THÀNH PHẦN CỦA MỨCLAO ĐỘNG TỔNG HỢP CHO ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA:

Một phần của tài liệu bài giảng môn Định mức lao động (Trang 43)

PHẨM HÀNG HÓA:

2.1 CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TỔNG HỢP CHO ĐƠN VỊSẢN PHẨM HÀNG HÓA: SẢN PHẨM HÀNG HÓA:

Công thức tổng quát để tính chi phí lao động cho mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm hàng hóa là:

Trong đó:

Tth: Tổng chi phí lao động cho mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm hàng hóa. Tsx: Tổng chi phí lao động sản xuất bao gồm chi phí lao động công nghệ và tổng chi phí lao động phụ trợ.

Tql: Tổng chi phí lao động quản lý. Công thức trên có thể viết thành:

Từ công thức này ta thấy rõ thành phần của mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm hàng hóa bao gồm tổng chi phí lao động công nghệ, tổng chi phí lao động phụ trợ và tổng chi phí lao động quản lý.

2.1.1 GIẢI THÍCH CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỨC LAO ĐỘNG TỔNG HỢP CHOĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA: ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA:

a) Lao động công nghệ (Tcn):

Lao động công nghệ là lao động của công nhân công nghệ. Theo khái niệm cổ điển thì công nhân công nghệ là những công nhân chính trực tiếp thực hiện công nghệ (trực tiếp tác động lên đối tượng lao động) làm thay đổi chất lượng của đối tượng lao động về hình dáng, kích thước…

Nhưng khi kỹ thuật phát triển, tự động hóa ngày càng được mở rộng thì đối với các quá trình sản xuất tự động hóa chỉ có người được phân công thực hiện quá trình công nghệ qua hệ thống nút bấm điều khiển chứ không trực tiếp tác động tới đối tượng. Vì vậy khái niệm về công nhân công nghệ phải mở rộng và do đó khái niệm về lao động công nghệ như sau:

Lao động công nghệ là lao động của những công nhân chính trực tiếp thực hiện quá trình công nghệ và lao động của cả những người được phân công thực hiện quá trình công nghệ để biến đổi chất lượng của đối tượng lao động về hình dáng kích thước, tính chất cơ, lý hóa, vị trí để chế tạo sản phẩm hàng hóa hay hoàn thành khối lượng công việc theo quy định.

Như vậy lao động công nghệ có thể bao gồm lao động của những công nhân sau: + Những công nhân trực tiếp thực hiện quá trình công nghệ (như khái niệm cũ)

+ Những công nhân điều khiển thiết bị trong tổ hợp thiết bị chuyên dùng, thiết bị nâng tải trong lò luyện kim, lò xử lý hóa học, thiết bị làm lạnh trong phòng điều khiển của nhà máy xi măng.

+ Công nhân tiếp tục thực hiện quá trình công nghệ trong các nhà kho, nhà ủ của quá trình sản xuất phân lân, rượu, bia…

+ Công nhân bao gói để biến thành phẩm thành sản phẩm hàng hóa.

+ Công nhân vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi giao hàng theo hợp đồng.

b) Lao động phụ trợ (Tpt):

Lao động phụ trợ là lao động của những công nhân phụ ở các phân xưởng sản xuất chính và lao động của công nhân ở các phân xưởng phụ trợ, những công nhân này không trực tiếp thực hiện quá trình công nghệ, không được phân công thực hiện quá trình công nghệ, nhưng họ phục vụ cho việc thực hiện quá trình công nghệ.

Công nhân phục vụ sản xuất (hay công nhân phụ) thực hiện nhiều loại công việc với nhiều chức năng khác nhau. Ta có thể phân nhữnng công việc phục vụ sản xuất thành 11 chức năng. Tùy theo việc tổ chức sản xuất cùng với quá trình chế tạo ra sản phẩm hàng hóa mà mỗi doanh nghiệp có thể có một số (trong số 11) chức năng nhất định. Dưới đây là những chức năng của việc phục vụ sản xuất:

+ Tổ chức công nghệ: gồm những công việc tổ chức việc thực hiện quá trình công nghệ. Do những công nhân phụ ở phân xưởng sản xuất chính thực hiện. (Việc sắp bổ chi tiết để lắp ráp sản phẩm, hướng dẫn sản xuất và khởi động máy cho công nhân học nghề, phụ trách điện thoại phát thanh ở các trạm điều độ sản xuất,vận chuyển cung cấp nguyên vật liệu).

