CHỤP ẢNH CÁ NHÂN NGÀY (CA) LÀM VIỆC 1, Khái niệm

Một phần của tài liệu bài giảng môn Định mức lao động (Trang 38)

Chụp ảnh thời gian làm việc là phương pháp khảo sát, nghiên cứu tất cả các loại hao phí thời gian của công nhân và thiết bị trong một thời gian nhất định. Nếu nghiên cứu thời gian làm việc của công nhân và thiết bị trong một ca làm việc gọi là chụp ảnh ngày làm việc. Còn nghiên cứu thời gian cần thiết để công nhân hoàn thành một công việc gọi là chụp ảnh quá trình làm việc.

A.2 Mục đích của chụp ảnh thời gian làm việc

Chụp ảnh thời gian làm việc nhằm mục đích sau đây :

- Xác định thời gian làm việc cần thiết và phát hiện các thời gian lãng phí để tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Thu thập tài liệu để nghiên cứu xây dựng mức và bản tiêu chuẩn định mức lao động.

- Phân tích tình hình thực hiện mức của công nhân, phát hiện những nguyên nhân hụt mức, vượt mức, tìm ra những mức lạc hậu, mức sai để kip thời điều chỉnh. - Nghiên cứu và phổ biến áp dụng kinh nghiệm của những công nhân tiên tiến

nhằm sử dụng hợp lý thời gian làm việc, nâng cao năng suất lao động.

- Thu thập tài liệu ban đầu để nghiên cứu cải tiến tổ chức lao động, cải tiến tổ chức sản xuất (cải tiến việc bố trí dây chuyền sản xuất, bố trí nơi làm việc, bố trí công nhân, tổ chức phục vụ nơi làm việc…).

I. CHỤP ẢNH CÁ NHÂN NGÀY (CA) LÀM VIỆC1, Khái niệm 1, Khái niệm

Chụp ảnh cá nhân ngày làm việc là phương pháp khảo sát, nghiên cứu toàn bộ thời gian hao phí hoạt động của một công nhân trong suốt ca làm việc.

1.2 Trình tự tiến hành

Gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn chuẩn bị khảo sát Giai đoạn khảo sát

Giai đoạn tổng hợp tái liệu

Bài tập 15: Do tình hình về điều kiện thực tế làm việc và theo yêu cầu hợp lý, tiên tiến trong quá trình thực hiện công việc, dự kiến định mức thời gian hao phí dự kiến định

- Khắc phục 50% thời gian lãng phí để tăng thời gian tác nghiệp định mức.

- Khắc phục 50% thời gian lãng phí để tăng các loại thời gian chuẩn kết, phục vụ, nghỉ ngơi.

- Theo cơ cấu thực tế khảo sát.

Tính Mtg, Msl ca làm việc. Biết qua tài liệu bấm giờ thu được ttn = 6 phút/sản phẩm.

1.3 ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM

1.3.1 ƯU ĐIỂM:

Phương pháp này theo dõi tỷ mỷ, cụ thể mọi hoạt động của công nhân nên số liệu thu được rất chính xác.

1.3.2 NHƯỢC ĐIỂM:

Hiệu suất công tác không lớn vì người quan sát chỉ theo dõi được 1 công nhân.

Một phần của tài liệu bài giảng môn Định mức lao động (Trang 38)