Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, chi nhánh Đăk Nông (full) (Trang 92)

7. Kết cấu luận văn

3.3.3.Đối với Chính phủ

a. Hoàn thiện hệ thống chính sách hiện hành

Trên cơ sở đó chỉnh sửa, bổ sung các chính sách theo hƣớng ƣu tiên cho phát triển KT-XH cho các vùng cụ thể, tất nhiên có chính sách thông thoáng tạo chủ động hơn cho tỉnh Đắk Nông. Chú trọng các chính sách về xóa đói giảm nghèo, chính sách quản lý đất đai, chính sách quy hoạch, chính sách về vốn, chính sách thị trƣờng và tiêu thụ sản phẩm, chính sách khoa học kỹ thuật và đào tạo, chính sách an ninh quốc phòng.

b. Hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo

Chính phủ cần ban hành cơ chế cho phép và khuyến khích các hoạt động thu hồi nợ ngoài tòa án, linh hoạt trong việc chi hoa hồng, thu hồi mua bán và khai thác tài sản xiết nợ, tránh việc hình sự hóa các hoạt động này. Tạo điều kiện pháp lý tốt cho các công ty xử lý nợ có thể chủ động phát mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, nhất là các cơ chế về đấu giá, phát mại các tài sản cầm cố, thế chấp, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, phát mại các tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhà nƣớc.

Tăng cƣờng tính hiệu lực và thực thi của hệ thống pháp luật. Các nghiên cứu tổng kết cho thấy rằng, một nƣớc mà hệ thống pháp luật hoạt động không đúng chức năng của nó thì không thể có một hệ thống ngân hàng lành mạnh. Tuy nhiên, từ trƣớc tới nay, hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn đƣợc đánh giá là kém cả về tính minh bạch và tính thực thi , hiệu lực. Sự kém hiệu lực, kém thực thi của hệ thống pháp luật Việt Nam dẫn đến việc xử lý các tài sản bảo đảm tiền vay, tài sản cầm cố thế chấp là vô cùng khó khăn và phức tạp. Tình trạng này nếu kéo dài dẫn đến các khoản nợ khó đòi, nợ xấu cứ tích tụ tại các NHTM, gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động của các ngân hàng.

Sửa đổi chính sách bảo đảm quyền chủ động của các TCTD khi xử lý tài sản đảm bảo, cơ chế chính sách bảo vệ quyền lợi của ngƣời cho vay theo nguyên tắc thông thƣờng thì khi ngƣời vay không hoàn đƣợc nợ, TCTD cho vay đƣợc quyền bán tài sản bảo đảm, thế chấp để thanh lý các khoản nợ đó không phải thông bất kỳ cơ quan nào, ngoại trừ hợp đồng tín dụng có tranh chấp.

Đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế đặc biệt, cho phép NHTM hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với các tài sản thế chấp, nhất là bất động sản để thu hồi mua bán và khai thác tài sản xiết nợ, tránh việc hình sự hóa của các cơ quan bảo vệ pháp luật vào các hoạt động này.

Chính sách, quy chế phải rõ ràng minh bạch. Sửa đổi Luật Đất đai, Luật phá sản cần đi liền đồng bộ với quy định, hƣớng dẫn chi tiết. Quản lý và quy hoạch đất đai là một lĩnh vực yếu của Vịêt Nam từ trƣớc đến nay và đó là nguyên nhân để làm tình trạng nợ xấu. Tình trạng chậm trễ trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng là nguyên nhân trực tiếp làm cho khoản nợ của ngân hàng có tính lƣu hoạt chậm không có khả năng thanh lý.

c. Đẩy mạnh cải cách khu vực ngân hàng

Tiếp tục cải cách khu vực ngân hàng, bao gồm cả NHNN và các NHTM là điều kiện duy trì tăng trƣởng nền kinh tế và hội nhập quốc tế. Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa ngân hàng, cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia khu vực ngân hàng nhằm tăng cƣờng năng lực tài chính, tăng cƣờng quản trị, điều hành của các NHTM Nhà nƣớc hiện nay. Đây là giải pháp lâu dài và bền vững nhằm ngăn chặn nguy cơ gia tăng nợ xấu.

Một trong những yếu kém về tài chính của các NHTM trong thời gian qua là quy mô vốn tự có nhỏ. Cải cách hệ thống NHTM bằng các biện pháp tăng vốn đi đôi với xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, quản lý tín dụng và rủi ro… Thực tế với mức vốn Nhà nƣớc cấp cho NHTM Nhà nƣớc là rất thấp, các ngân hàng hoạt động tài trợ cho các DNNN, tỷ lệ an toàn vốn ở mức rất thấp. Trong những năm qua, nhà nƣớc tăng vốn cho các NHTM nhà nƣớc nhƣng chủ yếu bằng hình thức trái phiếu.