+ Phụ trợ công nghệ: gồm các công việc sơ chế nguyên liệu như: sàng sảy, pha chế hóa chất, pha chế các loại nhũ tương dùng trong quá trình công nghệ. Chế tạo vật liệu làm khuôn, xương khuôn ở phân xưởng phụ trợ.

+ Bảo dưỡng thiết bị: Bao gồm những công việc nhằm duy trì cho máy móc, thiết bị thường xuyên ở trạng thái hoạt động như sửa chữa theo chế độ bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa theo chế độ trực nhật, điều chỉnh, kiểm tra, tra dầu mỡ vào máy và cả sản xuất phụ tùng thay thế.

+ Sản xuất bảo dưỡng dụng cụ và trang bị công nghệ bao gồm những công việc chế tạo, bảo dưỡng, phục hồi khuôn mẫu, mài sắc, sửa chữa các loại dụng cụ và trang bị công nghệ. Làm mẫu gỗ và kim loại, thí nghiệm độ bền vật liệu…

+ Kiểm tra kỹ thuật: bao gồm việc kiểm tra nguyên vật liệu bán thành phẩm mua ngoài, kiểm tra chất lượng thực hiện nhiệm vụ thuộc quá trình công nghệ sản xuất kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng và cả những việc kiểm tra sửa chữa, bảo dưỡng những dụng cụ đo kiểm để kiểm tra.

+ Vận tải và xếp dỡ: bao gồm những công việc vận chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: giữa các phân xưởng, các bộ phận sản xuất, các nơi làm việc.

+ Cung cấp năng lượng: bao gồm những công việc trông nom lưới điện, vận hành các thiết bị sản xuất ra năng lượng như điện, hơi đốt, hơi nước, nước phục vụ sản xuất, và cả những việc bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị ấy.

xếp, bảo quản, xuất đi và cả những việc bao bì đóng gói và cả việc sản xuất bao bì đóng gói.

+ Bảo dưỡng nhà xưởng: gồm các công việc nề mộc, cơ khí nhằm đảm bảo cho sự hoạt động thường xuyên của nhà xưởng, công trình và vật kiến trúc (đường xá, cầu cống tháp nước…) kể cả công việc sản xuất vật liệu để bảo dưỡng (doanh nghiệp tự tổ chức sản xuất).

+ Bảo hộ lao động, kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp: bao gồm những việc vận hành thiết bị bảo hộ lao động (thong gió, khử bụi…), phòng chống cháy, nổ, tuần tra canh gác bảo vệ kỹ thuật sản xuất, phục vụ nhà tắm, nấu ăn phục vụ ăn giữa ca, nấu nước uống cho nơi làm việc.

+ Chuẩn bị và hoàn thiện sản xuất: bao gồm các công việc trong các phòng thí nghiệm về cải tiến công cụ như cơ khí hóa, tự động hóa, quy trình công nghệ mới…

c) Lao động quản lý (Tql):

Lao động quản lý là lao động của những người làm công tác quản lý doanh nghiệp. Chức năng quản lý là một loại hình hoạt động đặc biệt biểu hiện phương hướng hay giai đoạn tiến hành sự hoạt động có định hướng đến quan hệ con người trong quá trình sản xuất.

Những công việc thuộc công tác quản lý doanh nghiệp được chia thành 3 chức năng cụ thể dưới đây:

+ Chức năng quản lý kinh tế: bao gồm những công việc lãnh đạo, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do giám đốc, phó giám đốc kinh doanh; quản đốc hay phó quản đốc, đội trưởng hay đội phó phụ trách kinh doanh và tất cả các cán bộ nhân viên thuộc các phòng ban nghiệp vụ như thống kê, kế hoạch, vật tư, tài vụ, lao động tiền lương.

+ Chức năng quản lý kỹ thuật: bao gồm những công việc hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức quá trình công nghệ sản xuất về kỹ thuật. Do phó giám đốc phụ trách kỹ thuật; quản đốc hay phó quản đốc, đội trưởng hay đội phó phụ trách kỹ thuật và các tổng công trình sư, các cán bộ nhân viên thuộc phòng kỹ thuật thực hiện.

+ Chức năng quản lý hành chính: gồm những công việc có tính hành chính, quản trị do trưởng phó phòng hành chính, các nhân viên văn thư, đánh máy, trực điện thoại phát thanh của doanh nghiệp, lái xe con, liên lạc, gác cổng, tạp vụ… thực hiện.

Một phần của tài liệu bài giảng môn Định mức lao động (Trang 43)