7. Kết cấu luận văn
1.3.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
cho vay khách hàng cá nhân
a. Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ NQH = Tổng dƣ nợ có NQH
100% Tổng dƣ nợ
Do chỉ tiêu “Tổng dƣ nợ có nợ quá hạn” bao gồm toàn bộ dƣ nợ của một khách hàng (kể cả đến hạn và chƣa đến hạn) kể từ khi xuất hiện món nợ quá hạn đầu tiên, nên nó phản ánh chính xác hơn mức độ rủi ro (chất lƣợng) tín dụng của ngân hàng. b. Chỉ tiêu Khách hàng có nợ quá hạn Tỷ lệ khách hàng có NQH = Tổng số khách hàng quá hạn 100% Tổng số KH có dƣ nợ
Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 khách hàng vay vốn, thì có bao nhiêu khách hàng đã quá hạn. Nếu tỷ lệ này cao, phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng là không hiệu quả. Ngoài ra, nếu chỉ tiêu này thấp hơn chỉ tiêu “Nợ quá hạn”, cho biết nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng lớn; ngƣợc lại, nếu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu “Nợ quá hạn”, cho biết nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng nhỏ.
c. Sự thay đổi cơ cấu dư nợ theo mức độ rủi ro tín dụng
Là sự tăng giảm các khoản nợ xấu nhóm 3, 4 và 5. Khi các khoản nợ xấu có chiều hƣớng tăng nợ nhóm 3 nhƣng nợ nhóm 4, 5 lại giảm đi thì đây là sự thay đổi các nhóm nợ xấu theo chiều hƣớng tích cực và ngƣợc lại.
Tuy chỉ tiêu tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 cho phép đánh giá toàn bộ các biểu hiện của rủi ro tín dụng nhƣng do các nhóm nợ lại có mức rủi ro khác nhau chứ không đồng nhất, nên nếu tỷ lệ này ở hai Ngân hàng giống nhau hoặc giữa cùng một Ngân hàng ở 2 thời kỳ giống nhau thì mức độ rủi ro tín dụng chƣa hẳn đã đồng nhất. Do đó, để đánh giá chuẩn xác hơn mức độ rủi ro tín dụng cần phân tích thêm về cơ cấu các nhóm nợ.
d. Chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu so với mục tiêu đề ra
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) và tổng dƣ nợ cho vay ở một thời điểm nhất định, thƣờng là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Tỷ lệ nợ xấu = Dƣ nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5)
100% Tổng dƣ nợ vay
Chỉ tiêu này càng cao cho thấy rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng càng cao.
Theo thông lệ quốc tế, việc phân loại nợ xấu bao gồm những khoản nợ đƣợc đánh giá là nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.
Nợ xấu theo Thông tƣ số: 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam là nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Đây là những khoản nợ rất khó có khả năng hoàn trả. So với khái niệm phổ biến của thế giới, có thể thấy khái niệm “nợ xấu” của Việt Nam đã tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế.
Nợ xấu bao gồm cả ba nhóm nợ có mức độ rủi ro tín dụng khác nhau nên cần xem xét kết hợp với việc xem xét biến động trong cơ cấu nhóm nợ để thấy cụ thể hơn mức độ rủi ro tín dụng.
e. Chỉ tiêu tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Dự phòng cụ thể là số tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.
Trích lập dự phòng cụ thể theo công thức: R = max [ 0, ( A – C )] x r.
Trong đó:
R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Giá trị của khoản nợ
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể (Nợ nhóm 1: r = 0% ; Nợ nhóm 2: r = 5% ; Nợ nhóm 3: r = 20 % ; Nợ nhóm 4: r = 50% ; Nợ nhóm 5: r = 100% )
Mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phản ảnh mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng dựa trên việc phân loại nợ theo mức độ rủi ro. Do đó, chỉ tiêu này nói lên sự chuẩn bị của một Ngân hàng cho các tổn thất tín dụng đƣợc dự kiến trƣớc. Nếu dự phòng rủi ro tín dụng trong cho vay cao tức là tỷ lệ nợ xấu trong tổng dƣ nợ cũng cao và ngƣợc lại.
f. Chỉ tiêu về tỷ lệ xóa nợ ròng so với mục tiêu đề ra
Tỷ lệ xóa nợ ròng = = Nợ xóa ròng
100% Tổng dƣ nợ vay
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu nợ từ các khoản nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang đƣợc ngân hàng sử dụng các biện pháp mạnh để thu hồi.
g. Các chỉ tiêu phân tán rủi ro
Gồm các chỉ tiêu:
-Giới hạn cho vay tối đa một khách hàng theo quy đinh của pháp luật. -Phân tán rủi ro theo ngành kinh tế.
-Phân tán rủi ro theo khu vực địa lý.
-Dƣ nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất trên tổng dƣ nợ.