Trường hợp có nguyên công được thực hiện trên các máy móc thiết bị khác nhau, hoặc điều kiện tổ chức kỹ thuật khác nhau (dẫn tới có mức lao động khác nhau) thì ch

Một phần của tài liệu bài giảng môn Định mức lao động (Trang 47)

III. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHI PHÍ LAO ĐỘNG CỦA MỨCLAO ĐỘNG TỔNG HỢP CHO ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA:

b) Trường hợp có nguyên công được thực hiện trên các máy móc thiết bị khác nhau, hoặc điều kiện tổ chức kỹ thuật khác nhau (dẫn tới có mức lao động khác nhau) thì ch

phí lao động định mức cho nguyên công là số bình quân gia quyền với quyền số là tổng số sản phẩm hoặc chi tiết qua nguyên công ấy. Ta có công thức:

Trong đó: Qi là số lượng sản phẩm thực hiện trên máy i.

Ví dụ: tại một doanh nghiệp sản phẩm A được thực hiện sản xuất trên 3 máy khác nhau có mức lao động và sản lượng sản phẩm sản xuất trên mỗi máy như sau:

Máy I Máy II Máy III

Mức thời gian h/sp 0,8 0,6 0,4

Số lượng sản phẩm 2.500 3.000 5.000

c) Với những nguyên công cần một tập thể công nhân cùng làm mới hoàn thành có mức thời gian tính cho cả nhóm thì Tngc tính theo công thức:

Trong đó n là số công nhân theo mức biên chế.

Ví dụ: Rèn một loại chi tiết trên búa máy 750kg có mức biên chế vận hành thiết bị là 5 công nhân mức thời gian rèn 1 chi tiết là 0,6 giờ/sp.

Áp dụng công thức trên ta tính được Tngc cho rèn 1 chi tiết là: Tngc=0,60 x 5 =3 (h ng/sp)

d) Khi nguyên công thực hiện trên thiết bị chuyên dùng có sản lượng định mức cho 1 chu kỳ sản xuất với thời gian xác định và có mức biên chế số công nhân phục vụ máy thì Tngc tính theo công thức:

Trong đó: T là thời gian chế độ 1 chu kỳ sản xuất Sdm: sản lượng định mức cho 1 chu kỳ.

Ví dụ: Nguyên công nung cọ than ở nhà máy Pin Văn – Điển có mức biên chế là 8 công nhân vận hành thiết bị. Sau một chu kỳ sản xuất là 164h được 3200kg sản phẩm mỗi kg có 188 cái.

Cùng với điều kiện như trên nhưng với mức biên chế công nhân ấy lại vận hành được nhiều máy thì Tngc tính theo công thức:

Trong đó m là số máy mà n công nhân có thể vận hành.

Ví dụ: Ở nhà máy dệt 8-3 có mức biên chế 2 công nhân vận hành 1 máy dệt nhưng lại có thể vận hành được 8 máy, sản lượng định mức trên mỗi máy là 25m/ca. Ta tính được Tngc cho 1000m vải là:

e) Nếu với loại thiết bị có khả năng cho phép bố trí đứng nhiều máy. Có chi phí lao động định mức cho nguyên công khi đứng 1 máy và hệ số giảm mức thời gian khi đứng nhiều máy thì Tngc được tính theo công thức:

Tngc = Tdm . Kg, Kg là hệ số giảm mức thời gian.

Ví dụ: Nguyên công lưu hóa cao su làm lốp xe đạp có mức thời gian khi đứng 1 máy là 0,1 h/lốp. Khi đứng 2 máy có hệ số giảm mức thời gian là Kg=0,57. Ta tính được Tngc là:

Tngc = 0,1 x 0,57 =0,057 (h ng/lốp)

f) Nếu công nghệ sản xuất cho phép có tỷ lệ hàng hỏng (hoặc phải gia công thử một số chi tiết trước khi gia công loại sản phẩm với số lượng định trước). Ta tính Tngc theo công thức:

Tngc =Tdm(1+P)

Ví dụ: Ở nhà máy sứ Hải Dương chi phí lao động định mức cho nguyên công công nghệ tạo hình bát canh là 0,5h/10 cái. Tỷ lệ hỏng cho phép là 5%. Theo công thức trên ta tính được Tngc là:

Tngc = 0,5(1+0,05) = 0,525 (h ng/10 cái)

g) Trường hợp có nguyên công đặc biệt chỉ thực hiện trên một số sản phẩm theo tỷ lệ nhất định thì Tngc được tính theo công thức:

Tngc = Tdm .P

Trong đó P là tỷ lệ sản phẩm thực hiện nguyên công đặc biệt trong tổng số sản phẩm.

Ví dụ: Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm có mức thời gian là 0,5h/sản phẩm. Việc kiểm tra được quy định thực hiện trên 10% tổng số sản phẩm, ta tính được Tngc cho việc kiểm tra 1 sản phẩm là: Tngc = 0,5 x 0,1 =0,05 (h ng/sp).

h) Trường hợp trên một tổ hợp máy, sau một chu kỳ sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm (không kể sản phẩm phụ) thì tổng chi phí lao động cho chu kỳ sản xuất đem chia đều cho số loại sản phẩm, và tính Tngc cho 1 đơn vị sản phẩm mỗi loại theo công thức:

L số loại sản phẩm

Ví dụ: Ở nhà máy hóa chất Việt Trì, trên tổ hợp thiết bị điều chế xút và Clo có mức biên chế 33 công nhân vận hành sau 1 ca làm việc 8h thì sản lượng định mức các loại sản phẩm chính thu được là 148 tấn sút, 138 tấn Clo và 0,3 tấn Hydro.

Áp dụng công thức trên ta tính được Tngc cho 1 tấn mỗi loại sản phẩm như sau:

Chú ý: Với sản phẩm phụ chỉ tính chi phí lao động khi phải đầu tư thêm để thu hồi. i) Trường hợp đơn vị tính của Tdm và của Tthkhác nhau thì phải quy đổi bằng cách lấy Tdm nhân với mức sử dụng đối tượng lao động theo công thức: Tngc=Tdm.Mdt.

Mdt là mức sử dụng đối tượng lao động cho đơn vị sản phẩm.

Ví dụ: Công việc ép cọc thanh để làm pin ở nhà máy pin Văn Điển thực hiện trên máy ép có mức biên chế 13 công nhân vận hành. Sau 1 ca 8h ép được 450kg. Mức sử dụng bột than là 7kg/1000pin. Ta tính được Tngc cho việc ép cốc than là:

Chú ý: Thời gian tổn thất không được tính vào mức lao động tổng hợp là các loại thời

gian lãng phí kể cả thời gian ngừng việc không tránh được. Nhưng đối với những công nghệ sản xuất cho phép có tỷ lệ hàng hỏng thì tổn thất thời gian làm ra hàng hỏng ấy lại được tính vào mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm hàng hóa. Với công nghệ sản xuất có hàng hỏng cho phép ở nhiều công đoạn thì được tính tỷ lệ hỏng dồn. (Tỷ lệ này bằng hiệu giữa 100 sản phẩm làm ra ban đầu trừ số sản phẩm đúng quy cách cuối cùng như ở nhà máy sứ Hải Dương tỷ lệ hàng hỏng dồn cho phép ở các công đoạn tới 36%).

Một phần của tài liệu bài giảng môn Định mức lao động (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w