I. Tia sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém I Tia sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn
562. Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của một gương cầu lõm và cách tiêu điểm chính 6cm cho ảnh ảo cách tiêu điểm chính 24cm Tính bán kính của gương: A 12cmB 18cm C 24cmD 30cm
563.
Đổ nước có chiết suất 3 4
vào trong một cái chậu rồi thả nổi trên mặt nước một đĩa tròn bán kính R. Tại tâm O của đĩa, về phía dưới đáy chậu có một cái kim vuông góc với mặt đĩa, ta chỉ trông rõ đầu kim khi kim có chiều dài ít nhất là bao nhiêu?
A. R B. 3 7 R C. 3 2R D. 2R.
564. Với quy ước về dấu của các đại lượng khi nói về công thức thấu kính, d và d’ là khoảng cách từ thấu kính đến vật và đến ảnh, khoảng cách giữa vật thật và ảnh ảo của nó cho bởi thấu kính hội tụ là L ( L > 0) thì
A. d + d’ = L B. d + d’= -L C. d -d’ = L D. d’ -d = L
565. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mắt?
A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc để ảnh của vật hiện rõ nét trên võng mạc.
B. Mắt không có tật là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trên võng mạc. C. Mắt cận thị là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước võng mạc. D. Mắt viễn thị nhìn rõ vật ở rất xa nhưng phải điều tiết.
2008
566. Khi ngắm chừng vô cực, độ bội giác của kính lúp
A. phụ thuộc khoảng cách từ mắt đến kính. B. giảm khi tiêu cự của kính lúp giảm. C. có độ lớn không đổi bất chấp vị trí đặt mắt. D. tăng khi mắt đặt sát kính.
567. Một quan sát viên có mắt bình thường, khoảng cực cận Đ = 24cm dùng một kính lúp có ghi X5, để quan sát vật nhỏ. Vật ở trước kính 4,5cm. Độ bội giác của ảnh là 5. Tính khoảng cách từ mắt đến kính.
A. 5cm B. 3cm C. 2cm D. 1cm
568. Đối với gương cầu lõm, ảnh của một vật thật đặt vuông góc với trục chính và ở ngoài tâm C có đặc điểm nào? (I) Thật. (II) Lớn hơn vật. (III) Ngược chiều với vật.
A. I, II và III. B. Chỉ có I và II. C. Chỉ có I và III. D. Chỉ có I.
569. Một vật thật và màn ảnh đặt song song cách nhau một khoảng L=100cm. Một thấu kính hội tụ đặt trong khoảng từ vật đến màn, có trục chính vuông góc với màn. Ta tìm được hai vị trí thấu kính cách nhau l = 40 cm để ảnh của vật trên màn rõ nét. Tính tiêu cự của thấu kính là
A. 21cm B. 24cm C. 25cm D. 26cm
570. Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phẳng lõm có chiết suất n = 1,5; bán kính mặt lõm là 10cm; cho ảnh cách thấu kính 12cm. Tính khoảng cách từ thấu kính đến vật.
A. 30cm B. 32cm C. 24cm D. 7,5cm
571. Hai gương phẳng (G1) và (G2) quay mặt phản xạ hướng vào nhau, hợp với nhau một góc α = 300. Một vật nhỏ A nằm trong khoảng giữa hai gương, cách giao tuyến O của hai gương một đoạn OA = R. Ảnh của A cho bởi gương (G1) là A1, cho bởi gương (G2) là A2. Tính A1A2.
A. 2R B. R 3 C. R 2 D. R
572. Khi dùng kính lúp, muốn độ bội giác lớn nhất, người quan sát phải
A. ngắm chừng vô cực. B. đặt mắt ở tiêu điểm của kính lúp.
C. đặt vật ở trong tiêu cự của kính. D. đặt mắt sát kính và ngắm chừng cực cận.
573. Khi dùng kính hiển vi, một vật nhỏ AB qua vật kính tạo ảnh trung gian A1B1; tiếp tục qua thị kính tạo ảnh cuối A2B2. Trong trường hợp ngắm chừng vô cực thì
A. vật AB ở tiêu điểm vật F1 của vật kính, A1B1 ở gần và ngoài tiêu cự O2F2 của thị kính. B. vật AB ở gần và ngoài tiêu điểm vật F1 của vật kính, A1B1 trong tiêu cự O2F2 của thị kính. C. vật AB ở gần và ngoài tiêu điểm vật F1 của vật kính, A1B1 ở tiêu điểm F2 của thị kính. D. vật AB ở gần và trong tiêu cự O1F1 của vật kính, A1B1 ở tiêu điểm F2 của thị kính.
574. Dùng một máy ảnh mà vật kính có tiêu cự là 50mm để chụp ảnh một bức tranh có kích thước (0,6m x 1m) lên trên một phim có kích thước (24mm x 36mm). Tính khoảng cách gần nhất từ vật kính đến bức tranh để có thể ghi được toàn bộ ảnh của bức tranh trên phim. A. 1,44m B. 1,20m C. 1,00m D. 0,60m