Đối với Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, chi nhánh Đăk Nông (full) (Trang 83)

7. Kết cấu luận văn

3.3.1.Đối với Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam

Việc lựa chọn mô hình phê duyệt tín dụng tập trung và giám sát rủi ro tín dụng phân tán trên toàn hệ thống đã góp phần giúp Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam trở thành một trong số ít những ngân hàng thƣơng mại luôn đạt đƣợc tỷ lệ nợ xấu thấp. Tuy nhiên mô hình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam cũng cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện để tăng sức cạnh tranh và kiểm soát rủi ro ngày tốt hơn, tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung: Nhằm đẩy nhanh tốc độ phê duyệt tín dụng vừa đảm bảo chất lƣợng phục vụ cho hoạt động kinh doanh, tăng sức mạnh cạnh tranh vừa đảm bảo kiểm soát đƣợc rủi ro, tính chuyên nghiệp và tính độc lập giữa các khâu: phát

triển khách hàng, thẩm định cấp tín dụng và phê duyệt tín dụng, Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam cần:

- Thƣờng xuyên tuyển dụng, đào tạo và sàng lọc nhằm đảm bảo đủ nhân sự có chất lƣợng tốt để thực hiện công tác thẩm định, quyết định cấp tín dụng và kiểm tra kiểm soát rủi ro.

- Xây dựng và triển khai các bộ phận tái thẩm định theo các vùng kinh doanh, các trung tâm tái thẩm định theo miền nhằm theo kịp sự phát triển của mạng lƣới và hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

Tái thẩm định vùng là bộ phận tái thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trình giám đốc vùng hoặc các cá nhân đƣợc giao trách nhiệm phê duyệt tín dụng của vùng xem xét, phê duyệt trong phạm vi thẩm quyền đƣợc giao.

Các trung tâm tái thẩm định miền (Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam) là cơ quan tái thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trình giám đốc/phó giám đốc khối quản lý tín dụng, hội đồng tín dụng, tổng giám đốc và ủy ban tín dụng xem xét phê duyệt trong phạm vi hạn mức rủi ro đƣợc phân quyền.

- Tuyển chọn, đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ phê duyệt tín dụng chuyên nghiệp trực thuộc khối quản lý tín dụng và xây dựng lộ trình, các tiêu chí để giao quyền phê duyệt tín dụng cho cá nhân, nhóm cá nhân thực hiện phê duyệt tín dụng độc lập một cách khoa học, hợp lý;

- Rà soát, thống kê và phân tích cơ sở dữ liệu cấp tín dụng, các khoản tín dụng rủi ro, đánh giá nguyên nhân rủi ro để xây dựng hệ thống phân cấp phê duyệt tín dụng một cách hợp lý, sử dụng nguồn lực nhân sự một cách hiệu quả.

Hai là, hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung:

Tiếp tục nghiên cứu lộ trình tách bộ phận kinh doanh tại các đơn vị kinh doanh thành hai bộ phận độc lập, gồm bộ phận Marketing, phát triển khách hàng và bộ phận thẩm định khách hàng, thẩm định cấp tín dụng:

- Bộ phận Marketing, phát triển khách hàng: Là bộ phận nòng cốt trong việc quản trị quan hệ với khách hàng nhƣ tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng cũng nhƣ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để giúp ngân hàng hoàn thiện, phát triển các sản phẩm tối ƣu cho khách hàng. Đây cũng là bộ phận hƣớng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, thu thập hồ sơ vay vốn của khách hàng để cung cấp cho bộ phận thẩm định/tái thẩm định tín dụng.

- Bộ phận thẩm định tín dụng: Thực hiện chức năng thẩm định tín dụng độc lập, phân tích các số liệu, hồ sơ do khách hàng cung cấp, thực hiện kiểm tra thực tế khách hàng, đối chiếu với các thông tin đã có, tham chiếu các quy định của ngân hàng để lập tờ trình đề xuất tín dụng cho khách hàng.

- Sớm hoàn thiện các quy chế, quy định, quy trình hoạt động của khối quản lý rủi ro nhằm hỗ trợ khối quản lý tín dụng và các khối kinh doanh quản tri, kiểm soát rủi ro hoạt động tín dụng; Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng cho phù hợp với điều kiện hoạt động và từng bƣớc tiếp cận với các chuẩn mực của Basel II.

- Thành lập tổ xử lý nợ tại các trung tâm kinh doanh và các vùng để thực hiện xử lý nợ đối với các khoản nợ quá hạn dƣới 90 ngày; Chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa việc xử lý các khoản nợ xấu và xử lý tài sản đảm bảo;

- Có cơ chế định giá lại khoản nợ xấu, hoàn thiện quy trình chuyển giao nợ xấu và phối hợp xử lý nợ, tài sản bảo đảm giữa các đơn vị kinh doanh .

