƠ QUAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ CÁC UỶ BAN

CAO CẤP

VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CƠ QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

KHỐI QUẢN TRỊ RỦI RO KHỐI

KIỂM SOÁT NỘI BỘ

HỖ TRỢ KINH DOANH KINH DOANH QUẢN LÝ HỆ THỐNG KHỐI HỖ TRỢ KINH DOANH KHỐI HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHỐI QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI VÀ KÊNH PHÂN PHỐI

KHỐI TREASURY KHỐI DN LỚN VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TC KHỐI DN VỪA VÀ NHỎ KHỐI KHÁCH HÀNG CA NHÂN

KHỐI ĐẦU TƯ PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG PHÁP CHẾ PHÒNG TRUYỀN THÔNG KHỐI TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TRUNG TÂM CÔNG

NGHỆ THÔNG TIN KHỐI TỔ CHỨC NHÂN SỰ

PHÒNG CHÍNH TRỊ

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Ban điều hành thực chất là ban tổng giám đốc gồm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và bộ phận trợ lý cho ban tổng giám đốc. Ban điều hành thực hiện việc điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo đúng chiến lược kinh doanh của hội đồng quản trị cũng như tuân thủ theo pháp luật và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước.

Các khối chức năng thực hiện các công việc kinh doanh thuộc nghiệp vụ ngân hàng (Khối Treasury, khối doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, khối khách hàng cá nhân, khối đầu tư,...) và các bộ phận hỗ trợ hoạt động kinh doanh (khối hỗ trợ kinh doanh, khối hành chính và quản lý chất lượng, khối quản lý mạng lưới và kênh phân phối) và quản lý hệ thống (khối tài chính kế toán, khối tổ chức nhân sự, trung tâm công nghệ thông tin, phòng truyền thông,...).

Các chi nhánh được thành lập ở các tỉnh hoặc địa phương thích hợp và hoạt động trên hầu hết các mảng mà Hội sở ngân hàng thực hiện, tuy nhiên có thể hoạt động với một quy mô nhỏ hơn.

2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động...

2.2.1. Phân tích khái quát hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

2.2.1.1.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn trên góc độ tài sản

Tỷ suất sinh lời của tài sản phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của ngân hàng và là cơ sở để những người cho vay (dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng...)cân nhắc xem liệu ngân hàng có thể tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ không. Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời của tài sản còn làm cơ sở để chủ sở hữu đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và ra quyết định huy động vốn.

Tỷ suất sinh lời của tài sản giúp ta xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản có. Hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng TMCP Quân đội từ năm 2008-2010 được thể hiện ở bảng số liệu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.1: Hiệu quả sử dụng tài sản của Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2008-2010

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009

Số tiền So với

2009 Số tiền So với 2008

Tài sản bình quân 68.707,480 155,71% 44.125,075 152,74%

Doanh thu thuần 4.088,200 154,07% 2.653,511 161,99%

Lợi nhuận sau thuế

(LNST) 1.745,170 148,69% 1.173,727 168,59%

Sức sinh lời của tài

sản (ROA) 2,54 95,49% 2,66 110,37%

Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần

16,806 101,07% 16,629 94,30%

Suất hao phí của tài

sản so với LNST 39,37 104,74% 37,59 90,60%

Số vòng quay của tài

sản 0,0595 99,17% 0,0600 105,82%

Hệ số sinh lời của

doanh thu thuần 0,427 96,61% 0,442 104%

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2008-2010)

Thông qua số liệu trên ta thấy tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2009 tăng hơn nhiều so với năm 2008, từ 2,41 lên 2,66 nhưng sang năm 2010 thì tỷ lệ này có giảm xuống đạt 2,54. Sở dĩ như vậy vì :

Lợi nhuận sau thuế cuối năm 2009 đạt 1.173,727 tỷ đồng , bằng 168,59% kết quả đạt được cùng kỳ năm 2008 (tăng 477,522 tỷ đồng). Đến cuối năm 2010 chỉ tiêu này đạt 1.745,170 tỷ đồng (tăng 571,443 tỷ đồng) đạt 148,69% kết quả của năm 2009.