Chính phủ không chuyển đổi vì thế khả năng thanh toán của ngân hàng chƣa đƣợc cải thiện là bao do chiết khấu trái phiếu loại này tại NHNN chỉ đƣợc thực hiện là 20%. Mặc dù các NHTM đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng sinh lợi… Song vẫn chỉ đáp ứng phần vốn tăng thêm rất nhỏ, đây thực sự là hạn chế lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Để tái cơ cấu, tái cấu trúc hoạt động NHTM cần có sự hỗ trợ tài chính từ phía nhà nƣớc thông qua cấp bổ sung vốn điều lệ để tăng vốn tự có đạt hệ số CAR theo chuẩn mức quốc tế, nhà nƣớc cũng cần cho phép cổ phần hóa, cho phép phát hành trái phiếu đặc biệt để thu hút vốn, đổi mới phƣơng thức quản lý, quản trị kinh doanh.

Nhà nƣớc cần ổn định mức nộp ngân sách trong một vài năm để khuyến khích các NHTM phấn đấu vƣợt chỉ tiêu lợi nhuận. Cho phép NHTM lấy phần vƣợt và thu hồi các khoản nợ xấu đã xử lý để bổ sung vốn điều lệ. Trong cơ cấu lại tài sản, việc xử lý và ngăn chặn nguy cơ nợ xấu cần đƣợc coi là yêu cầu trọng tâm.

Gắn cải cách ngân hàng với cải cách kinh tế toàn diện. Việc cải cách khu vực ngân hàng khó có thể thành công nếu các khu vực khác của nền kinh tế không đƣợc đổi mới một cách đồng bộ. Cải cách ngân hàng cần phải tiến hành song song với tiến trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô, cải cách bộ máy quản lý nhà nƣớc và đặc biệt là phải gắn với cải cách hoạt động đầu tƣ. Cải cách hoạt động cá nhân, hộ kinh doanh giúp hệ thống này sử dụng tốt nguồn vốn đầu tƣ từ ngân hàng, đảm bảo sự tăng trƣởng ổn định và khả năng chi trả cho ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3, tác giả đã đƣa ra các giải pháp về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh Đắk Nông. Tác giả đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị đƣợc đƣa ra trên cơ sở các luận cứ khoa học trên cơ sở lý luận của chƣơng 1, thực tiễn của chƣơng 2 và định hƣớng hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh Đắk Nông nhằm hạn chế, bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN cùng các kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam, NHNN và Chính phủ.

KẾT LUẬN

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay là hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cƣờng năng lực tài chính của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta đã và đang chỉ đạo toàn ngành ngân hàng triển khai thực hiện. Đề tài luận văn “ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh Đắk Nông” đƣợc chọn nghiên cứu để giải quyết một trong những vấn đề quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn, về cơ bản luận văn đã hoàn thành đƣợc các nhiệm vụ sau:

- Luận văn đã khái quát hoá cơ sở lý thuyết cơ bản về hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại, rủi ro tín dụng trong cho vay của NHTM, nguyên nhân phát sinh và nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của NHTM.

- Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - chi nhánh Đắk Nông trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - chi nhánh Đắk Nông, qua đó đánh giá đƣợc những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - chi nhánh Đắk Nông.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - chi nhánh Đắk Nông, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm quản lý nợ xấu có hiệu quả, nâng cao chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh Đắk Nông trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo tổng kết kinh doanh (2011, 2012, 2013), Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đắk Nông.

[2] PGS, TS. Nguyễn Văn Hiệu (2014), “Cơ chế điều chỉnh tự động/bán tự động cho mục đích quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại”,

Tạp chí Ngân hàng, (số 95/2014), tr.15-17.

[3] ThS. Đinh Thu Hƣơng, ThS. Phan Đăng Lƣu (2014), “Hoàn thiện mô hình tổ chức Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế“, Tạp chí Ngân hàng, (số 5 3/2014), tr.24-26. [4] Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh (2013), Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam.

[5] Trƣơng Thị Ái Loan (2013), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh.

[6] Luật doanh nghiệp năm 2005. [7] Luật các tổ chức tín dụng 2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[8] Trần Nam (2012), Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương

mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – chi nhánh Đăk Lăk, Luận văn Thạc sỹ

Quản trị Kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[9] TS. Nguyễn Minh Phong (2014), “Kinh tế Việt Nam năm 2014 sẽ chuyển sang hơn“, Tạp chí Ngân hàng, (số 1+2 01/2014), tr.19-21.

[10] Nhật Trung, Hà Lan Phƣơng (2013), “Các nguyên tắc chung trong hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng“, Tạp chí Ngân hàng, (số 22

11/2013), tr.58-60.

[11] Quý Long – Kim Thƣ (2012), Quản trị rủi ro trong Ngân hàng Quy định mới về kỹ năng quản lý tiền tệ, ngoại tệ và ngoại hối, NXB Tài chính.

[12] Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của TCTD.

[13] Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam.

[14] TS. Phạm Tiến Thành và ThS. Dƣơng Thanh Hà (2012), “Quản trị công ty và quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam“,

Tạp chí Ngân hàng, (số 17 9/2012), tr.48-53.

[15] Lê Quốc Thắng (2012), Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại

Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kom Tum, Luận văn Thạc

sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[16] Thông tƣ số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

[17] Đào Thị Thanh Thủy (2013), ,Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng

tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Bắc Đà Nẵng, Luận văn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, chi nhánh Đăk Nông (full) (Trang 92)