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về giá tài sản và thành lập các tổ định giá tài sản bảo đảm tại các vùng và các trung tâm kinh doanh lớn (là các chi nhánh đầu mối cấp tỉnh) để định giá tài sản đảm vừa nhằm đảm bảo độc lập, thống nhất trong khâu định giá vừa đảm bảo hỗ trợ kịp thời hoạt động kinh doanh;

- Thành lập trung tâm thông tin tín dụng và cảnh báo rủi ro tín dụng nhằm:

- Thu thập, lƣu trữ, xử lý các dữ liệu về: Hoạt động tín dụng của Vietinbank và các tổ chức tín dụng; Thông tin về các cá nhân có quan hệ với Vietinbank; Thông tin về các chính sách, ngành nghề, thị trƣờng và các thông tin khác có liên quan, ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Sử dụng công nghệ hiện đại trong phân tích, xử lý rủi ro tín dụng. Xây dựng các quy trình hƣớng dẫn để thu thập thêm các thông tin tổn thất. Tối ƣu hóa công nghệ hiện đại để phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro. Tăng cƣờng đối thoại với ngân hàng bạn, Ngân hàng Nhà nƣớc để chia sẻ thông tin tổn thất.

- Thực hiện việc xếp hạng tín dụng khách hàng, thực hiện đánh giá mức tín nhiệm các khách hàng có quan hệ với Vietinbank và thông báo kết quả cho các đơn vị kinh doanh, các phòng ban liên quan của Vietinbank để áp dụng các chính sách khách hàng theo quy định của Vietinbank;

- Phối hợp với các bộ phận quản trị rủi ro tín dụng phân tích và xác định nguyên nhân các khoản nợ có vấn đề, hệ thống hóa để phổ biến rút kinh nghiệm và quán triệt cho toàn hệ thống nhằm phòng ngừa những rủi ro tƣơng tự.

- Thông qua việc phân tích, xử lý các dữ liệu tín dụng trong quá khứ để xây dựng hệ số rủi ro cho từng loại khách hàng, và theo tính chất từng khoản cho vay phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát tín dụng theo nguyên tắc các khoản vay, khách hàng có hệ số rủi ro tín dụng càng cao càng phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ hơn.

- Cung cấp thông tin tín dụng định kỳ và đƣa ra những cảnh báo sớm về các nguy cơ rủi ro cho các đơn vị kinh doanh, các bộ phận liên quan;

- Thực hiện các báo cáo, thống kê với các cơ quan có thẩm quyền về hoạt động tín dụng của Vietinbank;

Ba là Hoàn thiện Tổ chức bộ máy cấp tín dụng & Quy trình tín dụng Về cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng

Để nâng cao chất lƣợng tín dụng thông qua tăng cƣờng khả năng phản biện tín dụng bằng một bộ phận thẩm định tín dụng độc lập, nâng tính hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm tra nội bộ, cần xây dựng một bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, bộ phận kiểm tra nội bộ độc lập, có đầy đủ thẩm quyền và tách biệt về lợi ích tại Chi nhánh. Đồng thời bộ máy tổ chức mới này phải đảm bảo tiết giảm thủ tục hành chính, thời gian xử lý hồ sơ, không làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng phục vụ khách hàng, không làm mất nhiều thời gian cho quá trình cấp tín dụng. Do đó đề xuất giải pháp về xây dựng bộ máy tổ chức cấp tín dụng nhƣ sau:

Song song hoạt động của Phòng Quản lý rủi ro tín dụng, thành lập Phòng Kiểm tra nội bộ tách biệt tại Chi nhánh để thực thi các chức năng trong khu vực quản lý. Việc thành lập này sẽ đảm bảo tính độc lập và khách quan trong các quyết định tín dụng của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao khả năng kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm tra nội bộ. Việc quản lý, kiểm tra theo Chi nhánh giúp cho việc quản lý rủi ro tín dụng có điều kiện nắm bắt đƣợc những đặc điểm, tình hình địa phƣơng và thị trƣờng nhằm giải quyết kịp thời các yêu cầu của Chi nhánh và rút ngắn thời gian xử lý công việc.

Tại Chi nhánh, tổ chức Quản lý rủi ro tín dụng với chức năng tiếp nhận và thẩm định các đề nghị cấp tín dụng của khách hàng. Bên cạnh đó Phòng Kiểm tra nội bộ thực hiện các tác nghiệp trên hệ thống, lƣu giữ hồ sơ, kiểm tra tính tuân thủ trong thực hiện các quyết định của cấp có thẩm quyền (kiểm tra giải ngân, giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn của CB QHKH, nhắc nhở thu nợ) và xử lý nợ xấu theo chỉ định của Giám đốc Chi nhánh. Nhƣ vậy vẫn đảm bảo sự kiểm tra, giám sát song song khi thực hiện cho vay, vừa đảm bảo các quyết định tín dụng đƣợc nhanh chóng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng.