Tài sản bình quân tăng đều từ năm 2008 đến 2010: Năm 2009 tài sản bình quân đạt 44.125,075 tỷ đồng, bằng 152,74% tài sản bình quân của năm 2008. Trong khi đó năm 2010 tài sản bình quân đã tăng lên mức 68.707,480 tỷ đồng, tăng

24.582,405 tỷ đồng so với năm 2009 (tương ứng đạt 155,71% kết quả năm 2009). Mặt khác, dựa vào mô hình tài chính Dupont ta có thể nhận thấy sự thay đổi về sức sinh lời của tài sản qua các năm từ 2008 đến 2010 là do hai yếu tố hệ số sinh lời của thu nhập thuần và số vòng quay của tài sản.

Hệ số sinh lời của doanh thu thuần cho thấy khả năng công ty tiết kiệm chi phí so với doanh thu, do lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí. Hệ số sinh lời của doanh thu thuần cao có nghĩa là công ty có tỷ lệ tăng chi phí thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu hoặc ngược lại tỷ lệ tăng chi phí lớn hơn tỷ lệ giảm doanh thu.Tuy nhiên, khi phân tích tỷ suất này cần thận trọng, vì việc tăng Hệ số sinh lời của doanh thu thuần có thể mang lại từ những chính sách không tốt như việc giảm chi phí khấu hao do giảm đầu tư máy móc thiết bị hoặc giảm tỷ lệ khấu hao, giảm chi phí quảng cáo có khả năng ảnh hưởng đến doanh thu tương lai.

Hệ số sinh lời của thu nhập thuần trong vòng 3 năm 2008-2010 nhìn chung không thay đổi nhiều. Năm 2009 đạt 0,442, tăng 4% so với năm 2008. Năm 2010 tỷ lệ này giảm đi chỉ còn 0,427 (bằng 96,61% của năm 2009). Bằng phương pháp số chên lệch ta có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của hệ số sinh lời của thu nhập thuần năm 2009 tăng 0,017 so với năm 2008 đã làm cho ROA tăng 0,102%. Năm 2010 chỉ tiêu hệ số sinh lời của thu nhập thuần giảm 0,015 khiến cho ROA giảm 0,08925%.

Số vòng quay của tài sản phản ánh hiệu quả của việc sử dụng tài sản. Hệ số vòng quay tài sản cao thể hiện công ty có thể tạo ra được nhiều doanh thu hơn trên 01 đồng vốn đầu tư, chứng tỏ sức sản xuất của tài sản càng nhanh, đó là nhân tố để tăng sức sinh lời của tài sản. Song số vòng quay của tài sản tại Ngân hàng TMCP Quân đội trong 3 năm liền gần như biến đổi rất ít. Cụ thể là năm 2008 đạt 0,0567, đến năm 2009 đạt 0,0600 và năm 2010 đạt 0,0595. Sở dĩ như vậy vì tài sản bình quân thì tăng nhanh và đều qua các năm trong khi doanh thu thuần tăng nhanh nhưng tốc độ tăng không đều. Năm 2009 doanh thu thuần đạt 2.653,511 tỷ đồng (tương ứng 161,99% năm 2008), nhưng đến năm 2010 chỉ tiêu này là 4.088,200 tỷ đồng chỉ bằng 154,07% năm 2009, như vậy tốc độ tăng đã chững lại. Đây chính là

nguyên nhân khiến số vòng quay của tài sản trong các năm 2008-2010 không có nhiều thay đổi.

Năm 2009 số vòng quay của tài sản tăng 0,0033 so với năm 2008, điều này làm cho ROA năm 2009 tăng 0,14025% so với năm 2008.

Đến cuối năm 2010, số vòng quay của tài sản đã giảm 0,0005 khiến cho ROA năm 2010 cũng giảm đi một lượng là 0,0221% so với năm 2009. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài sản cố định

Trong tổng tài sản, tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng không nhỏ do vậy hiệu quả của tài sản cố định cũng góp phần quyết định hiệu quả của tài sản. Khi phân tích hiệu quả của tài sản cố định ta thường phân tích tình hình biến động của tài sản cố định bởi vì sự biến động của tài sản đã tác động mạnh đến hiệu quả kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, khi phân tích thường sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tái sản cố định. Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra một đồng lợi nhuận của một đồng tài sản cố định:

Tỷ suất sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận sau thuế (LNST) Tài sản cố định bình quân (TSCĐ)

Bảng 2.2: Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định

Đơn vị: tỷ đồng CHỈ TIÊU 2010 2009 2008 2010 so với 2009 2009 so với 2008 LNST 1.745,170 1.173,727 696,205 571,443 48,69% 477,522 68,59% TSCĐ 1.224 623 629 601 96,47% -6 -0,95% Tỷ suất sinh lời TSCĐ 142,6% 188,4% 110,7% -45,8% -24,31% 77,7% 70,189%

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2008-2010)

Quan sát đồ thị 2.1 dưới đây ta sẽ thấy, tỷ suất sinh lời của TSCĐ năm 2009 có chiều hướng tăng lên có nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản cố định của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội có chiều hướng tăng, nhưng đến năm 2010 lại có chiều hướng giảm. Cụ thể:

Năm 2008, tỷ suất này là 1,107 tức là một đồng tài sản cố định được đầu tư sẽ sinh ra 1,107 đồng lợi nhuận.

Năm 2009, tỷ suất sinh lời của tài sản cố định tăng lên 1,884, tức là một đồng tài sản cố đinh đầu tư năm 2009 đã tạo ra 1,884 đồng lợi nhuận, tăng 0,777 đồng so với năm trước tương đương 70,189%. Như vậy, trong năm 2009 ngân hàng TMCP Quân đội đã có những bước tiến đáng kể trong sử dụng tài sản cố định, thực sự phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Song đến năm 2010, tỷ suất sinh lời của tài sản cố định giảm xuống còn 1,426 tức là một đồng tài sản cố đinh đầu tư năm 2010 chỉ tạo ra 1,426 đồng lợi nhuận, đã giảm 0,458 đồng so với năm 2009, tương đương 24,31%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do năm 2010 Ngân hàng TMCP Quân đội đã mở rộng mạng lưới, phát triển thêm 25 điểm giao dịch, tài sản cố định cũng vì thế mà tăng mạnh so với năm 2009.

Đồ thị 2.1: Tỷ suất sinh lời của TSCĐ tại Ngân hàng TMCP Quân đội qua các năm 2008-2010

Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định tại ngân hàng TMCP Quân đội cao là do đặc trưng của ngành ngân hàng hoạt động chủ yếu dựa trên mảng dịch vụ, thu lãi tiền gửi nên TSCĐ đầu tư chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với tài sản lưu động (TSLĐ) trong tổng tài sản. Bản chất, tài sản cố định trong ngân hàng chỉ là tài sản

không sinh lời trừ trường hợp đặc biệt đó là đầu tư phần mềm quản lý, công nghệ thông tin thì mới có khả năng sinh lời.

Tài sản lưu động

Tỷ suất sinh lời

của TSLĐ =

Lợi nhuận sau thuế Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của một đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả nguồn vốn lưu động và ngược lại.

Bảng 2.3: Tỷ suất sinh lời của tài sản lưu động tại ngân hàng TMCP Quân đội năm 2008-2010

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2009 2008 2010 so với 2009 2009 so với 2008

LNST 1.745,170 1.173,727 696,205 571,443 48,69% 477,522 68,59%

TSLĐ 108.399 68.385 43.717 40.014 58,51% 24.668 56,43%

Tỷ suất sinh

lời TSLĐ 1,61% 1,72% 1,59% -0,11% -6,40% 0,13% 8,18%

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2008-2010)

Từ bảng phân tích và đồ thị 2.2 ta thấy:

Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động là rất cao và tăng lên qua các năm 2008- 2010. Chứng tỏ vốn lưu động của ngân hàng TMCP Quân đội đã được sử dụng hiệu quả. Cụ thể:

Năm 2008, tỷ suất sinh lời của vốn lưu động là 0,0159, tức là một đồng vốn lưu động bỏ ra đã tạo ra 0,0159 đồng lãi. Năm 2009, suất sinh lời này là 0,0172 cho thấy vốn lưu động đã được sử dụng hiệu quả hơn và tăng 8,18% so với năm 2008. Điều đó cho thấy, nỗ lực của ngân hàng trong kinh doanh nhằm phát huy hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Mặt khác, do đặc điểm kinh doanh tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nên thực chất hiệu quả sử dụng vốn lưu động mới có ý nghĩa, vốn lưu động mới thực sự là tài sản có sinh lời. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng qua các năm 2008, 2009 là một yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả này rất quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư

cũng như đối tác trong cung cấp hạn mức tín dụng cho ngân hàng TMCP Quân đội.

Đồ thị 2.2: Tỷ suất sinh lời của tài sản lưu động tại Ngân hàng TMCP Quân đội năm 2008-2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hơn nữa, thực tế cũng cho thấy, tỷ lệ sinh lời của tài sản lưu động tăng lên

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (Trang 64)