Phân quyền: Phòng Quản lý rủi ro chi nhánh xem xét và phê duyệt các

trƣờng hợp rủi ro tín dụng của Chi nhánh. Để không gây ảnh hƣởng đến tốc độ giải quyết hồ sơ, đối với các khoản vay vƣợt thẩm quyền Chi nhánh sẽ đƣợc trình thẳng lên cấp phê duyệt cao hơn (Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng TW). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thẩm quyền phán quyết của Chi nhánh: phân cấp, phân quyền là một

yêu cầu trong công tác quản lý và đây cũng là một nghệ thuật bởi nếu có sự bất hợp lý trong phân cấp, phân quyền thì hoặc là dẫn đến sự thụ động, ỷ lại, hoặc là sự quá trớn, không kiểm soát đƣợc Chi nhánh. Đồng thời cơ chế này cũng phải phù hợp với sự điều chỉnh về cơ cấu tổ chức và quy trình tín dụng theo hƣớng hiện đại đang đƣợc triển khai, đảm bảo tạo điều kiện tăng trƣởng tại Chi nhánh tạo thuận lợi cho sự phát triển, kiểm soát đối với rủi ro. Thẩm quyền phán quyết nên thực hiện theo hƣớng:

- Sử dụng hệ thống xếp hạng Chi nhánh đã đƣợc triển khai để phân loại Chi nhánh, xác định năng lực Chi nhánh và căn cứ vào chất lƣợng khách hàng, môi trƣờng kinh doanh và khả năng phát triển để xác định thẩm quyền phán quyết.

- Giảm thẩm quyền phán quyết của Chi nhánh đối với giới hạn tín dụng. Xác định giới hạn tín dụng chặc chẽ đem lại cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh, tài chính và mức độ rủi ro dựa trên sử dụng công cụ định lƣợng mang tính khoa học và đƣợc thực hiện định kỳ 6 tháng/1 năm. Đây là một công việc quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng, ảnh hƣởng rất lớn khả năng phòng ngừa, đến mức độ rủi ro và tổn thất trong hoạt động tín dụng. Do đó cần giao cho Phòng Quản lý rủi ro tín dụng thực hiện, là một bộ phận quản lý giám sát tín dụng độc lập với hoạt động kinh doanh tạo ra rủi ro.

Về quy trình tín dụng

Hiện nay việc quản lý tín dụng khách hàng cá nhân đƣợc quản lý bởi Phòng Khách hàng cá nhân tuy nhiên chƣa có quy trình riêng trong cho vay KHCN. Do đó, thành lập quy trình cấp tín dụng dựa trên đặc thù và tính rủi ro của từng đối tƣợng KHCN nhằm hƣớng đến sự hợp lý của từng khách hàng vay là cần thiết. Bên cạnh đó, trên thực tế đã có nhiều bất cập trong cơ cấu tổ chức cấp tín dụng do đó quy trình tín dụng cho KHCN nên thực hiện theo hƣớng:

- Dựa trên yếu tố đặc thù của khách hàng, thống nhất quy trình tín dụng cho khách hàng cá nhân nhằm tạo sự tách biệt nhóm khách hàng này bởi những yếu tố đặc thù đảm bảo sự phù hợp của quy trình tín dụng, đồng thời không làm phức tạp hóa quy trình cấp tín dụng.

- Để đảm bảo tính khách quan và khả năng kiểm soát tuân thủ các nguyên tắc trong hoạt động cấp tín dụng, tác nghiệp giải ngân luôn cần có một bộ phận độc lập, căn cứ trên những quyết định của cấp phê duyệt, để giải ngân một cách chính xác, đảm bảo khả năng kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng, do đó nên thành lập thêm Phòng quản lý nợ để kiểm soát việc giải ngân của các khách hàng.

-Quy định về xác định giới hạn tín dụng cần chặt chẽ hơn, tránh tình trạng vận dụng không hợp lý và mang tính chủ quan, có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng. Cần quy định giới hạn tín dụng có thể điều chỉnh so với giới hạn tín dụng tham khảo dựa vào các phân tích định tính khác về tình hình kinh doanh, uy tín khách hàng, mức độ rủi ro nhƣng phải quy định mức tối đa so với giới hạn tín dụng tham khảo (áp dụng hệ số điều chỉnh).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, chi nhánh Đăk Nông (full) (Trang 83)